8. Cấu trúc của luận án:
3.2.4. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Chuẩn bị các nội dung TN, hướng dẫn giáo viên cách chuẩn bị và thực hiện các bài dạy môn Tin học phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, dạy học Tin học gắn với bối cảnh thực tiễn và triển khai một số dự án học tập.
- Đánh giá kết quả thực nghiệm theo hai phương diện: Tính khả thi và tính hiệu quả các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
Đợt thực nghiệm thứ nhất mục đích là thăm dò và chuẩn đoán về tính khả thi của ba biện pháp sư phạm đã đề xuất. Đợt thực nghiệm thứ 2 tập trung dạy các nội dung để có thể đánh giá chính xác hơn kiến thức, kỹ năng, thái độ, kết quả học tập của học sinh qua quan sát thường xuyên các buổi học và kết quả bài kiểm tra. Trên cơ sở đó để khẳng định lại một lần nữa tính khả thi và tính hiệu quả của ba biện pháp đã đề xuất.
Kết quả thực nghiệm được phân tích và xử lí bằng phương pháp thống kê toán học để so sánh giữa lớp ĐC và TN để kết luận tính khả thi, tính hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.
3.2.5. Xử lý kết quả thực nghiệm
3.2.5.1. Đánh giá định lượng
a. Đánh giá nhận thức của học sinh
- Công cụ đo: Bài kiểm tra 1 tiết. Thiết kế đề kiểm tra để đánh giá trước và sau đợt thực nghiệm trên cơ sở nội dung, mục tiêu của bài học.
b. Đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc - Công cụ đo: Đánh giá năng lực sử dụng CNTT&TT bằng bảng kiểm năng lực (bảng 1.4, chương 1)
- Xử lý kết quả: Các thông số được xử lý theo phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sử dụng phần mềm SPSS, MS.Excel.
3.2.5.2. Đánh giá định tính
Việc đánh giá định tính được thực hiện thông qua theo dõi, quan sát để đánh giá mức độ tích cực, sự hứng thú của học sinh DBĐH dân tộc, khi học tập môn Tin học trong thời gian thực nghiệm.
3.2.6. Tổ chức thực nghiệm vòng 1
3.2.6.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
Để kết quả TN được khách quan, chọn nhóm TN và nhóm ĐC gồm các HS có kết quả bài kiểm tra kiến thức tương đương nhau cụ thể như sau:
Bảng 3.5: Lớp TN và ĐC vòng 1
Lớp Nhóm Số HS Tổng HS Giáo viên dạy
K17A1 TN 20 43 Lê Văn Sơn
K17 A2 ĐC 23
K17 C1 TN 25 46 Nguyễn Thị Thu
K17 C2 ĐC 21
Điểm bài kiểm tra của học sinh trước khi TN sư phạm vòng 1 như sau:
Bảng 3.6. Kết quả học tập của học sinh nhóm TN và ĐC trước khi TNSP vòng 1 Nhóm Tổng số HS Xi Điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 45 fi(TN) 0 0 1 5 11 14 8 5 1 0 ĐC 44 fi(ĐC) 0 0 2 6 14 12 6 3 1 0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Lớp TN Lớp ĐC
Biểu đồ 3.3: Kết quả điểm đầu vào trước thực nghiệm vòng 1 của lớp TN và ĐC
Với phân bố điểm ở biểu đồ 3.3 chứng tỏ chất lượng đầu vào ở lớp ĐC và lớp TN về năng lực sử dụng CNTT&TT là tương đương nhau. Tỷ lệ phân bố điểm cơ bản là tương đương nhau, tuy có sự chênh lệch nhỏ nhưng sự chênh lệch này không ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm.
Để kiểm tra giả thuyết H0 là không có sự khác biệt về phương sai của hai tổng thể, tác giả dùng kiểm định “Independent Samples T-test” trong phần mềm SPSS, nhằm kiểm định giả thuyết ý nghĩa giá trị trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Bảng 3.7: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào của thực nghiệm
Group Statistics
Lớp N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Điểm TN 45 5.9333 1.32116 .19695
ĐC 44 5.6136 1.33322 .20099
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Điểm Equal variances
assumed .092 .762 1.136 87 .259 .31970 .28137 -.23956 .87895 Equal variances
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị “Sig. = 0.762 > 0.05” nên giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là không có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể. Do đó, chúng ta sử dụng kết quả của “t-test for Equality of Means” ở dòng “Equal variances assumed” giá trị “Sig. = 0.259 > 0.05” như vậy không có sự khác biệt về giá trị trung bình của hai tổng thể mẫu. Từ đó khẳng định trình độ học tập của học sinh ở lớp ĐC và lớp TN là tương đương nhau, không có sự khác biệt.
3.2.6.2. Đánh giá định lượng thực nghiệm vòng 1
Cuối đợt TNSP vòng 1, cho học sinh cả 2 nhóm làm bài kiểm tra. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.8: Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN vòng 1
Số HS Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
45 0 0 0 3 7 9 13 9 3 1
44 0 0 2 6 10 14 8 3 1 0
Với phân bố điểm ở bảng 3.8, vẽ bảng biểu thị tần số về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau khi thực nghiệm vòng 1 như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Chart Title TN ĐC
Biểu đồ 3.4: Tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 1
Nhìn vào biểu đồ tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 1, cho thấy đường biểu thị tần suất của nhóm lớp TN
nằm về phía bên phải so với nhóm lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng học tập nhóm lớp ĐC.
Từ bảng kết quả Bảng 3.8, ta có bảng phân phối tần số luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC như sau:
Bảng 3.9: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 1
Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Wi (TN) 0 0 0 6.67 22.2 2 42.2 2 71.11 91.11 97.7 8 100 Wi (ĐC) 0 0 0 6.67 22.2 2 42.2 2 71.11 91.11 97.7 8 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 20 40 60 80 100 120 Chart Title Wi(TN) Wi(ĐC)
Biểu đồ 3.5: Tần suất luỹ tích hội tụ lùi của nhóm lớp TN và ĐC sau khi TN vòng 1
Biểu đồ 3.5 thể hiện đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm lớp TN nằm bên phải của đường biểu thị hội tụ lùi của nhóm lớp ĐC. Điều này bước đầu có thể kết luận chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng của nhóm lớp ĐC.
Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa giá trị trung bình của hai nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC tác giả đã sử dụng kiểm định “Independent Samples T-test”
trong phần mề SPSS, để kiểm định giả thuyết H0 là không có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể. Kết quả được thể hiện tại bảng 3.10
Bảng 3.10: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu ra của thực nghiệm
Group Statistics
Lớp N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Điểm ĐC 45 6.6889 1.42737 .21278
TN 44 5.7500 1.34899 .20337
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Điểm Equal variances
assumed .282 .597 3.188 87 .002 .93889 .29452 .35349 1.52429 Equal variances
not assumed 3.190 86.901 .002 .93889 .29434 .35386 1.52392
Phương sai thể hiện mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát. Trong kiểm định “Independent-samples T-test”, cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể, bằng kiểm định “Levene's Test for Equality of Variances”.
Kết quả kiểm định “Levene's Test for Equality of Variances” cho thấy, giá trị “Sig. = 0.597 > 0.05” nên giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là không có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể. Do đó, sử dụng kết quả của “t-test for Equality of Means” ở dòng “Equal variances assumed”. Kết quả của “Equal variances assumed” giá trị “Sig. = 0.02 < 0.05” như vậy là có sự khác biệt về giá trị trung bình của hai tổng thể mẫu.
Điểm số trung bình ở nhóm lớp TN là 6.6889 điểm cao hơn lớp ĐC là 5.7500 điểm, như vậy đã có sự gia tăng đáng kể về điểm số của lớp TN so với lớp ĐC. Từ kết quả kiểm định trên có thể khẳng định kết quả học tập môn Tin học của học sinh đã được nâng lên. Như vậy khi triển khai thực hiện các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học cho học sinh DBĐH dân tộc là có tác dụng và hiệu quả.
3.2.6.3. Phân tích định tính
Sử dụng phương pháp quan sát và phân tích bằng cách ghi nhật ký của từng tiết dạy TN, kết quả thu được như sau:
- Đối với các nhóm lớp TN:
+ Áp dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT trong dạy học Tin học, học sinh được tham gia các hoạt động học tập, phát triển ý tưởng và thể hiện được bản thân, do đó biểu hiện năng lực sử dụng CNTT&TT rõ ràng hơn. Sau khi áp dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT, thì học sinh lớp TN đã có nhiều tiến bộ, thể hiện là học sinh cơ bản đạt được mức độ cao các tiêu chí trong khung năng lực đã đề xuất. Đồng thời thông qua việc áp dụng 3 biện pháp này học sinh còn được nâng cao năng lực làm việc theo nhóm, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
+ Với việc triển khai các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT đa số học sinh ở lớp TN có những biểu hiện như: Học tập sôi nổi, chủ động, mạnh dạn hơn, tích cực làm việc nhóm, hợp tác, thảo luận. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa chủ động, tích cực trong học tập, còn một số chưa tham gia tích cực trong các nhiệm vụ học tập của nhóm. Qua tìm hiểu, phát hiện được nguyên nhân dẫn đến học sinh vẫn chưa chủ động, thiếu tự tin là do chưa quen làm việc nhóm, nhiệm vụ học tập một số phần còn chưa phù hợp, việc đưa ngữ cảnh của các môn học khác vào nội dung giảng dạy môn Tin học còn trừu tượng. Đây là vấn đề tác giả cần xem xét để chỉnh sửa thêm về nhiệm vụ học tập, ngữ cảnh của môn học khác, khắc phục những tồn tại, hạn chế cho lần thực nghiệm vòng 2.
- Đối với lớp đối chứng:
+ Học sinh học tập theo cách giảng dạy bình thường, không sử dụng các biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT.
+ Trong các tiết học, học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, lớp học không sôi nổi, số lượng học sinh tham gia phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi không nhiều. Học sinh chưa tự đánh giá được mức độ năng lực CNTT&TT của bản thân, chưa thực sự hứng thú với môn Tin học.
Qua phân tích định tính, định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm vòng 1 có thể khẳng định bước đầu áp dụng ba biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đã có tác động tích cực đối với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa như mong muốn, do cách thiết kế các nhiệm vụ học tập trong bài dạy để hình thành kiến thức cho học sinh còn hạn chế như áp đặt, việc đưa ngữ cảnh môn học khác vào giảng dạy môn Tin học còn chưa thực sự phù hợp. Đặt ra yêu cầu hơi cao hơn so với khả năng của học sinh. Dẫn đến một số học sinh chưa thực hiện được nội dung thực hành theo yêu cầu. Đây là những vấn đề cần phải xem xét và hoàn thiện, chỉnh sửa trong TN vòng 2.
3.2.7. Tổ chức thực nghiệm vòng 2
3.2.7.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm.
Bảng 3.11: Lớp TN và ĐC thực nghiệm vòng 2
Lớp Nhóm Số HS Tổng HS Giáo viên dạy
K18A1 TN 25 48 Nguyễn Thị Thu
K18 A2 ĐC 23
K18 C1 TN 26 51 Lê Văn Sơn
K18 C2 ĐC 25
3.2.7.2. Phân tích, đánh giá kết quả định lượng trước khi thực nghiệm vòng 2
Bảng 3.12: Kết quả học tập của học sinh lớp TN và ĐC trước khi TN vòng 2
Nhóm
Tổng
số HS Xi
Điểm Xi
TN 51 fi(TN) 0 0 1 3 18 20 5 2 1 1 ĐC 48 fi(ĐC) 0 0 1 2 19 18 4 3 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Chart Title TN ĐC
Biểu đồ 3.6: Kết quả điểm đầu vào trước thực nghiệm vòng 2 của lớp TN và ĐC
Với phân bố điểm ở biểu đồ 3.6 chứng tỏ chất lượng đầu vào ở lớp ĐC và lớp TN về năng lực sử dụng CNTT&TT là tương đương nhau. Tỷ lệ phân bố điểm cơ bản là tương đương nhau, tuy có sự chênh lệch nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến kết quả TN.
Để kiểm tra giả thuyết H0 là không có sự khác biệt về phương sai của hai tổng thể, tác giả kiểm định “Independent Samples T-test” trong phần mềm SPSS, nhằm kiểm định giả thuyết về ý nghĩa giá trị trung bình của hai lớp TN và lớp ĐC.
Bảng 3. 13: Kiểm định “Independent Samples T-test” về giá trị trung bình điểm kiểm tra đầu vào thực nghiệm
Group Statistics
Lớp N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Điểm TN 51 5.7843 1.22170 .17107
ĐC 48 5.7292 1.10588 .15962
Independent Samples Test
Levene's Test for Equality of
Variances t-test for Equality of Means
F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Difference Std. Error Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Điểm Equal variances
assumed .057 .812 .235 97 .815 .05515 .23469 -.41064 .52094 Equal variances
not assumed .236 96.858 .814 .05515 .23397 -.40924 .51953
Kết quả kiểm định Levene cho thấy, giá trị “Sig. = 0.812 > 0.05” giả thuyết H0 được chấp nhận, tức là không có sự khác nhau về phương sai của hai tổng thể. Do đó, chúng ta sử dụng kết quả của “t-test for Equality of Means” ở dòng “Equal variances assumed”. Kết quả của cho thấy, giá trị “Sig. = 0.814 > 0.05” như vậy không có sự khác biệt về giá trị trung bình của hai tổng thể mẫu. Có thể khẳng định trình độ học tập ở lớp ĐC và lớp TN là tương đương nhau, không có sự khác biệt.
3.2.7.3. Phân tích đánh giá kết quả định lượng vòng 2
Cuối đợt TNSP vòng 2, chúng tôi cho học sinh cả 2 nhóm làm bài kiểm tra. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.14: Phân bố điểm của nhóm TN và nhóm ĐC sau khi TN vòng 2
Số HS Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
51 0 0 1 3 8 11 15 9 3 1
48 0 0 2 5 14 13 9 4 1 0
Với phân bố điểm ở bảng 3.14, vẽ biểu đồ biểu thị tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau khi thực nghiệm vòng 2 như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Chart Title TN ĐC
Biểu đồ 3.7: Tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC
Nhìn vào biểu đồ 3.7 tần suất về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm vòng 2, cho thấy đường biểu thị tần suất của nhóm lớp TN nằm bên phải so nhóm lớp ĐC, chứng tỏ chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng học tập nhóm lớp ĐC.
Từ bảng kết quả 3.14, ta có bảng phân phối tần số luỹ tích hội tụ lùi của lớp TN và lớp ĐC như sau:
Bảng 3.15: Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN vòng 2
Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Wi (TN) 0 0 1.96 7.84 23.53 45.1 74.51 92.1 6 98.04 100 Wi (ĐC) 0 0 4.17 14.5 8 43.75 70.8 3 89.58 97.9 2 100 100
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 20 40