8. Cấu trúc của luận án:
1.4.2 Dạy học phát triển năng lực
1.4.2.1 Năng lực và sự phát triển năng lực
Định nghĩa năng lực theo Chương trình GDPT 2018, CTTT [10] đây là một trong những định nghĩa đầy đủ, toàn diện và phản ánh rõ ràng nhất bản chất của khái niệm năng lực. Từ định nghĩa này, có thể rút ra ba dấu hiệu của năng lực gồm (1). Sự kết hợp giữa tố chất sẵn có với quá trình học tập, rèn luyện; (2). Sự huy động kiến thức, kĩ năng và hứng thú, niềm tin,…thực hiện thành công hoạt động; (3). Hình thành và phát triển qua hoạt động, thể hiện ở hiệu quả của hoạt động.
Để hình thành và phát triển năng lực, cần phải hiểu rõ loại hoạt động của năng lực; có được những kiến thức, kĩ năng, hứng thú và niềm tin liên quan tới loại hoạt động làm cơ sở để phát triển năng lực; và luyện tập, thực hành, tham gia vào hoạt động trên cơ sở hiểu biết về hoạt động, huy động tối đa kiến thức, kĩ năng, hứng thú và niềm tin có liên quan, với sự nỗ lực và kiên trì, hướng mục tiêu của người học.
Như vậy, việc hình thành và phát triển năng lực có thể diễn ra qua ba bước (1). Nhận thức về hoạt động; (2). Thực hành hoạt động; (3). Đánh giá và điều chỉnh hoạt động. Trong đó, bước 2 và 3 được tiến hành thường xuyên và liên tục, đảm bảo sự phát triển của năng lực từ cấp độ thấp lên cấp độ cao. Có thể mô tả quá trình hình thành và phát triển năng lực như Hình 1.2
Hình 1.2: Tiến trình phát triển năng lực
1.4.2.2 Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực
Trên cơ sở phân tích Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan [1], [10], [20], [21], [28], [29] có thể rút ra những đặc điểm của dạy học phát triển năng lực như sau:
+ Hệ thống năng lực được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, đây như là kết quả đầu ra của chương trình đào tạo và được mô tả dưới dạng yêu cầu cần đạt ở cuối mỗi cấp học. Đối với dạy học bộ môn, các năng lực cần hình thành và phát triển bao gồm các năng lực chung cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học đó.
+ Yêu cầu cần đạt về năng lực bộ môn được thể hiện trong chủ đề, nội dung dạy học và những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng của từng mạch nội dung. Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, nội dung dạy học cấu trúc thành các chủ đề tích hợp, gắn với thực tiễn.
+ Hoạt động dạy học trong chương trình định hướng phát triển năng lực, chú trọng vào hành động, trải nghiệm; tăng cường thí nghiệm và thực hành; đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết nối kiến thức học tập ở trường với thực tiễn đời sống; phát huy tối đa lợi thế của một số phương pháp, kỹ
thuật dạy học tích cực trong vai trò hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của người học.
+ Trong chương trình định hướng phát triển năng lực đánh giá là thành phần được tích hợp ngay trong quá trình dạy học. Đánh giá dựa trên tiêu chí, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá xác thực. Hoạt động đánh giá giúp cho người học thấy rõ mức độ đạt được của bản thân so với yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, năng lực, từ đó để có hướng điều chỉnh hoạt động học tập. Đồng thời cũng giúp người dạy thấy rõ mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, năng lực của người học ở từng thời điểm để có kế hoạch dạy học phù hợp tới từng cá nhân.
+ Mỗi bài học, mỗi hoạt động giáo dục đều góp phần hình thành và phát triển một, một số, một vài yêu cầu cần đạt của năng lực, phẩm chất. Nội dung này cần được thể hiện tường minh trong mục tiêu của bài học, hoạt động giáo dục. Như vậy, đối với mỗi hoạt động dạy học phải thể hiện rõ vai trò của hoạt động để đáp ứng được yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất như thế nào.
+ Năng lực, phẩm chất được hình thành và phát triển theo thời gian, đạt được từng cấp độ từ thấp đến cao. Để hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, cần nhận thức đầy đủ về năng lực, về hành động và trải nghiệm có ý thức, nỗ lực và kiên trì trong các bối cảnh cụ thể đòi hỏi phải thể hiện từng năng lực, phẩm chất, trong mỗi bài học, hoạt động giáo dục. Sự khác biệt về năng lực, phẩm chất của người học chỉ có thể bộc lộ rõ ràng sau mỗi giai đoạn học tập nhất định.
Dạy học phát triển năng lực có nhiều thay đổi so với dạy học tiếp cận nội dung. Theo Griffil & Smith (1997), sự chuyển dịch từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực được thể hiện ở bảng 1.5
Bảng 1.5: So sánh dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực
Tiếp cận NỘI DUNG Tiếp cận NĂNG LỰC
Người TRUYỀN THỤ Vai trò GV Người THÚC ĐẨY Hướng dẫn của giáo viên Quan tâm Sự sẵn sàng của người học Chủ yếu từ sách giáo khoa Học liệu Từ nhiều nguồn
Chậm và định kì Phản hồi Kịp thời, liên tục So sánh giữa các học sinh Đánh giá So sánh với tiêu chí Theo sự điều khiển của giáo viên Việc học Khám phá, lập luận, GQVĐ Theo quá trình học tập đã định trước Người học Độc lập, trách nhiệm, tự giám sát
Điểm số, xếp hạng Báo cáo Mô tả hạn chế, sự tiến bộ của HS