8. Cấu trúc của luận án:
3.1.2. Kết quả kiểm nghiệm
3.1.2.1. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả kiểm định độ tin cậy số liệu đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc bằng phần mềm SPSS thể hiện qua bảng 3.1 và bảng 3.2
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha tính cần thiết của các biện pháp
Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .922 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted 1. Thiết kế bài dạy môn Tin học
phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT
7.3200 1.310 .856 .916
2. Dạy học Tin học gắn với bối
cảnh thực tiễn 7.5200 .843 .858 .909
3. Tổ chức dạy học Tin học theo
dự án học tập 7.4000 1.000 .908 .833
Bảng 3.2: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính cần thiết của các biện pháp
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .748 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 61.159
df 3
Sig. .000
Giá trị Cronbach Alpha là 0.922 thoả mãn điều kiện lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item - Total Correlation) của cả 3 biến đều có giá trị lớn hơn 0,3; giá trị Cronbach Alpha nếu biến bị xoá đi (Cronbach Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng nên dữ liệu thu thập
có độ tin cậy, không biến nào bị loại bỏ. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy, hệ số KMO là 0.748 lớn hơn 0.5; giá trị Sig là 0.00 nhỏ hơn 0.05. Như vậy kết quả phân tích Cronbach Alpha và EFA cho thấy, dữ liệu ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc là có ý nghĩa thống kê.
Tổng hợp kết quả đánh giá thể hiện qua biểu đồ:
BP1 BP2 BP3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
TÍNH CẦN THIẾT CỦA CÁC BIỆN PHÁP
Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Biểu đồ 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả thể hiện qua biểu đồ 3.1 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá của giáo viên môn Tin học đều cho rằng ba biện pháp luận án đề xuất là rất cần thiết. Trong đó:
Biện pháp 1: “Thiết kế bài dạy môn Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT” có 80.0% ý kiến đánh giá ở mức “rất cần thiết”; 20% ý kiến đánh giá ở mức “cần thiết”, không có ý đánh giá ở mức “không cần thiết” và “ít cần thiết”. Kết quả cho thấy có sự nhất trí cao của giáo viên môn Tin học về sự cần thiết của biện pháp. Điều này cũng khẳng định tầm quan trọng của
việc thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Biện pháp 2: “Dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn” có 68.0% ý kiến đánh giá ở mức “rất cần thiết”, 24% ý kiến đánh giá ở mức “cần thiết” và 8% ý kiến đánh giá ở mức “ít cần thiết”, không có ý kiến đánh giá ở mức “không cần thiết”. Kết quả cho thấy đưa ngữ cảnh các môn học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH vào dạy học môn Tin học là phù hợp để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Biện pháp 3: “Tổ chức dạy học Tin học theo dự án học tập” có 76.0% ý kiến đánh giá ở mức “rất cần thiết”; 20% ý kiến đánh giá ở mức “cần thiết”; 4% ý kiến đánh giá ở mức “ít cần thiết”. Với đặc điểm học sinh DBĐH dân tộc ở nội trú tại trường, đặc điểm môn Tin học thì có đến 96% giáo viên môn Tin học đánh giá ở mức độ “cần thiết” trở lên, như vậy việc đa dạng hóa hình thức giảng dạy, học tập thông qua việc triển khai thực hiện các dự án học tập trong dạy học môn Tin học sẽ phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
3.1.2.2. Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
Kết quả kiểm định độ tin cậy số liệu đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc bằng phần mềm SPSS thể hiện qua bảng 3.3 và bảng 3.4
Bảng 3.3: Kết quả kiểm định Cronbach Alpha về tính khả thi của các biện pháp Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .928 3 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted 1. Thiết kế bài dạy
môn Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT 7.6800 .477 .923 .839 2. Dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn 7.6400 .573 .816 .930 3. Tổ chức dạy học Tin học theo dự án học tập 7.7200 .460 .843 .913
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA về tính khả thi của các biện pháp
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .704 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 59.707
df 3
Sig. .000
Giá trị Cronbach Alpha là 0.896 thoả mãn điều kiện lớn hơn 0.6; hệ số tương quan biến-tổng (Corrected Item - Total Correlation) của cả 3 biến đều có giá trị lớn hơn 0.3; giá trị Cronbach Alpha nếu biến bị xoá đi (Cronbach Alpha if Item Deleted) đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng nên dữ liệu thu thập có độ tin cậy, không biến nào bị loại bỏ. Kết quả phân tích EFA cho thấy, hệ số KMO là 0.704 lớn hơn 0.5; giá trị Sig là 0.00 nhỏ hơn 0.05. Như vậy, kết quả phân tích Cronbach Alpha và EFA cho thấy, dữ liệu ý kiến chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc là có ý nghĩa thống kê.
Tổng hợp kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua biểu đồ sau:
BP1 BP2 BP3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi
Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp
Kết quả thể hiện qua biểu đồ 3.1 cho thấy, đa số các ý kiến đánh giá của giáo viên môn Tin học đều cho rằng ba biện pháp luận án đề xuất là rất khả thi. Trong đó:
Biện pháp 1: Có 84% ý kiến đánh giá ở mức “rất khả thi”; 16% ý kiến cho rằng “khả thi”. Như vậy giáo viên môn Tin học thống nhất cao về tính khả thi bài dạy học môn Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Biện pháp 2: Có 88% ý kiến đánh giá ở mức “rất khả thi”, 12% ý kiến đánh giá ở mức “khả thi”, không có ý kiến đánh giá ở mức “ít khả thi” và “không khả thi”. Kết quả cho thấy việc đưa ngữ cảnh các môn học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH vào dạy học môn Tin học sẽ rất khả thi để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Biện pháp 3: Có 80.0% ý kiến đánh giá ở mức “rất khả thi; 20% ý kiến đánh giá ở “mức khả thi”, không có ý kiến đánh giá ở mức “ít khả thi” và
“không khả thi”. Với đặc điểm học sinh DBĐH dân tộc ở nội trú tại trường, kết quả đánh giá cho thấy đa số giáo viên môn Tin học lựa chọn cho thấy mức độ “khả thi” trở lên, việc triển khai các dự án học tập trong dạy học môn Tin học sẽ rất khả thi để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Như vậy, từ số liệu về kết quả đánh giá của giáo viên môn Tin học cho thấy tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đều được đánh giá rất cao.