0
Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Chiều cao đứng, cân nặng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ BMI VÀ Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (Trang 33 -34 )

Kết quả cho thấy chiều cao của học sinh nam học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn khác nhau ở 3 khối. Khối 11 và 12 có chiều cao trung bình tương đương nhau trong khi khối 10 có chiều cao trung bình thấp hơn. Xét về độ tăng chiều cao trung bình, từ lớp 10 lên lớp 11 chiều cao tăng trung bình 3.57cm/năm, từ khối lớp 11 lên 12 tăng trung bình khoảng 0.41 cm/năm. Chiều cao trung bình của học sinh nữ dao động 157.58 cm đến 159.98 cm, và xấp xỉ nhau ở cả 3 khối.

Cân nặng của học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn có sự khác nhau về giới, cân năng của HS nam lớn hơn nữ giới. Tuy nhiên khi xét ở 3 khối trên cùng một giới thì không có sự khác biệt đáng kể.Cân nặng tăng từ 61.26 ± 11.18 kg ở khối 10 lên 63.83 ± 10.76 kg ở khối 12, tăng trung bình mỗi năm 1.29 kg/năm. Cân nặng của học sinh nữ tăng từ 51.30 ± 7.47 kg ở khối 10lên 52.47 ± 7.80 kg ở khối lớp 11 và có xu hướng giảm xuống ở khối 12, giảm trung bình mỗi năm 0.05 kg/năm. Như vậy, ở giai đoạn 15 – 17 tuổi cân nặng của học sinh nam tăng nhiều hơn học sinh nữ.

Nếu so sánh cân nặng trung bình của nhóm nghiên cứu với chuẩn tăng trưởng của người Việt Nam cho thấy, cân nặng nữ trung bình ở nhóm 16 – 18 tuổi là 49 kg và

nam là 56 kg (UNICEF, 2012) thì cân nặng của nữ ở nhóm nghiên cứu cao hơn chuẩn trung bình 2.85 kg và cân nặng của nam cao hơn chuẩn trung bình 5.64 kg.

5.1.2. BMI

Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI trung bình của học sinh nam Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là 21.63 ± 3.39 (kg/m2) và nữ là 20.46± 2.45 (kg/m2).

26

Bảng 1.4. BMI của học sinh theo nghiên cứu các tác giả khác nhau Giới tính

Nam

Nữ

So sánh với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu ở học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cho thấy trong mỗi độ tuổi khác nhau, học sinh nam của nhóm nghiên cứu có chỉ số BMI luôn cao hơn cả, trong khi đó chỉ số BMI của học sinh nữ xấp xỉ với nghiên cứu Mai Văn Hưng và cộng sự nhưng luôn cao hơn chỉ số BMI của học sinh nữ trong nghiên cứu của Đồng Hương Lan. Điều này hoàn toàn phù hợp là do các nghiên cứu tham chiếu kể trên hầu hết đối tượng đánh giá là học sinh các vùng khác nhau cũng như chúng được tiến hành từ nhiều năm trước nên đã có những thay đổi đáng kể so với hiện tại (Ebrahim G., 1985).

5.2. Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ BMI VÀ Ý THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN (Trang 33 -34 )

×