Một số con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc. (Trang 58 - 60)

8. Cấu trúc của luận án:

1.4.5 Một số con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc trong dạy học tin học

Có thể có nhiều con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc trong dạy học môn Tin học, nhưng trong khuôn khổ luận án chỉ tập trung làm rõ 03 con đường cơ bản nhất để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cụ thể như sau:

(1) Thông qua bài dạy tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT.

Để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT thì môn Tin học là môn học cốt lõi, thông qua học tập môn Tin học, học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng về CNTT&TT. Do đó cần thiết phải có hệ thống bài dạy môn

Tin học định hướng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, để học sinh nhanh chóng đạt được mục tiêu kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động CNTT&TT. Thông qua các bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT là con đường cơ bản để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

(2) Thông qua dạy học tích hợp, gắn với bối cảnh thực tiễn

Hoạt động phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học tin học cho học sinh DBĐH dân tộc được thực hiện trong thời gian bồi dưỡng DBĐH, với hai hoạt động chính là hoạt động dạy và hoạt động học. Đối tượng học sinh DBĐH dân tộc đã được học môn Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông, tuy nhiên kiến thức về Tin học còn rời rạc, khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn còn yếu. Do đó cần thiết phải tổ chức dạy học tích hợp, gắn với bối cảnh thực tiễn cho học sinh DBĐH dân tộc để học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và thực tiễn. Như vậy dạy học Tin học theo quan điểm tích hợp, gắn với bối cảnh thực tiễn là con đường quan trọng để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

(3) Thông qua dự án trong học tập.

Luật Giáo dục có yêu cầu về phương pháp giáo dục [44]: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Như vậy để đạt được yêu cầu về phương pháp giáo dục thì phải căn cứ vào đối tượng học sinh, phương tiện, CSVC-TB phục vụ dạy học để lựa chọn phương pháp tối ưu trong dạy học. Với đặc thù của học sinh các trường DBĐH dân tộc là 100% ở nội trú, do đó sẽ thuận lợi cho làm việc theo nhóm, thúc đẩy, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập. Việc triển khai các dự án học tập sẽ thúc đẩy

học sinh sáng tạo, vận dụng các kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT&TT để thực hiện, kết quả là sản phẩm giải quyết một tình huống trong thực tiễn. Như vậy thông qua dự án học tập là con đường sáng tạo để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc. (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(169 trang)
w