CHIẾN THUẬT (Tactics)

Một phần của tài liệu Pr-la-song (Trang 72 - 76)

Trong một trận đánh, một đội quân nhỏ có thể thắng một đoàn quân lớn, lịch sử đã chứng minh điều này. Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, ai khéo xử dụng chiến thuật, người đó tất thắng.

Chiến thuật PR, dựa vào chiến lược marketing, chiến lược dài hạn của tổ chức, có thể độc lập và tự do sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy nó thực sự cần phải sáng tạo, linh động và hiệu quả. Nói cách khác, trong một chương trình PR, các chiến thuật sử dụng luôn phải đạt mục tiêu là biết làm thế nào để chiếm lấy cảm tình của khách hàng mục tiêu. Các chiến thuật này có thể đến từ mỗi cá nhân làm PR hay từ các công cụ PR hỗ trợ trong chương trình.

Thông thường, mỗi người có những quan điểm khác nhau, người thích cái này, trong khi người khác lại ghét cái đó. Chiến thuật của PR chính là làm sao dung hòa và làm cho họ hiểu được thông điệp, mục tiêu của chương trình đưa ra.

Việc định vị hình ảnh của sản phẩm dịch vụ, hay tổ chức như thế nào trong thời gian nào, ở cấp độ nào cũng là chiến thuật mà PR phải lưu ý tới. Nhằm làm cho đối tượng mục tiêu biết đến, cảm nhận và ấn tượng tới nó.

Vậy làm thế nào để biết và vạch ra những chiến thuật tốt và hiệu quả? Điều đó phụ thuộc vào người làm PR. Tùy theo thời gian, không gian, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà vạch ra chiến thuật. Tuy nhiên, bất cứ tổ chức nào hay người làm PR nào cũng phải nhớ và cố gắng hết mình để thực hiện mục tiêu đã đề ra, trong đó nguyên tắc CAR nên được lưu ý hơn cả.

Theo lẽ thường, tâm lý con người luôn thay đổi, nhưng xu hướng nhu cầu chung của họ vẫn như sơ đồ nhu cầu của Maslow. Vì vậy để tận dụng tốt các chiến thuật thì việc nghiên cứu kỹ về nó và áp dụng linh động theo tình hình thực tế là một điều nên làm.

Theo bình thường, chiến thuật được hiểu là những phương pháp hay những cái cách mà ai đó đã cân nhắc kỹ lưỡng vạch ra và thực hiện một cách khéo léo nhằm đạt được mục đích cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây, chiến thuật PR thường mang tính ngắn hạn vì mục tiêu dài hạn hay sứ mệnh PR là phát triển bền vững thương hiệu của tổ chức. Do vậy chiến thuật có thể trong thời điểm này thì tốt và hợp với tổ chức đó, nhưng không hợp trong thời điểm khác hay tổ chức khác, đừng áp dụng cứng ngắc một chiến thuật nào cả.

Trong thời đại xa lộ thông tin, thời của công nghệ, nền văn minh tri thức, người ta luôn cập nhật thông tin chọn lọc và sử dụng nó. Do vậy PR phải thực sự là công cụ hữu ích cung cấp thông tin chất lượng cho đối tượng mục tiêu, nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chiến thuật là phân bổ thông tin sao cho hợp lý để từng loại đối tượng mục tiêu có nó một cách nhanh chóng và yêu thích nó. Tuy vậy, vì đạt hiệu quả cao, nên PR cần phải biết tính đến chiến thuật lưu chuyển, tiếp nhận và xử lý hiệu quả do nó tạo nên, nếu không nó sẽ tạo nên hiệu ứng ngược. Chẳng hạn, thông tin bạn cung cấp cho giới truyền thông về sản phẩm của bạn thuộc loại “hot” trong khi quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ chưa sẵn sàng đáp ứng như thông tin đưa ra là cam kết cung cấp chu đáo và đầy đủ. Điều đó dễ tạo sự phẫn nộ, không hài lòng vì khách hàng nghĩ rằng công ty nói quá sự thật, hoặc lừa dối không tôn trọng khách hàng. Liệu lần sau, họ còn dám tin vào thông tin PR đưa ra hay không?

thua thì vẫn an toàn. Có nghĩa là, tấn công và phòng vệ luôn là hai mặt mà chiến thuật cần phải quan tâm khi thực hiện. Lưu ý điều này, nhằm tránh các thất bại xảy ra do khách quan hoặc do bẫy của đối thủ cạnh tranh giăng ra mà PR không đủ khả năng chống đỡ hay lường trước được.

Mỗi tổ chức có chiến lược chính để phát triển. Bất cứ giá nào, các chiến thuật mà PR thực hiện phải hạn chế tối đa không để hậu quả gây tác hại chung cho chiến lược đó. Nó phải tương thích, phù hợp và hài hòa. Nó phải được cân nhắc và chọn lựa cẩn thận và được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt trong kinh doanh, nhằm tránh gây tổn hại đến các yếu tố khác trong

marketing mix. Chẳng hạn không vì phát triển một kênh phân phấn phối ở đại lý trong nội thành mà ảnh hưởng đến phúc lợi, chính sách huê hồng của các đại lý ngoại thành v.v vì về lâu dài, việc phát triển của hàng loạt các kênh phân phối ngoại thành sẽ thực sự là vệ tinh tốt trong sự phát triển của một tổ chức đó, thay vì chỉ dựa vào một và chỉ một kênh phân phối nội thành, nó dễ bị dối thủ thôn tính hoặc bị yêu sách v.v.

Thường thì, trong một ngày, con người tiếp nhận rất nhiều thông tin từ báo chí, internet, sách vở, hàng xóm, bạn bè, người thân, gia đình, đồng nghiệp, trong nhà, ngoài đượng v.v, nên người ta dễ quên ngay những gì người ta mới tiếp nhận mà không ấn tượng. Do vậy, chiến thuật của PR chính là quá trình chuẩn bị các bước làm sao đối tượng mục tiêu có thể ghi nhớ và yêu nó ngay khi tiếp nhận thông tin. Do vậy, chiến thuật lặp đi lặp lại một thông điệp và kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sẽ hữu ích hơn. Ngoài ra, chiến thuật lôi kéo hay thúc đẩy cũng giúp cho tâm lý khách hàng luôn tươi mới và dễ dàng tiếp thu thông điệp của doanh nghiệp. Chiến thuật du kích cũng sẽ khá hay, nếu khéo léo sử dụng. Điều này sẽ luôn mang những ngạc nhiên trong tâm trí khách hàng, và khiến họ yêu mến thương hiệu của tổ chức hơn.

Chiến thuật thật sự rất đa dạng, và khó có thể mô tả nó hết bằng lời, vì nó phụ thuộc vào người nghĩ ra, sử dụng, và đối tượng mục tiêu nhắm đến trong không gian, thời gian và các nhân tố khác nhau. Tuy vậy trong kinh doanh, chiến thuật có thể nghĩ tới là xác định đâu là chiến thuật chính, trong đó sẽ lại chiến thuật gì, tâm lý, điều kiện của từng nhân tố ảnh hưởng như thế nào, đâu là lúc và điểm xuất phát. Tất cả những điều đó làm cho cả một quy trình, chiến thuật, thực hiện được bài bản và suôn sẻ. Ý thức khách hàng sẽ được đánh thức và ghi nhớ nhanh chóng thông điệp mà tổ chức đưa ra. Ví dụ, liệt kê danh sách các nhà truyền thông, nhóm thính giá của họ như thế

nào, thời gian có thể quảng bá thông tin v.v cũng là những bước cơ bản trong chiến thuật đưa thông tin đến nhóm công chúng mục tiêu nhanh nhất và hiệu quả.

Tiên phong cũng là một chiến thuật. Người tiên phong lúc nào cũng đứng mũi chịu sào, gặp nhiều khó khăn, nhưng luôn được ưu tiên trong truyền thông và có ảnh hưởng đến với cộng đồng lơn. Chẳng hạn như tổ chức tiên phong sáng tạo những sản phẩm dịch vụ mới, thị trường mới, nhằm giúp gia tăng thị phần và khẳng định tên tuổi tổ chức. Tiên phong cũng là những phương cách, phát minh sáng chế, giải pháp trong việc tạo ra một thị trường mới với những nhu cầu mới, và gìn giữ sự phát triển bền vững giữa doanh nghiệp, thị trường và các nhóm đối tượng mục tiêu khác.

Trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh doanh nghiệp, việc thu hút nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao như thế nào cũng là chiến thuật của PR. Ngoài việc nó bổ sung và nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức mà còn giương cao vị thế doanh nghiệp trong việc tạo nên niềm tin ấn tượng của khách hàng và đối tượng mục tiêu khác. Việc hoạch định và chỉ ra các cơ hội, thách thức, phúc lợi, chính sách của tổ chức là chiến thuật cơ bản mà PR thường có và sáng tạo sử dụng trong vấn đề nhân lực.v.v

Chiến thuật của PR còn là những phương pháp làm giảm xung đột, gia tăng sự yêu mến của các đối tượng mục tiêu, thu hút nhà đầu tư, hợp tác với đối thủ và củng cố vị thế của mình trên thị trường.

Việc kết hợp và sử dụng các yếu tố thuộc nhiều lĩnh vực như chính trị, kỹ thuật, kinh tế, tâm lý, con người, văn hóa, phong tục truyền thống một cách hợp lý trong các hoạt động PR cũng chính là chiến thuật mà PR phải quan tâm. Ngoài ra, việc phân tích SWOT trong công việc với các vấn đề liên quan đếm ngân sách, nhân lực, môi trường và các yếu tố ảnh hưởng khác cũng là một chiến thuật nhằm phân bổ và điều tiết hoạt động một cách hợp lý và hiệu quả.

Trong đàm phán cũng cần đến chiến thuật, cái mà PR đã đi trước một bước, và trong quá trình đàm phán, làm cho đối phương hiểu chúng ta hơn và biết được mong muốn của chúng ta là như thế nào nhằm giúp họ có cái nhìn thiện cảm và chấp nhận điều kiện của chúng ta. Làm sao kết hợp tốt giữa các loại nghệ thuật, chiến thuật khác nhau, tình trạng và môi trường làm việc với nhau để giúp cho ta đạt hiệu quả cao trong đàm phán, đó cũng là

chiến thuật. Nó cũng chính là việc khéo vận dụng kiến thức chung và trình độ chuyên môn cùng các kỹ năng giao tế chuyên nghiệp mà người đại diện doanh nghiệp thực hiện trong đàm phán giao dịch.

Chiến thuật còn thể hiện sự tiết kiệm ngân sách, thời gian, nguồn lực và các yếu tố khác trong hoạt động PR hiệu quả. Chiến thuật mà người làm PR cần phải nghĩ tới là làm sao đạt được mục tiêu, xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững, và thích hợp với chiến lược lâu dài và khả năng của tổ chức, dù trong bất cứ tình huống nào.

Một phần của tài liệu Pr-la-song (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)