Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc. (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc của luận án:

1.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT

phát triển các năng lực thành phần của năng lực sử dụng CNTT&TT, trong đó lợi thế phát triển các chỉ báo: Hiểu về máy vi tính, làm việc với hệ điều hành, tác động ảnh hưởng của CNTT&TT đối với nhà trường và xã hội, hành vi phù hợp đạo đức khi sử dụng CNTT&TT.

1.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT dụng CNTT&TT

1.4.4.1 Yếu tố chủ quan

Phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan đối với chủ thể là học sinh DBĐH dân tộc.

- Nhận thức, tính tính cực, chủ động của học sinh DBĐH dân tộc về năng lực sử dụng CNTT&TT: Đa số học sinh chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của năng lực sử dụng CNTT&TT trong quá trình học tập tại trường DBĐH đây chính là công cụ thiết thực để học tập tại các trường Đại học và trong cuộc sống. Học sinh học tập môn Tin học chỉ dừng lại ở mức hoàn thành, chỉ xem là môn điều kiện như một môn học phụ, vì không lấy kết quả học tập để xét phân bổ vào các trường đại học. Dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực này.

- Phương pháp dạy học của giáo viên môn Tin học tại trường DBĐH dân tộc: Với cùng đối tượng, nội dung, thời lượng, phương tiện dạy học những giáo viên lựa chọn và thực hiện phương pháp dạy học phù hợp, sẽ đạt hiệu quả cao hơn trong dạy học. Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với đặc thù môn Tin học, phù hợp với đối

tượng học sinh DBĐH dân tộc, sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học, phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.

- Quan điểm về phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc đối với CBQL và giáo viên: Môn Tin học là môn học chủ đạo để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh. Do đó vai trò của CBQL, giáo viên là rất quan trọng trong dạy học Tin học tại trường DBĐH dân tộc. Đối với CBQL là cách thức tổ chức dạy học, nội dung chương trình, đầu tư về cơ sở vật chất thiết bị dạy học, hạ tầng về CNTT&TT. Giáo viên Tin học phải thường xuyên cập nhật cập nhật kiến thức mới, những thành tựu phát triển của CNTT&TT, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học. Giáo viên các bộ môn khác tích cực ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy để học sinh có môi trường tiếp xúc với CNTT&TT. Do đó CBQL, giáo viên DBĐH dân tộc ảnh hưởng đến quá trình phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh.

1.4.4.2 Yếu tố khách quan

- Chương trình bồi dưỡng DBĐH môn Tin học: Chương trình bồi dưỡng DBĐH môn Tin học là quy định kiến thức, kỹ năng tin học và năng lực cần phát triển của học sinh sau khi hoàn thành chương trình này. Đồng thời chương trình phải đảm bảo là hệ thống hoá có chọn lọc chương trình THPT, tiếp cận chương trình Tin học cơ bản ở trường đại học. Như vậy chương trình môn Tin học là yếu tố ảnh hưởng trực tiến quá trình phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

- Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng CNTT&TT: Hoạt động phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh phải thực hiện trên hệ thống thiết bị CNTT&TT. Do đó yêu cầu tất yếu phải có trang thiết bị, hạ tầng CNTT&TT hiện đại như: Hệ thống máy vi tính, thiết bị đa phương tiện, đường truyền internet, phần mềm,...Như vậy cơ sở vật chất hạ tầng

CNTT&TT chính là điều kiện cần để phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

- Sự phát triển nhanh chóng của CNTT&TT: Theo Hilbert và Lopez [73] xác định quy mô tăng trưởng phát triển của CNTT là theo thay đổi theo cấp số nhân. Do đó con người sống trong xã hội hiện đại nói chung và học sinh nói riêng phải nỗ lực để học hỏi, tiếp nhận, sử dụng được công nghệ và sản phẩm của công nghệ mới, thiết yếu phục vụ cho cuộc sống. Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT&TT sẽ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sử dụng CNTT&TT của học sinh DBĐH dân tộc.

- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam: Yêu cầu thực tế của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó năng lực sử dụng CNTT&TT là năng lực quan trọng cần phải được trang bị cho HSSV. Đặc biệt là đối với học sinh người dân tộc thiểu số phải được quan tâm hơn, để thu hẹp dần khoảng cách số hoá, giữa miền xuôi và miền núi. Hiện nay Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, thông tư, nghị định, đề án về phát triển CNTT&TT, nguồn nhân lực, chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT&TT. Những chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến việc phát triển năng lực sử dụng CNTT&TT cho học sinh DBĐH dân tộc.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Tin học cho học sinh dự bị đại học dân tộc. (Trang 56 - 58)