8. Cấu trúc của luận án:
2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng
năng lực sử dụng CNTT&TT để tiếp tục học tập trong môi trường giáo dục đại học và trong thực tiễn cuộc sống, đồng thời phải phù hợp với thời gian thực học tại trường DBĐH dân tộc mang tính khả thi cao.
2.2.2.5 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển
Căn cứ trên cơ sở lý luận của đề tài, kế thừa những biện pháp phát triển năng lực của học sinh, dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng môn Tin học mà học sinh đã tích lũy được ở bậc học phổ thông, để xây dựng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
2.2.2.6 Đảm bảo tính hiện đại
Các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đảm bảo tính cập nhật với những thành tựu mới của CNTT&TT, đồng thời linh hoạt, mềm dẻo, có hướng mở để học sinh có nền tảng căn bản nhất đảm bảo thích ứng được với chương trình học tập, nghiên cứu của các ngành học khác nhau ở đại học.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỬ DỤNGCNTT&TT TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DBĐH DÂN TỘC CNTT&TT TRONG DẠY HỌC TIN HỌC CHO HỌC SINH DBĐH DÂN TỘC
2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sửdụng CNTT&TT dụng CNTT&TT
2.3.1.1. Mục đích của biện pháp
Việc chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học được coi là tư tưởng đổi mới cốt lõi trong giáo dục hiện nay. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, chuyển đổi được dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học là nhiệm vụ và giải pháp cốt lõi.
Như vậy để thực hiện được yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh thì cần phải có bài dạy phát triển năng lực nói chung. Cụ thể với phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT thì cần thiết phải có bài dạy Tin học định hướng phát triển năng lực này cho học sinh. Trong bài dạy học Tin học phải được tổ chức các hoạt động hướng vào để phát triển các năng lực thành phần theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng. Trên cơ sở đó giáo viên môn Tin học ở các trường DBĐH dân tộc có thể triển khai hoạt động dạy học, giúp học sinh nhanh phát triển được năng lực sử dụng CNTT&TT theo yêu cầu.
2.3.1.2. Nội dung của biện pháp
Nội dung trọng tâm của biện pháp là thiết kế bài dạy Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, đề xuất giáo án của một số chủ đề môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH. Trên cơ sở những tiêu chí, biểu hiện, năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh, giáo viên thiết kế bài dạy tin học đáp ứng được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, các tiêu chí năng lực để từng bước đạt được mức độ cao nhất các tiêu chí của năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc.
- Thiết kế bài dạy tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT:
Môn tin học chủ yếu có hai bài dạy cơ bản là bài dạy lý thuyết/kiến thức và bài dạy thực hành/kỹ năng. Hoạt động học tập được xây dựng trên cơ sở hoạt động tương tác của học sinh, do đó cần có các nhiệm vụ học tập cụ thể để học sinh nhanh chóng tiếp thu được kiến thức, đồng thời rèn luyện được kỹ năng thực hành. Căn cứ nội dung chương trình bồi dưỡng DBĐH môn Tin học, giáo án dạy học môn Tin học chia làm hai loại: Bài dạy lý thuyết và bài dạy thực hành.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp các tài liệu: Hướng dẫn dạy học môn Tin học trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới [21];
Dạy học phát triển năng lực công nghệ trung học phổ thông [28], có thể đề xuất thiết kế bài dạy học tin học lý thuyết và thực hành phù hợp với nội dung chương trình bồi dưỡng DBĐH. Quá trình thiết kế bài dạy có thể được thực hiện theo các bước trong hình dưới đây:
Hình 2.1. Tiến trình thiết kế bài dạy
Đối với bài dạy lý thuyết:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
a) Mục tiêu bài học Tin học
Mục tiêu bài học Tin học là nội dung mô tả những gì học sinh cần phải đạt được sau bài dạy. Đây là nội dung cần xác định đầu tiên trong tiến trình thiết kế bài học Tin học. Trên cơ sở đó, các nội dung khác của kế hoạch bài dạy mới được xác định. Trong dạy học Tin học phát triển năng lực và phẩm chất, mục tiêu bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện đầy đủ các nội dung của mục tiêu dạy học bao gồm: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng và mục tiêu phát triển năng lực.
- Bám sát yêu cầu của nội dung dạy học Tin học, yêu cầu cần đạt của năng lực thành phần theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng.
NĂNG LỰC SỬ DỤNG CNTT&TT (Yêu cầu cần đạt)
- Đảm bảo tính cụ thể, chi tiết, rõ ràng, có thể đo lường và đánh giá được.
b) Tiến trình thiết kế mục tiêu bài học
* Phân tích và cụ thể hóa yêu cầu cần đạt
Yêu cầu cần đạt cho từng nội dung của môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH được thể hiện dưới dạng các kiến thức, kĩ năng tương ứng. Bên cạnh những yêu cầu cần đạt đã được xác định tường minh và rõ ràng (Ví dụ: Nêu được khái niệm của máy tính điện tử; vẽ được sơ cấu trúc và mô tả các thành phần của máy tính…), một số yêu cầu cần đạt được trình bày tương đối khái quát và chung cho một lớp đối tượng (Ví dụ: Sử dụng thành thạo các hàm thống kê cơ bản để tính toán; Thiết kế được các Slide theo hướng dẫn …) để đảm bảo tính mở của chương trình.
Khi chuyển hóa yêu cầu cần đạt thành mục tiêu bài học có thể thực hiện theo các bước sau:
- Nhận biết yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng.
- Chia nhỏ yêu cầu cần đạt lớn thành các yêu cầu cần đạt nhỏ hơn. - Cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt được trình bày tương đối khái quát và chung cho một lớp đối tượng.
- Viết mục tiêu kiến thức và kĩ năng cho bài học.
* Xác định mục tiêu phát triển năng lực cho bài học Tin học.
- Năng lực chung cốt lõi: Căn cứ vào đặc điểm nội dung bài học, xác định yêu cầu cần đạt cụ thể về năng lực chung cốt lõi góp phần phát triển. Mục tiêu phát triển năng lực chung cốt lõi được trình bày trên cơ sở Chương trình môn Tin học phổ thông, đề cương chi tiết môn Tin học trong chương trình bồi dưỡng DBĐH và ngữ cảnh nội dung bài học.
Về cơ bản, không nên đưa quá nhiều yêu cầu cần đạt phát triển năng lực chung cốt lõi cho mỗi bài học. Cần lựa chọn những yêu cầu cần đạt bài
học có ảnh hưởng và tác động nhiều nhất để đưa vào mục tiêu phát triển năng lực.
- Năng lực sử dụng CNTT&TT: Yêu cầu cần đạt của năng lực sử dụng CNTT&TT khi thiết kế bài học, cần tham chiếu đến năng lực thành phần trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT đã xây dựng với yêu cầu cần đạt đã được thể hiện trong mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài học.
Bước 2: Biên soạn nội dung dạy học
a) Nội dung dạy học
Nội dung dạy học diễn tả các tri thức về chủ đề dạy học. Trong dạy học phát triển năng lực, nội dung dạy học chính là chất liệu tổ chức các hoạt động dạy học để đạt được mục tiêu bài học. Nội dung dạy học cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính khoa học, cơ bản, thực tiễn và cập nhật.
- Kế thừa nội dung dạy học trong chương trình môn Tin học của giáo dục phổ thông hiện hành, thống nhất với nội dung chương trình môn Tin học ở trường DBĐH.
- Phù hợp với mục tiêu bài học.
b) Tiến trình biên soạn nội dung dạy học
* Hình thành cấu trúc nội dung dạy học:
- Trên cơ sở mục tiêu bài học, liệt kê các danh từ xuất hiện trong các mục tiêu, kết nhóm các danh từ có liên quan làm cơ sở đề xuất các nội dung cho bài học.
- Phân tích các động từ được sử dụng trong mục tiêu làm cơ sở đề xuất độ sâu, độ phức tạp của nội dung được đề cập, hay mức độ kĩ năng cần hình thành và phát triển cho học sinh.
* Biên soạn nội dung dạy học:
- Tìm kiếm các tài liệu có liên quan tới nội dung bài học. Lưu ý sự phù hợp về mức độ đã được đề cập trong bài học.
- Thể hiện nội dung bài học phù hợp với cấu trúc bài học thông qua việc sử dụng kênh chữ, kênh hình để mô tả.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá mức độ phù hợp với cấu trúc nội dung và các mô tả mức độ đề cập nội dung trong bài học, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học
Có nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. Để lựa chọn được phương pháp, kỹ thuật dạy học thích hợp, thường hay dựa vào nội dung và mục tiêu dạy học cụ thể như sau:
- Lựa chọn phương pháp dựa vào nội dung: Phân tích đặc điểm nội dung dạy học để lựa chọn phương pháp phù hợp. Với những nội dung mới, trừu tượng đối với học sinh, có thể phải diễn giải, minh họa trực quan để học sinh tiếp cận dễ dàng với kiến thức mới. Ví dụ: Khi mô tả các kiểu bố trí máy tính trong mạng, thì giáo viên phải diễn dải, minh hoạ bằng hình ảnh trực quan để học sinh thấy được kiểu bố trí theo đường thẳng, hình tròn, hình sao. Ngược lại, với những nội dung học tập gần gũi, có thể đàm thoại, khai thác những hiểu biết đã có của học sinh, hệ thống hóa và dẫn dắt tới kiến thức mới được đề cập trong bài học. Ví dụ: Khi dạy về các dạng thông tin, có thể đàm thoại, khai thác học sinh con người nhận thông tin bằng những hình thức nào? Có thể đọc, nghe, nhìn. Như vậy thông tin có 3 dạng là: Âm thanh, hình ảnh, văn bản.
- Lựa chọn phương pháp dựa vào mục tiêu: Mục tiêu bài học sử dụng động từ để miêu tả các cấp độ khác nhau của nhận thức. Ở cấp độ thấp như nêu được, thực hiện được, trình bày, kể tên…thì có thể sử dụng các phương pháp như thuyết trình, trực quan. Ở các cấp độ cao hơn như so sánh, diễn tả được, trình bày được, giải thích được, vận dụng, …có thể sử dụng các phương pháp học tập theo nhóm, dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy…
Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học Tin học
a) Hoạt động dạy học Tin học
- Mỗi hoạt động dạy học Tin học cần có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, kết nối và đồng bộ với mục tiêu chung của bài học.
- Cách thức tổ chức hoạt động phải phù hợp với mục tiêu, nội dung của hoạt động và phải đồng bộ với phương pháp, kĩ thuật dạy học đã lựa chọn.
- Thể hiện rõ nội dung kiến thức trọng tâm, hoạt động của giáo viên, hoạt động của học sinh và sự đồng bộ, hợp lí của hai hoạt động đó.
- Mô tả được cách thức đánh giá trong hoạt động dạy học, đảm bảo cho học sinh nhận thức được mức độ đạt được của bản thân so với mục tiêu bài học.
- Thể hiện đầy đủ, cụ thể thông tin về thời điểm và cách thức sử dụng phương tiện, các học liệu sử dụng trong bài học.
b) Tiến trình thiết kế hoạt động dạy học
- Đặt tên cho hoạt động: Tên của hoạt động dạy học cần được xác định cho chủ thể là học sinh. Do là hoạt động, nên tên của hoạt động dạy học thường được bắt đầu bằng động từ như: Tìm hiểu, khám phá, vận dụng, so sánh,...động từ được sử dụng trong hoạt động được lựa chọn trên cơ sở mục tiêu của hoạt động dạy học.
- Xác định mục tiêu của hoạt động: Mục tiêu của hoạt động được xác định dựa trên mục tiêu chung của bài học, trên cơ sở xem xét sự phối hợp đồng bộ với mục tiêu của các hoạt động dạy học khác trong bài dạy.
- Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thực hiện tương tự như lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học cho cả bài học đã trình bày tại bước 3.
- Chuẩn bị tư liệu, phiếu học tập: Tư liệu, phiếu học tập được xây dựng trên cơ sở các nhiệm vụ học tập và các phương pháp, kĩ thuật dạy học được lựa chọn sử dụng, đảm bảo hoạt động học tập phù hợp với học sinh, đạt được mục tiêu của hoạt động.
- Hoạt động đánh giá: Việc đánh giá trong mỗi hoạt động dạy học thể hiện tư tưởng đánh giá cả quá trình, vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Do đó, ở mỗi một thời điểm nhất định trong hoạt động dạy học, cần thường xuyên thu thập thông tin về tiến trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, kịp thời đưa ra các phản hồi cho học sinh biết, điều chỉnh hoạt động học để nhanh chóng hoàn thành mục tiêu hoạt động. Đối với đánh giá quá trình có thể được thực hiện thông qua quan sát, đặt câu hỏi, gợi ý, đưa ra các phản hồi…
Đối với bài dạy thực hành:
Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng, củng cố, ôn tập kiến thức, cũng như vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập thực hành và từng bước giải quyết các vấn đề thực tiễn. Do đó phần tiến trình dạy học thay đổi cho phù hợp như sau:
- Hoạt động 1: Nhiệm vụ học tập của học sinh là tìm hiểu các nội dung có liên quan đến kỹ năng cần thực hành, nội dung kiến thức đã học trong giờ học lý thuyết để thực hiện bài thực hành.
- Hoạt động 2: Học sinh quan sát, lắng nghe giáo viên thực hiện và giới thiệu các bước để thực hiện thao tác, mức độ cần đạt được về kỹ năng, những lỗi thường mắc phải khi thực hành để rút kinh nghiệm.
- Hoạt động 3: Học sinh thực hiện tuần tự các theo các bước đã quan sát được, làm đi làm lại cho thuần thục. Sử dụng những kỹ năng đã luyện tập thuần thục trong các tình huống, yêu cầu khác nhau.
- Hoạt động 4: Vận dụng kỹ năng tổng hợp thực hiện bài tập thực hành có yêu cầu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên hệ thống hoá lại nội dung kiến thức của phần lý thuyết đã học; Học sinh lắng nghe.
Bước 2: Giáo viên làm mẫu nội dung thực hành chi tiết cụ thể các bước, nêu các lỗi thường gặp; Học sinh chú ý thực hiện làm theo.
Bước 3: Học sinh thực hiện tuần tự các bước đã quan sát được cho thuần thục; Giáo viên theo dõi, hướng dẫn hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Học sinh sử dụng những kỹ năng đã luyện tập để thực hành trong các tình huống, yêu cầu khác nhau.
Bước 5: Học sinh vận dụng kỹ năng tổng hợp để thực hiện bài thực hành cơ bản, nâng cao; Giáo viên quan sát, hướng dẫn, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Khi học sinh thực hiện hoạt động 4 giáo viên cần có những tiêu chí đánh giá cụ thể. Đánh giá đúng hiệu quả thực hiện hoạt động học tập của học sinh để có những điều chỉnh, hướng dẫn phù hợp giúp nhanh chóng đạt được