Bên cạnh đánh thức ý thức và hướng khách hàng mục tiêu về sản phẩm dịch vụ, hay hình ảnh của tổ chức, thì sức mạnh của PR còn gia tăng ảnh hưởng, đặt nền móng hình ảnh tổ chức trong tâm trí của khách hàng tiềm năng và các nguồn khách hàng khác. Những người này hoặc biết được thông qua các hoạt động PR trực tiếp hoặc gián tiếp và vô tình.
Nếu một ngày nào đó bạn thấy hay nghe rằng ai đó nói như vầy: “cái này tốt đó, lấy nó đi, thật không gì tốt bằng, tôi đã sài nó rồi, tôi vừa mới đọc trên tạp chí, nó hay đấy, sài thử đi, ồ thật là hay, tôi phải về mua ngay” v.v, thì đó chính là hiệu quả của PR mang lại. Hoạt động PR hiệu quả, chính là làm cho khách hàng ý thức và nhớ đến sản phẩm dịch vụ hay hình ảnh tổ chức khi họ có nhu cầu liên quan về nó.
Chính vì tâm lý khách hàng sẽ nhớ những hình ảnh, ấn tượng ban đầu hoặc sau cùng, nên hoạt động PR phải luôn cẩn thận và đồng nhất trong thông điệp, nhằm giúp loại khách hàng này có ấn tượng tốt nhất khi họ thử sử dụng lần đầu. Hãy coi trọng và chăm sóc họ như mọi khách hàng khác sẽ giúp họ có thêm lòng tin và trở thành khách hàng trung thành. Bởi vì tâm lý sử dụng lần đầu của khách hàng loại này họ thường có lòng nghi ngờ rất cao, nếu gặp một chút quan ngại, họ sẽ cảm thấy khó chịu vì quyết định của họ không đúng, là sai lầm, và họ cảm thấy mất mặt khi ai đó hỏi thăm hay nhìn họ rằng anh không là người sành điệu.
Nổi bật hơn, khách hàng chính là đối thủ cạnh tranh. Sức mạnh của PR càng mạnh và khéo bao nhiêu họ sẽ kính phục và hợp tác với chúng ta bấy nhiêu. Hãy làm cho đối thủ cảm thấy giảm bớt áp lực cạnh tranh về doanh thu thị phần, sự căng thẳng về suy nghĩ tiêu cực rằng họ sẽ bị hất khỏi thị trường, hay bị thôn tính. Họ sẽ cảm thấy dần thích thú và hợp tác, mở rộng kinh doanh và chia sẻ thị phần, nếu thực hiện tốt PR. Bạn nghĩ xem, có nhiều đối thủ bao nhiêu chúng ta càng khó khăn bấy nhiêu. Hãy cùng họ trở thành đối tác, thành viên hữu nghị trong ngành bấy nhiêu. Nếu trong một ngành, tại các cuộc họp chuyên ngành, chính ban lãnh đạo, những người đại diện của tổ chức cũng cảm thấy căng thẳng, áp lực và không dễ chịu khi gặp mặt đối thủ, thì tương lai khó có sự hợp tác tốt. Huống chi là sự phân biệt, cách nhìn nhận và hành vi không tốt giữa các nhân viên, khách hàng, đối tác lẫn nhau vì lợi thế hay lợi ích khác nhau giữa các tổ chức cạnh tranh.
Thông qua hợp tác cùng đối thủ, cả hai bên sẽ được lợi ích từ nhân lực nòng cốt, kỹ thuật công nghệ, quy trình, phương pháp quản lý, hệ thống phân phối, khách hàng, thị phần và nhiều lợi ích khác nữa.
Vì vậy, mục đích của sức mạnh PR chính là sự lan tỏa rộng trong những thông điệp đồng nhất bằng sự hiểu biết và sự trải nghiệm của khách hàng luôn đúng như mong đợi, thậm chí vượt xa hơn niềm tin trong họ. Đó chính là điều mà PR cần nên lưu ý và thực hiện tốt hơn.