Để nâng cao độ cứng vững cho những máy đột dập những chi tiết nhỏ kích thước cỡ micro trong linh kiện điện tử, hay để
nâng cao độ chính xác của biên dạng được tạo hình theo yêu cầu thiết kế nhưng vẫn đảm bảo được sự đơn giản của kết cấu máy nhằm giảm tỉ lệ sự cố trong khi vận hành, nhóm các nhà khoa học Đức (công bố năm 2001) đã đưa ra ý tưởng và đăng kí
bằng sáng chế về việc sử dụng bộ truyền BRKT trong máy đột dập các chi tiết cỡ micro [33]. Trong ý tưởng thiết kế này, các tác giả đã kết hợp bộ truyền BRKT kết hợp với cơ cấu tay quay con trượt và các chi tiết liên kết để tối ưu hóa chuyển động của bộ phận đột dập (Hình 1.18).
Nếu trong sáng chế của mình, các nhà khoa học Đức không trình bày cụ thể phương pháp tính toán thì các tác giả người Rumani đã trình bày nghiên cứu về động lực học để tối ưu hóa chuyển động của cơ cấu tay quay con trượt nhằm nâng cao chất lượng tạo hình đầu đinh của máy sản xuất đinh chuyên dụng [34], Hình 1.19 là cặp BRKT được chế tạo.
Cũng vẫn dựa trên cơ cấu tay quay con trượt nhưng giáo sư Mundo và Danieli người Italia lại sử dụng BRKT cho máy nén áp lực cao kiểu piston [35]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã trình bày một phương án thiết kế mới sử dụng BRKT trong máy nén áp lực cao với nền tảng là cơ cấu tay quay con trượt trong khi Litvin lại sử dụng bánh răng elíp cho cơ cấu phát động [3] (Hình 1.20b).
Hình 1.18 Sáng chế máy đột dập sử dụng BRKT của Đức [33]
Hình 1.19 BRKT sử dụng trong máy gia công chế tạo đinh [34]
Ngoài những ứng dụng điển hình như trên, BRKT còn sử dụng trong những cơ cấu mà ở đó có thể phát huy được ưu điểm của bánh răng đường lăn hở [4], hay sử dụng BRKT trong biến đổi tốc độ để thực hiện một quy luật chuyển động nhất định ở trục ra [36] và được sử dụng nhiều trên các linh kiện hoặc cụm chi tiết trong ngành công nghiệp ôtô (Hình 1.21), công nghiệp in ấn (máy photocopy, máy scan,…), công nghiệp dệt may [37, 38] (đặc biệt trong các cơ cấu của máy dệt).