a) Thiết bị thí nghiệm
Hệ thống thiết bị thí nghiệm như được mô tả trên Hình 4.49, nguồn phát động là động cơ Servo Drive (86HSE8.5N-1,5Kw) qua hộp giảm tốc BR hành tinh có tỷ số
truyền 8:1 với gắn với Cần 2. Trục ra là trục của BR trung tâm 1 được gắn với encorder độ phân giải 400 xung (E6B2-CWZ6C).
Hình 4.49 Hệ thống thí nghiệm xác định đặc của cơ cấu gạt nước mưa
b) Kết quả đo thực nghiệm
Phần cứng và phần mềm thí nghiệm cũng như phương pháp đo, xử lý số liệu được tiến hành tương tự như Mục 4.2, vận tốc động cơ 24DC/50W là 40 vòng/phút , các dữ liệu thực nghiệm được tổng hợp trong Phụ lục 3 của luận án và Hình 4.50 dưới đây là
a) b)
Hình 4.50 Đồ thị đặc tính cơ cấu với a) Đồ thị chuyển vị góc và b) Vận tốc góc cần gạt nước Từ Hình 4.50, nhận thấy rằng về hình dạng hình học, giá trị và quy luật của đồ thị đặc tính cơ cấu gạt nước mưa (đồ thị chuyển vị góc và đồ thị vận tốc góc của cần gạt) xấp xỉ với quy luật của cơ cấu bốn khâu bản lề ở Hình 4.44.
c) Thảo luận và đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi xử lý số liệu thí nghiệm và đặt lại điểm chuẩn “0” ta có đồ thị so sánh giữa đặc tính cơ cấu gạt nước mưa ứng dụng BRKT và sử dụng cơ cấu bốn khâu bản lề như trên Hình 4.51 dưới đây.
a) b)
Hình 4.51 Đồ thị so sánh đặc tính bộ gạt nước mưa giữa cơ cấu ứng dụng BRKT và cơ cấu bốn khâu bản lề với a) Chuyển vị góc và b) Vận tốc góc cần gạt nước
Từ Hình 4.51, nhận thấy đường đặc tính của bộ gạt nước mưa ứng dụng BRKT bám sát đường đặc tính bộ gạt nước mưa sử dụng cơ cấu bốn khâu bản lề. Sai lệch tại các điểm cực trị của chuyển vị góc tại vị trí 1, 2 (Hình 4.51a) lần lượt là: 1,15o, 2,70o . Sai lệch tại các điểm cực trị của vận tốc góc tại vị trí 1, 2 (Hình 4.51b) lần lượt là: 0,63
vòng/phút và 3,16 vòng/phút. Từ đó cho thấy, bộ gạt nước mưa sử dụng BRKT hoàn toàn có thể thay thế cho cơ cấu bốn khâu bản lề với kích thước nhỏ gọn hơn.