8. Cấu trúc của luận án:
1.5.3 Kết luận về thực trạng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT
CNTT&TT trong dạy học Tin học của học sinh DBĐH dân tộc
1.5.3.1 Đánh giá mặt tích cực trong việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc
- Học sinh DBĐH dân tộc đã được học môn Tin học tại trường phổ thông nên cơ bản được tiếp xúc, sử dụng máy vi tính và một số các thiết bị CNTT&TT trong quá trình học tập.
- Nhận thức đúng đắn của giáo viên và học sinh DBĐH dân tộc về năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực quan trọng, thiết yếu cần phải trang bị cho học sinh.
- Các con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc cơ bản là đồng bộ.
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, công nghệ dạy học, tiến trình đẩy nhanh chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay, đã thúc đẩy việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
- Quá trình học tập, rèn luyện ở trường DBĐH dân tộc là môi trường nội trú, do đó học sinh có điều kiện hơn để trao đổi, học hỏi lẫn nhau trong sử dụng thiết bị và ứng dụng CNTT&TT.
1.5.3.2 Đánh giá mặt hạn chế trong phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc
- Môn Tin học tại trường THPT coi như là môn học phụ vì không phải môn thi tốt nghiệp, môn thi đại học, do đó học sinh chưa chú trọng để học tập. Dẫn đến kiến thức, kỹ năng Tin học đa phần là yếu.
- Trình độ ngoại ngữ hạn chế và sự giao thoa về ngôn ngữ dẫn đến học sinh DBĐH dân tộc gặp nhiều khó khăn trong sử dụng thiết bị, phần mềm CNTT&TT.
- Thời gian sử dụng máy vi tính ít, dẫn đến chưa thành thạo khi sử dụng, kỹ năng sử dụng còn yếu.
- Đối với những học sinh có điều kiện trang bị máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thì sử dụng để giải trí, kết nối bạn bè là chính. Chưa thực sự sử dụng những thiết bị này phục vụ cho mục đích học tập.
- Điều kiện kinh tế - xã hội nơi địa bàn cư trú còn nhiều khó khăn, dẫn đến những dịch vụ mang tính công nghệ cao, phục vụ cuộc sống hiện đại chưa có. Do đó học sinh DBĐH dân tộc chưa có điều kiện để sử dụng một số thiết bị CNTT&TT, khai thác và sử dụng tài nguyên trên Internet chưa tốt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ tổng quan nghiên cứu năng lực sử dụng CNTT&TT trong nước và ngoài nước, nhận thấy việc phát triển năng lực này cho học sinh DBĐH dân tộc là rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu về học tập tại trường DBĐH, trang bị kiến thức, kỹ năng CNTT&TT nền tảng để học đại học và trong thực tiễn cuộc sống. Với sự kế thừa, phát huy những công trình nghiên cứu trước, từ đó xác định rõ những vấn đề cần phải giải quyết, tiến hành nghiên cứu cơ sở lý
luận, thực trạng phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Trọng tâm trong chương 1 là xây dựng khung năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc và các mức độ tiêu chí của năng lực thành phần. Khung năng lực được đề xuất gồm 05 năng lực thành phần, với 18 tiêu chí cụ thể. Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc tại 4 trường DBĐH trong cả nước, với 25 giáo viên môn Tin học và 638 học sinh. Kết quả cho thấy:
Mức độ đạt được của các tiêu chí năng lực, trong khung năng lực sử dụng CNTT&TT phần lớn đạt ở mức độ trung bình, một số tiêu chí ở mức độ yếu. Do đó cần phải có những tác động thích hợp đến năng lực thành phần trong quá trình dạy học môn Tin học, giúp học sinh DBĐH dân tộc nhanh chóng đạt được mức độ cao các tiêu chí theo khung năng lực sử dụng CNTT&TT.
Các con đường để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đã rõ nét, nhưng hiệu quả chưa cao, do việc tác động chưa thường xuyên, biện pháp tác động chưa phù hợp.
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc, nhưng chưa có những tác động phù hợp để thay đổi.
Việc áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực của giáo viên môn Tin học tại các trường DBĐH còn gặp khó khăn.
Với cơ sở lý luận và thực trạng năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc tại chương 1, sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc trong chương 2.
Chương 2
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG