Tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế các quốc gia mới nổi

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 42)

7. Đóng góp của luận văn

4.1.Tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế các quốc gia mới nổi

4.1.1. Việc thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ

Năm 2007, khi thị trường bất động sản của Mỹ sụp đổ, giá nhà giảm mạnh dẫn tới sự vỡ nợ của các khoản cho vay mua bất động sản và sự tê liệt của hệ thống tài chính gắn với các khoản vay này. Khi hệ thống tài chính thế giới ràng buộc với nhau ngày càng chặt chẽ thì khủng hoảng từ Mỹ đã lan ra khắp thế giới một cách nhanh chóng với dấu mốc là sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers và hàng loạt các định chế tài chính toàn cầu lớn khác đứng trước nguy cơ phá sản. Kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái với tốc độ nhanh, khoảng âm 0,3% trong quý III năm 2008. Mức chi tiêu của người tiêu dùng, vốn đóng góp tới hai phần ba vào sự tăng trưởng kinh tế Mỹ suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1980. Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài khóa 2008 tăng mạnh tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD. Do không muốn lặp lại sai lầm của Đại khủng hoảng 1933 nên FED đã đẩy mạnh việc cho vay các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, đạt đỉnh vào cuối 2018 với 700 tỷ USD, nhằm tránh sự đổ vỡ mang tính hệ thống. Bên cạnh đó, FED cũng thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách hạ lãi suất điều hành dần dần và chạm đáy ở mức 0 - 0,25% vào cuối năm 2008. Tuy nhiên, trong thời điểm khủng hoảng tài chính trở nên trầm trọng, thanh khoản thị trường cạn kiệt và các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ trở nên kém hiệu quả. Dù FED hay ECB đưa lãi suất điều hành danh nghĩa ngắn hạn xuống chạm mức 0% (zero-lower-bound) nghĩa là đã tận dụng hết mức dư địa điều chỉnh các chính sách tác động tới các mức lãi suất ngắn hạn nhưng hậu quả từ cuộc khủng hoảng vẫn chưa được khắc phục triệt để. Điều này đã khiến các ngân hàng trung ương phải chuyển hướng sang sử dụng các công cụ phi truyền thống nhằm nới lỏng hơn các điều kiện tài chính và qua đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh quá trình thoát khỏi khủng hoảng. Hai công

cụ nổi bật nhất trong chính sách tiền tệ phi truyền thống trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế năm 2008 là định hướng công chúng và nới lỏng định lượng (quantitative easing).

Nếu như công cụ định hướng công chúng chủ yếu tác động hạ lợi tức dài hạn một cách gián tiếp tới thị trường thông qua yếu tố kỳ vọng thì nới lỏng định lượng là công cụ mà các ngân hàng trung ương trực tiếp mua các tài sản nợ dài hạn trên thị trường và làm giảm lợi tức. Nới lỏng định lượng có thể tác động tới nền kinh tế qua một số cơ chế như sau:

- Tác động thông qua hiệu ứng cân bằng danh mục: Khi ngân hàng trung ương thực hiện mua tài sản nợ dài hạn, nguồn cung của các tài sản này giảm xuống và làm giảm tổng mức rủi ro kỳ hạn nắm giữ bởi các nhà đầu tư trên thị trường và thông qua đó, làm giảm phần bù rủi ro kỳ hạn trong lợi tức nắm giữ các trái phiếu dài hạn và làm giảm lợi tức trái phiếu nói chung. Việc lợi tức nắm giữ trái phiếu dài hạn giảm xuống sẽ giúp thúc đẩy đầu tư dài hạn, hỗ trợ việc làm, lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

- Tác động trực tiếp gia tăng tín dụng cho nền kinh tế: Khi ngân hàng trung ương mua tài sản, thường là trái phiếu chính phủ dài hạn, từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương đã bơm một lượng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng và tạo động lực cho các ngân hàng cho vay tới nền kinh tế. Cơ chế này chỉ thật sự hiệu quả khi các ngân hàng thương mại chủ động phát hành thêm những khoản vay mới chứ không tăng phần dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương. Trong hoàn cảnh lãi suất danh nghĩa ngắn hạn chạm đáy 0% hoặc rất thấp thì các ngân hàng thương mại sẽ không có động lực để tăng khối lượng tiền dự trữ của mình mà thay vào đó sẽ hướng tới cho vay đối với khu vực kinh tế thực. Nếu trong hoàn cảnh lãi suất danh nghĩa vẫn nằm trên 0% một khoảng nhất định, cơ chế nới lỏng định lượng này vẫn có thể hoạt động nhưng các ngân hàng trung ương sẽ cần thực hiện mua một lượng lớn hơn các tài sản từ các ngân hàng thương mại và qua đó làm tăng rủi ro mà ngân hàng trung ương phải gánh chịu khi quy mô tài sản tăng lên.

- Tác động tới kỳ vọng thị trường thông qua việc phát các tín hiệu chính sách: Mỗi chương trình nới lỏng định lượng quan trọng từ các ngân hàng trung ương đều phát ra những tín hiệu về việc các ngân hàng trung ương đang đánh giá nền kinh tế ở trạng thái trì trệ và cần những biện pháp kích thích, bao gồm cả việc duy trì lãi suất danh nghĩa ngắn hạn ở mức rất gần 0%, từ đó neo giữ kỳ vọng thấp đối với lãi suất ngắn hạn.

Tháng 11/2008, Mỹ đã tung ra gói nới lỏng QE1 khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0 - 0,25% và chi ra khoảng 1.700 tỷ USD để mua các chứng khoán nợ có tài sản thế chấp đảm bảo (MBS) và trái phiếu kho bạc để thúc đẩy nền kinh tế. Dưới tác động của QE1, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong một giai đoạn ngắn nhưng sau đó lại có dấu hiệu suy giảm. Do đó, từ ngày 3/11/2010 đến hết tháng 6/2011, FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm. Để tiếp tục kích thích nền kinh tế Mỹ, FED đã triển khai chương trình “Operation Twist” hay còn gọi là QE 2.5, bao gồm hai gói có trị giá 400 tỷ USD và 267 tỷ USD. Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu mà cụ thể là bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm). Như vậy, khác với QE thông thường, chương trình này FED không làm tăng cung tiền và mở rộng bảng cân đối tài sản của mình mà chỉ thay đổi các thành phần trong bảng cân đối sử dụng nguồn vốn có sẵn.

Tuy nhiên, sau hai gói QE1 và QE2, nền kinh tế Mỹ vẫn không có nhiều dấu hiệu hồi phục. Chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói QE3 vào tháng 9/2012, đồng thời cam kết tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015. FED tiến hành mua số lượng MBS trị giá 40 tỷ USD/tháng bằng cách phát hành tiền và mua lại tài sản của các ngân hàng. QE3 là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp Mỹ phát triển, phục hồi kinh tế. QE3 được thực hiện song song với chương trình “Operation

Twist”. Như vậy, ước tính tổng cộng mỗi tháng FED sẽ nắm giữ khoảng 85 tỷ USD trái phiếu dài hạn. Bảng 4.1 thể hiện sơ lược các gói QE như sau:

Bảng 4.1: Sơ lược về các gói QE của Mỹ

QE1 QE2 Operation

Twist QE3 Thời gian thực hiện 11/2008 11/2010 9/2011 9/2012 Gía trị ~1.700 tỷ USD 600 tỷ USD 400 tỷ USD và 267 tỷ USD 40 tỷ USD/tháng

(Nguồn: Do tác giả thu thập thông tin)

4.1.2. Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ Mỹ đến thị trường Mỹ

Việc triển khai các gói QE đối với nền kinh tế Mỹ là điều cần thiết để phục hồi đà tăng trưởng cũng như cải thiện thị trường việc làm khi các chính sách cũ không phát huy tác dụng. Tiến hành gói QE, một mặt FED mua lại MBS từ hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tăng vốn khả dụng cho nền kinh tế để qua đó có khả năng kích thích thị trường việc làm. Mặt khác, khi FED mua MBS, giá các công cụ này sẽ bị đẩy lên cao đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những tài sản khác như trái phiếu công ty. Nhà đầu tư mua trái phiếu công ty sẽ làm lợi suất trái phiếu công ty giảm xuống, như vậy doanh nghiệp có thể vay mượn với chi phí rẻ hơn. Chi phí vay rẻ hơn có thể khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng số lượng công việc cho nền kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập tăng đồng nghĩa với chi tiêu tăng, doanh số bán hàng tăng lên và giá nhà sẽ có thể tăng trở lại. Điểm cuối của chu trình này là thị trường hàng hóa và bất động sản có thể được phục hồi.

Như vậy, với ba gói QE được FED tung ra trong những năm vừa qua đã giúp Mỹ tăng lượng tiền trong lưu thông, giảm lãi suất thấp gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của QE đối với nền kinh tế Mỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng, FED không nên thực hiện quá nhiều QE bởi các gói QE mới sẽ không hiệu quả và có thể còn gây ra những rủi ro cho nền kinh tế. Về phía FED, việc cơ quan này liên tục tung ra các gói QE khổng lồ đã làm tăng tài sản nợ trong bảng cân đối tài sản, do một lượng lớn tiền được đưa vào nền kinh tế không được trung hòa, tạo áp lực lạm phát. Hơn nữa, việc hoán đổi trái phiếu dài hạn bằng trái phiếu ngắn hạn mặc dù không làm thay đổi tổng tài sản của FED nhưng đã làm giảm chất lượng tài sản của FED, nghĩa là làm đồng USD yếu đi. Như vậy, việc triển khai các gói QE khổng lồ không thực sự đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ mà ngược lại đã trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ nợ công của nước này.

4.1.3. Tác động từ việc Mỹ chấm dứt nới lỏng định lượng lên thị trường Mỹ

Chấm dứt gói QE3 và nâng cao lãi suất có tác động tích cực do lãi suất tăng cao trong thị trường nội địa của Mỹ thu hút vốn đầu tư nóng từ các thị trường mới nổi. Dòng vốn đầu tư này sẽ quay trở lại Mỹ do mức lợi suất tăng cao. Ngoài ra, chính sách giảm và dừng gói QE3 giúp kìm hãm sự tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian vừa qua, tránh tình trạng hình thành một bong bóng tài sản như đợt suy thoái kinh tế năm 2008. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc chấm dứt nới lỏng định lượng FED cũng dẫn đến những tác động tiêu cực. Tác động đầu tiên của gói QE3 là giảm nguồn cung tiền USD trong nền kinh tế Mỹ. Lượng tiền cung cấp cho hệ thống ngân hàng giảm, dự trữ tiền để cho vay tín dụng giảm trong ngắn hạn trong khi nguồn cầu tiền mặt vẫn tăng cao. Những yếu tố đó vô hình chung tác động khiến cho mặt bằng lãi suất tại Mỹ tăng, lợi suất thị trường trái phiếu chính phủ tăng cao. Mặt bằng lãi suất tăng làm chi phí các khoản vay tăng gây ảnh hưởng tới cầu trên thị trường nhà đất, từ đó ảnh hưởng tới thị trường

việc làm. Bên cạnh đó, nợ chính phủ Mỹ đang ở mức cao, nếu với mức lãi suất thấp kỷ lục của Mỹ, chi phí cho khoản nợ này đang ở mức thấp nhưng khi lãi suất tăng sẽ tạo ra một khoản nợ lớn hơn cho chính phủ Mỹ. Cuối cùng, lãi suất tăng tạo nguy cơ giảm giá trên thị trường chứng khoán. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Khi kết thúc gói hỗ trợ, do mặt bằng giá tăng khiến cho chi phí sản xuất ở mức cao, các nhà sản xuất hay cung ứng của thị trường sẽ giảm lượng cung ra thị trường, nhu cầu tiêu dùng cũng giảm bớt do không còn hỗ trợ của gói QE. Điều này khiến cho tổng lượng hàng hóa tiêu dùng sẽ giảm. Hai nguyên nhân chính khiến cho GDP quý 4/2014 chậm lại là do chi tiêu doanh nghiệp giảm trong khi thâm hụt cán cân thương mại gia tăng một phần là do đồng USD mạnh hơn khiến hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn.

4.1.4. Tác động từ việc Mỹ chấm dứt nới lỏng định lượng lên thị trường mới nổiChâu Á Châu Á

Ngay khi FED chấm dứt chính sách nới lỏng định lượng tiền tệ, các nước Châu Á đã phải đối mặt với thách thức mới: tương lai sau khi vay nợ quá mức. Tác động từ nguy cơ này được các nhà kinh tế so sánh với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997-1998. Giới phân tích cảnh báo Châu Á có thể đang ở giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng tiền tệ và tín dụng, mặc dù không giống như những năm 1990.

Thực tế khi FED có khả năng chấm dứt gói QE3 đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn ra khỏi các nền kinh tế mới nổi trong những tháng gần đây, thị trường chứng khoán và tiền tệ lao dốc xảy ra ở các nước này.Trên thị trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán và giá cổ phiếu đặc biệt là những cổ phiếu do khối ngoại nắm giữ có xu hướng giảm kéo dài, giá trị đồng nội tệ của các nước châu Á giảm mạnh, tỷ giá so với USD tăng cao. Theo số liệu của tổ chức theo dõi các quỹ đầu tư (EPFR), trong tháng 6 và tháng 7, các nhà đầu tư rút ròng khoảng 6 tỷ USD ra khỏi thị trường trái phiếu Châu Á. Thị trường nhà đất, bất động sản cũng bị tác

động trực tiếp bởi một lượng vốn đầu tư rút khỏi thị trường. Trước đây do dòng vốn có lãi suất thấp từ Mỹ đổ vào các nước nên thị trường bất động sản bùng nổ mạnh mẽ và lo sợ bong bóng tài sản. Nay thị trường nhà đất chậm lại và yếu kém, điều này cũng tác động gián tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước.

Mặt khác do giá trị đồng nội tệ giảm sút mạnh trong khi đó giá hàng hóa xuất khẩu vốn được tính bằng USD do đó giá trị thương phẩm của hàng hóa xuất sẽ giảm. Những quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu sẽ bị thiệt hại, ngược lại những quốc gia nhập khẩu nhiều như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ được lợi. Việc FED chấm dứt QE3 và dự báo nâng cao lãi suất ở Mỹ, làm cho dòng vốn giá rẻ quay trở lại Mỹ, đồng tiền nội tệ ở các nước mất giá, tình trạng lạm phát cao có thể xảy ra. Chính vì vậy ngân hàng trung ương các nước phải thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, dẫn đến lãi suất ở các nước này có xu hướng tăng. Sự gia tăng lãi suất làm cho chi phí vốn vay ngân hàng gia tăng ảnh hưởng đến đầu tư vào các ngành. Kết quả có thể tổng cầu của nền kinh tế sẽ giảm, tăng trưởng kinh tế chững lại hoặc giảm. Sự mất giá của đồng nội tệ của các nước so với USD khiến cho hàng hóa của những nước này rẻ hơn so với Mỹ thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên những nước nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ bị tác động xấu: gía nguyên liệu tính bằng nội tệ gia tăng, chi phí sản xuất hàng tiêu dùng tăng cao, tiêu dùng của người dân giảm sút, điều này cũng tác động đến tăng trưởng GDP. Sau đây là tình hình kinh tế - tài chính của một số nền kinh tế Châu Á khi FED bắt đầu cắt giảm và chấm dứt gói QE3.

Trung Quốc

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang có những tiêu cực về khả năng giảm sút tăng trưởng trong năm 2014, việc FED chấm dứt gói QE3 đã tác động không nhỏ đến sức khỏe kinh tế Trung Quốc. Trước hết do dòng vốn có lãi suất thấp rút khỏi đất nước trở về Mỹ, đã có tác động tiêu cực đến thị trường tài chính

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 42)