Hiểu biết về chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI và các yếu tố ảnh hưởng đếnchiều cao và cân

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số bmi và ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường thpt chuyên lê quý đôn (Trang 34 - 48)

chiều cao và cân nặng

Chỉ có khoảng 50% học sinh của trường Lê Quý Đôn biết về chỉ số BMI. Phần lớn học sinh nhận thức đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, nguyên nhân gây ra béo phì và suy dinh dưỡng. Tuy nhiên chỉ có 41.5% số học sinh tham gia khảo sát biết rằng di truyền cũng ảnh hưởng đến béo phì tương đương với 59.5% số học sinh khảo sát không biết một trong những yếu tố gây béo phì là do di truyền quyết định. Đa số học sinh có nhận thức đúng về các hậu quả của béo phì và suy dinh dưỡng.

27

5.2.2. Tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại

Đa số học sinh tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại là bình thường chiếm 50.5%. Tuy nhiên, có một bộ phận tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đáng lưu ý đó là 5.5% số học sinh tự đánh giá tình trạng sức khỏe là xấu và 2% tự đánh giá tình trạng sức khỏe là rất xấu.

Trong số 200 học sinh tham gia khảo sát thì phần lớn học sinh thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi và đa số học sinh bị căng thẳng. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các biểu hiện tiêu cực gần đây là do áp lực học hành, chiếm tới 79.5% tiếp đến là áp lực từ gia đình, chiếm 32.0% sau đó là do bệnh tật chiếm 16.0%.

5.2.3. Ý thức và hành động bảovệ sức khỏe

a. Uống rượu hoặc bia, hút thuốc lá

Trong 200 học sinh, có 20% số học sinh thỉnh thoảng có uống rượu, bia. 100% số học sinh được khảo sát không hút thuốc.

b. Thói quen ăn uống

Tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng ăn vặt, chiếm 65.5%; thỉnh thoảng ăn thức ăn theo tháp dinh dưỡng, chiếm 52.0%; thường xuyên có giờ ăn quy định sẵn chiếm 53.5% và thường xuyên ăn trái cây và rau củ, chiếm 64.0%. Khi khảo sát riêng đối tượng có chỉ số BMI bình thường, có thể thấy nhóm học sinh này có thói quen ăn uống hợp lý hơn các nhóm HS còn lại (thừa cân, thiếu cân hay béo phì). Như vậy, có thể thấy chế độ ăn uống sẽ tác động đến chỉ số BMI của học sinh.

c. Chế độ sinh hoạt hằng ngày

Phần lớn học sinh có chế độ sinh hoạt với tần suất như sau: 77.5% số học sinh thường xuyên đọc sách, học bài; 58.0% số học sinh thỉnh thoảng đi bộ và 52.0% thỉnh thoảng chơi thể thao. Như vậy học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn dành thời gian phần lớn vào học tập, thời gian dành cho việc vận động và chơi thể thao là không nhiều.

d. Chăm sóc giấc ngủ

28

Theo kết quả nghiên cứu, tỉ lệ học sinh ngủ lúc 23h1’ đến 24h chiếm cao nhất 42.5%, tỉ lệ học sinh thức dậy lúc 5h1’ đến 6h cao nhất: 64%. Theo thống kê cho thấy 79.0% số học sinh ngủ trưa.

Số giờ ngủ của học sinh khối 11 luôn cao nhất (7.0 ± 0.92 h đối với nam; 6.80

± 0.86 h đối với nữ). Số giờ ngủ trung bình của học sinh là 6.69 ± 1.02 h đối với nam; 6.62 ± 0.95 h đối với nữ. Như vậy phần lớn học sinh hay đi ngủ trễ và thức dậy sớm, ngủ không đủ giấc trong ngày theo quy định.

e. Khám sức khỏe định kì

Chỉ có 21.5% số học sinh thường xuyên khám sức khỏe định kì.

Tỉ lệ học sinh có lần khám sức khỏe gần đây nhất là 1 năm trước chiếm cao nhất: 35%, tiếp đến là khám sức khỏe khoảng 6 tháng trước chiếm 26%, sau đó là khoảng 3 tháng trước chiếm 25%. Nhìn chung, đa số học sinh kiểm tra sức khỏe định kì 1 lần 1 năm, chiếm tới 49% và chỉ có 6% học sinh kiểm tra sức khỏe 3 lần 1 năm. Như vậy theo khuyến cáo của bộ y tế là nên khám sức khỏe tối thiểu 2 lần/năm, tỷ lệ học sinh ở trường chuyên Lê Quý Đôn khám sức khoẻ theo định kì hằng năm đúng tiêu chuẩn nhìn chung là thấp.

29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Một số chỉ số hình thái và BMI của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Chiều cao trung bình của học sinh nam đã đạt được mục tiêu phát triển năm 2020 trong “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011

- 2030”.

Chỉ số BMI của học sinh đạt giới hạn bình thường của cơ thể là 69%.

2. Ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

- Phần lớn học sinh nhận thức đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, nguyên nhân gây ra béo phì và suy dinh dưỡng.

- Đa số học sinh tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại là bình thường, chiếm 50.5%. Tuy nhiên, có một bộ phận tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đáng lưu ý đó là 5.5% số học sinh tự đánh giá tình trạng sức khỏe là xấu và 2% tự đánh giá tình trạng sức khỏe là rất xấu.

- Phần lớn học sinh thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi và đa số học sinh bị căng thẳng. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các biểu hiện tiêu cực gần đây là do áp lực học hành, chiếm tới 79.5% tiếp đến là áp lực từ gia đình, chiếm 32.0% sau đó là do bệnh tật chiếm 16.0%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thói quan ăn uống và ngủ nghỉ sẽ tác động đến hình thể và chỉ số BMI của học sinh. Việc ăn uống và ngủ nghỉ khoa học sẽ giúp cải thiện chỉ số BMI.

- Học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn dành thời gian phần lớn vào học tập, thời gian dành cho việc vận động và chơi thể thao là không nhiều. Phần lớn học sinh hay đi ngủ trễ và thức dậy sớm, ngủ không đủ giấc trong ngày theo quy định.

- Chỉ có 21.5% số học sinh thường xuyên khám sức khỏe định kì.

30

KIẾN NGHỊ Đối với học sinh

- Tự nâng cao hiểu biết cá nhân về sức khỏe, các biện pháp để bảo vệ sức khỏe của mình.

- Nên lập kế hoạch học tập, ăn uống, ngủ nghỉ và luyện tập thể thao một cách hợp lý để có sức khỏe tốt.

- Nên đi khám bệnh định kỳ 2 lần/năm.

Đối với gia đình

- Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất và sức khỏe của con cái trên các phương diện dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, giảm áp lực học tập và có biện pháp khuyến khích con cái.

- Cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe định kì.

Đối với nhà trường

-Tổ chức các lớp giáo dục về sức khỏe và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ; tổ chức hội thảo và các lớp giáo dục kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh, quản lý chặt chẽ giờ giấc sinh hoạt của học sinh ở khu nội trú, đồng thời phối hợp với tổ Giáo dục thể chất để có biện pháp giúp học sinh vật động nhiều hơn để cải thiện chỉ số BMI và tình hình sức khỏe.

- Tổ chức các giải thể dục thể thao để tạo điều kiện cho học sinh luyện tập và chơi thể thao.

- Giảm bớt áp lực học hành thông qua việc sắp xếp giờ học, điều chỉnh phân phối chương trình; bố trí thời gian kiểm tra các môn học hợp lý tránh chồng chéo.

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

Bộ Y tế (2005), “Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam”.

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (2010), “Điều tra Quốc gia Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam – Vòng 2”.

Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

“Cẩm nang giúp bạn tăng chiều cao tối ưu”, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood.

“Dinh dưỡng trẻ em: Tiếp cận từ cộng đồng trường học và bệnh viện” (2014), Hội nghị dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 3.

Đồng Hương Lan (2016), “Nghiên cứu phát triển thể chất của học sinh THPT chuyên

các tỉnh Bắc miền Trung”, Luận án tiến sĩ.

Mai Văn Hưng, Trần Long Giang (2013), “Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc cơ

bản của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN,

Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 1 (2013) 39-47.

Nguyễn Quang Quyền (1984), Nhân trắc học và những ứng dụng nghiên cứu trên

người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Quý Long, Trần Kim Thư (2013), Cẩm nang chỉ đạo trọng tâm Công tác y tế -

Giáo dục thể chất trong trường học, Nhà xuất bản Y học.

Nguyễn Thị Thu Hậu (2011), Bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu, NXB Phụ nữ.

Lê Thị Hợp và cs (2010), “Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng trong giai đoạn 2011-2020”.

32

Lương Thị Thu Hà (2008), “Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng của trẻ em dưới 5 tuổitại hai xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ y học dự phòng.

Thẩm Thị Hoàng Điệp, Nguyễn Quang Quyền và cs (1996), Một số nhận xét về sự phát triển chiều cao, vòng đầu, vòng ngực của người Việt Nam từ 1 - 55 tuổi, Kết quả bước

đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr. 68 -

71.

Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định về việc phê chuẩn “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030”, Hà Nội 28/4/2011.

Trần Quế Kham, Trần Văn Dần (2014), Bảo vệ sức khỏe học đường (sách chuyên khảo), NXB Y học Hà Nội.

Viện Dinh Dưỡng Quốc gia (2012), Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn2011

- 2020, NXB Y học, Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

Barry, Bogin (1999), Patterns of Human growth, Cambridge University press.

Ebrahim G., “Growth and growth charts priamary heath care in Viet Nam, Child heath and its promotion II” (1985).

Eknoyan - Garabed (2007), “Adolphe Quetelet (1796 - 1874) - the average man and indices of obesity”, Nephrology Dialysis Transplantation 23.

James Mourilyam Tanner (1981), A history of the study of human growth, Cambridge University Press.

Jelliffe DB (1996), “Assessment of nutritional of population”, WHO.

Paruthi S, Brooks LJ, et al (2016), “Recommended amount of sleep for pediatric populations”, American Academy of Sleep Medicine.

UNICEF (2012), “Progress for Children: A report card on adolescents”.

33

Waston NF, Badr MS, et al. “Recommended amount of sleep for a healthy adult”, American Academy of Sleep Medicine.

WHO (2001), “Mental Health: New understanding, new hope”, The World Health Report 2001.

WHO (2010), Global recommendations on physical activity for health (2010).

Tài liệu Internet

Average Height to Weight Chart - Babies to Teenagers.

https://www.disabled-world.com/calculators-charts/height-weight-teens.php Healthy Diet, World Health Organization.

http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/healthy-diet

Tháp Dinh dưỡng hợp lí cho người trưởng thành giai đoạn 2016 -2020, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-hop-ly/thap-dinh-duong-hop-ly-cho-nguoi- truong-thanh-giai-doan-2016---2020---muc-tieu-thu-trung-binh-cho-mot-nguoi-trong- mot-ngay.html

Obesity and overweight, World Health Organization.

http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight Obesity Causes, Stanford health care

https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/healthy-living/obesity/causes.html Obesity, MedBroadcast

https://medbroadcast.com/condition/getcondition/obesity What are the health consequences of being overweight?, WHO http://www.who.int/features/qa/49/en/

34

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Đề tài: Nghiên cứu chỉ số BMI và ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Xin chào các bạn!

Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu Nghiên cứu chỉ số BMI và ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn”. Khi khảo sát, tất cả những thông tin mà các bạn cung cấp cho chúng tôi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu và không sử dụng vào các mục đích khác. Rất mong các bạn dành chút thời gian hợp tác với chúng tôi để trả lời những câu hỏi dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn!

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Giới tính của bạn: 2. Bạn học lớp:

3. Chiều cao của bạn: ..………...

4. Cân nặng của bạn: ………...

II. HIỂU BIẾT VỀ SỨC KHỎE

(Đánh dấu X vào những ô bạn cho là đúng) A. CHIỀU CAO

1. Đâu là chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng thành?

Nữ: □143.4

Nam: □154.4

2. Những yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao?

Yếu tố

Di truyền Giới tính

35

Môi trường xã hội Hoocmon cơ thể

Dinh dưỡng(chế độ ăn uống)

Hoạt động thể chất (rèn luyện, chơi thể thao, . . . )

Giấc ngủ

B. CÂN NẶNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bạn biết gì về suy dinh dưỡng?

Đúng Sai Không biết

Là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khỏe, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao.

Suy dinh dưỡng là một biểu hiện lâm sàng của việc thiếu dinh dưỡng ở trẻ em

Nguyên nhận trực tiếp của suy dinh dưỡng là do khẩu phần ăn thiếu và mắc các bệnh nhiễm khuẩn

Nguyên nhân tiềm tàng: an ninh thực phẩm, thiếu sự chăm sóc, bệnh tật.

Hậu quả: các bệnh mạn tính như tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa ở người trưởng thành….

2. Bạn biết gì về béo phì?

Đúng Sai Không biết

Là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng trên cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe

36

Nguyên nhân dẫn đến béo phì

Hậu quả

C. CHỈ SỐ BMI

1. Chỉ số BMI (Body Mass Index) dùng để đánh giá điều gì? □ Phần trăm mỡ cơ thể □ Chất lương cơ □ Phân loại vóc dáng người dùng □Mức độ gầy/ béo

2. Sắp xếp chỉ số BMI với tình trạng cơ thể tương ứng bằng cách điền các chữ cái (a,b,c,d) vào các ô trống tương ứng với các số (1,2,3,4)

1.Thiếu cân 2.Bình thường 3.Thừa cân 4.Béo phì

BI. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE HIỆN TẠI

1. Đánh giá sức khỏe hiện tại của bạn như thế nào?

□ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường

□ Xấu □ Rất xấu

2. Gần đây bạn có những biểu hiện sau hay không (Bạn có thể chọn nhiều đáp án)

Biểu hiện

Mệt mỏi Căng thẳng

Stress Trầm cảm

Nếu có thì là do nguyên nhân nào? (Bạn có thể chọn nhiều đáp án)

□ Áp lực học hành

□ Áp lực gia đình

□ Bệnh tật

□ Khác:………... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV. Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE 1. Hành động

- Bạn có uống rượu hoặc bia không? □ Có □ Không bao giờ

- Nếu có, mức độ uống rượu, bia của bạn như thế nào?

□ Rất thường xuyên

□ Thường xuyên

□ Thỉnh thoảng

- Các bạn có hút thuốc không? □ Có □ Không bao giờ

- Nếu có, tần số hút thuốc như thế nào?

□ Rất thường xuyên

□ Thường xuyên

□ Thỉnh thoảng

2. Dinh dưỡng

a. Thói quen ăn uống của bạn

38

Thói quen

Ăn vặt

Ăn thức ăn theo tháp dinh dưỡng

Ăn lúc xem tivi

Ăn bữa phụ trước ngủ đêm Có giờ ăn quy định sẵn Giờ ăn thay đổi linh hoạt Ăn trái cây và rau củ

3. Chế độ sinh hoạt hằng ngày Hoạt động

Đọc sách, học bài Xem tivi, chơi game Đi bộ

Đi xe đạp Chơi thể thao

4. Chăm sóc sức khỏe

- Giấc ngủ

+ Bạn ngủ đêm lúc mấy giờ?...

+ Số giờ ngủ mỗi ngày ………..

+ Bạn thức dậy lúc mấy giờ ?………... + Bạn có ngủ trưa không? □ Có □ Không

- Khám sức khỏe định kỳ

39

+ Bạn có thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□ Có □ Không

- Lần khám sức khỏe gần đây nhất của bạn là khi nào?

□ Khoảng 3 tháng trước

□ Khoảng 6 tháng trước

□ Khoảng 1 năm trước

□ Khác……….

- Số lần bạn kiểm tra sức khỏe định kì trong năm là bao nhiêu lần?

□ 1 lần 1 năm

□ 2 lần 1 năm

□ 3 lần 1 năm

□ Khác………...

~XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN~ CẨM NANG

Sản phẩm tuyên truyền của nhóm nghiên cứu là cuốn “Cẩm nang sống khỏe dành cho học sinh THPT”.

40

Một phần của tài liệu nghiên cứu chỉ số bmi và ý thức bảo vệ sức khỏe của học sinh trường thpt chuyên lê quý đôn (Trang 34 - 48)