Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 62 - 70)

7. Đóng góp của luận văn

5.2. Hàm ý chính sách

Tác động lan tỏa từ chính sách tiền tệ của các quốc gia phát triển tới các quốc gia đang phát triển và các thị trường mới nổi là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những đặc điểm kinh tế riêng như mức độ hội nhập, sự phát triển của các thị trường tài chính, sự kiểm soát dòng vốn … khiến cho tác động này

khác nhau ở các quốc gia. Và từng quốc gia cũng có những phản ứng chính sách để đối phó với tác động lan tỏa khác nhau dựa theo mức độ độc lập của ngân hàng trung ương và mục tiêu theo đuổi của các chính sách tiền tệ.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã cho thấy các vấn đề sau đây:

- Thứ nhất, cuộc khủng hoảng làm lộ ra một mặt trái ít được xét đến của toàn cầu hoá, nó tạo điều kiện và làm trầm trọng hơn các mất cân bằng quốc tế. Ví dụ trường hợp thâm hụt thương mại của Mỹ được tài trợ bằng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc và các nước vùng Vịnh đã đẩy tỷ lệ tiết kiệm nội địa của Mỹ xuống gần bằng không. Chính điều này là tác nhân kích thích tổng cầu của Mỹ trong những năm cuối cùng trước khủng hoảng, làm cho thâm hụt thương mại tiếp tục xấu đi. Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách của các nước mới nổi và đang phát triển phải cân nhắc lại chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu.

- Thứ hai, cuộc khủng hoảng cho thấy tư tưởng thả nổi hoàn toàn cho thị trường tự do hoạt động và trào lưu giảm bớt, xoá bỏ quản lý nhà nước trong các hoạt động kinh tế trở nên thoái trào. Vấn đề cải tổ và tăng cường quản lý, giám sát hệ thống tài chính ở từng nước và trên phạm vi toàn cầu là điều gần như được sự đồng thuận hoàn toàn trong giới học thuật lẫn giới hoạch định chính sách. Việc kiểm soát chặt chẽ hơn dòng vốn quốc tế cũng đã được đặt ra, song song với các đề xuất giám sát các sản phẩm tài chính có rủi ro cao và được sử dụng quá tràn lan trong các hoạt động đầu cơ. Khi kinh tế thế giới đang chìm vào suy thoái, tư tưởng của Keynes về vai trò điều tiết của nhà nước quay trở lại. Bên cạnh các gói kích cầu khổng lồ có nguồn gốc từ lý thuyết Keynes, các hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế gia tăng, từ việc giám sát và quản lý thị trường đến việc can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào mọi mặt hoạt động của nó.

Từ việc phân tích các ví dụ của các quốc gia Châu Á mới nổi trên, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách như sau. Từ kết quả phân tích ở trên có thể thấy việc Mỹ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng vừa là động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế vừa đưa ra bài toán về tỷ gia, ổn định tài chính, kiểm soát dòng vốn và lạm phát đối

với các quốc gia mới nổi ở Châu Á. Mặc dù điều kiện và mục tiêu của mỗi quốc gia không giống nhau, tuy nhiên để hạn chế các tác động từ bên ngoài mà cụ thể là tác động từ chính sách tiền tệ của Mỹ, các ngân hàng trung ương cần tiếp tục kiên định thực hiện mục tiêu ổn định lạm phát, điều hành đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. - Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cung cầu và diễn biến trên thị trường, chủ động can thiệp trên thị trường ngoại hối để vừa tránh việc đồng nội tệ bị định giá quá cao vừa củng cố quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước để tạo ra bước đệm cần thiết trong trường hợp dòng vốn đảo chiều và tỷ giá gặp áp lực.

- Điều hành chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến mặt bằng lãi suất thế giới, xem xét hạ các loại lãi suất điều hành để tạo cơ hội giảm chi phí vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý nếu các điều kiện tiếp tục thuận lợi.

- Điều hành chính sách tín dụng chủ động, hợp lý trong bối cảnh cân đối khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và tình hình hoạt động của từng ngân hàng thương mại, kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngoại tệ và tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, tránh tạo bong bóng trên các thị trường tài sản này.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp ổn định tài chính trong hệ thống ngân hàng, chú trọng kiểm soát việc đi vay trên thị trường quốc tế của các tổ chức tín dụng về mục đích và khả năng thanh toán cũng như ảnh hưởng tới thị trường ngoại hối trong nước.

- Theo dõi, cập nhật các thông tin trên thị trường quốc tế để có các phản ứng chính sách kịp thời, đồng bộ nhằm đạt hiệu quả chính sách cao nhất, tranh thủ tận dụng các cơ hội trong môi trường lãi suất thế giới có xu hướng giảm sâu.

I

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ajluni, J. (2005). Monetary Policy Shocks in a Small Open Economy: Assessing the'Puzzles' of Monetary Policy by SVAR.

2. Ammer, J., De Pooter, M., Erceg, C. J., & Kamin, S. B. (2016). International spillovers of monetary policy (No. 2016-02-08-1). Board of Governors of the Federal Reserve System (US).

3. Asia Regional Integration Center (2018). Economic and financial indicator database, Địa chỉ: https://aric.adb.org/, [truy cập ngày 30/5/2020]

4. Bańbura, M., Giannone, D., & Reichlin, L. (2010). Large Bayesian vector auto regressions. Journal of applied Econometrics, 25(1), 71-92.

5. Barro, R., & Sala-i-Martin, X. (2004). Economic growth second edition.

6. Bilson, J. F. (1978). The monetary approach to the exchange rate: some empirical evidence. Staff Papers, 25(1), 48-75.

7. Borensztein, E., J. De Gregorio, and J.-W. Lee (1995). How Does Foreign Direct Investment Affect Economic Growth? Working Papers 5057. National Bureau of Economic Research, Cambridge, Mass.

8. Canova, F. (1995). Vector autoregressive models: specification, estimation, inference and forecasting. Handbook of applied econometrics, 1, 73-138.

9. Caraiani, P. (2010). Forecasting Romanian GDP using a BVAR model. Romanian Journal of Economic Forecasting, 13(4), 76-87.

10. Carriero, A., Kapetanios, G., & Marcellino, M. (2009). Forecasting exchange rates with a large Bayesian VAR. International Journal of Forecasting, 25(2), 400-417.

11. Census Bureau (2018), Top trading partners. Địa chỉ: https://www.census.gov/foreign-trade/statistics/highlights/top/top1312yr.html, [truy cập ngày 30/5/2020].

12. De Mol, C., Giannone, D., & Reichlin, L. (2008). Forecasting using a large number of predictors: Is Bayesian shrinkage a valid alternative to principal components?. Journal of Econometrics, 146(2), 318-328.

13. Di Giovanni, J., & Shambaugh, J. C. (2008). The impact of foreign interest rates on the economy: The role of the exchange rate regime. Journal of International economics, 74(2), 341-361.

14. Doan, T., Litterman, R., & Sims, C. (1984). Forecasting and conditional projection using realistic prior distributions. Econometric reviews, 3(1), 1-100. 15. Dornbusch, R. (1976). The theory of flexible exchange rate regimes and

macroeconomic policy. The Scandinavian Journal of Economics, 255-275. 16. Duvendack, M., & Palmer-Jones, R. (2012). Replication, Reproduction and the

Credibility of Micro-econometric Studies of the Impact of Microfinance and Informal Sector Borrowing in Bangladesh.

17. Federal Reserve Economic Data (2018), Địa chỉ: https://fred.stlouisfed.org/, [truy cập ngày 30/5/2020].

18. Fleming, J. M. (1962). Domestic financial policies under fixed and under floating exchange rates. Staff Papers, 9(3), 369-380.

19. Flood, R. P., & Rose, A. K. (1995). Fixing exchange rates a virtual quest for fundamentals. Journal of monetary economics, 36(1), 3-37.

20. Frankel, J. A. (1979). On the mark: A theory of floating exchange rates based on real interest differentials. The American Economic Review, 69(4), 610-622.

21. Frenkel, J. A. (1976). A monetary approach to the exchange rate: doctrinal aspects and empirical evidence. The scandinavian Journal of economics, 200- 224.

22. Georgiadis, G. (2016). Determinants of global spillovers from US monetary policy. Journal of International Money and Finance, 67, 41-61.

23. Giacomini, R., & White, H. (2006). Tests of conditional predictive ability. Econometrica, 74(6), 1545-1578.

24. International Financial Statistics (2018), Địa chỉ: https://data.imf.org/?sk=4c514d48-b6ba-49ed-8ab9-52b0c1a0179b&sId=-1, [truy cập ngày 30/5/2020].

25. Kim, S. (2001). International transmission of US monetary policy shocks: Evidence from VAR's. Journal of Monetary Economics, 48(2), 339-372.

26. Kvint, Vladimir (2009). The Global Emerging Market: Strategic Management and Economics. New York, London: Routledge.

27. Litterman, R. B. (1980). A Bayesian procedure for forecasting with vector autoregressions. MIT.

28. Maćkowiak, B. (2007). External shocks, US monetary policy and macroeconomic fluctuations in emerging markets. Journal of monetary economics, 54(8), 2512-2520.

29. Miroudot, S., Lanz, R., & Ragoussis, A. (2009). Trade in intermediate goods and services.

30. Morgan Stanley Capital International (2018), Địa chỉ: https://www.msci.com/market-classification, [truy cập ngày 30/5/2020].

31. Mundell, R., 1963. Capital mobility and stabilization policy under fixed and flexible exchange rates. Canadian Journal of Economics 29, 475–485.

32. Pesaran, M., & Chudik, A. (2014). Theory and practice of GVAR modeling (No. 180). Federal Reserve Bank of Dallas.

33. Pham, T. T., & Nguyen, P. T. (2019). Monetary policy responses of Asian countries to spillovers from US monetary policy. Asian Pacific‐ Economic Literature, 33(1), 78-97.

34. Sala-i-Martin, X. (1994). Cross-sectional regressions and the empirics of economic growth. European Economic Review, 38(3-4), 739-747.

35. Solow, R. M. (1956). A contribution to the theory of economic growth. The quarterly journal of economics, 70(1), 65-94.

36. Swan, T. W. (1956). Economic growth and capital accumulation. Economic record, 32(2), 334-361.

37. The World Bank (2018), Địa chỉ:

https://data.worldbank.org/indicator/NV.IND.MANF.ZS, [truy cập ngày 30/5/2020].

38. The World Bank (2018), Địa chỉ:

https://data.worldbank.org/indicator/NV.IND.TOTL.ZS, [truy cập ngày 30/5/2020].

39. Utlaut, J., & Van Roye, B. (2010). The effects of external shocks to business cycles in emerging Asia: A Bayesian-VAR approach. Institute for the World Economy.

40. Wu, H. (2009). Empirical research on the international spillover effects of US monetary policy and their impacts. China Economist, Forthcoming.

PHỤ LỤC Phân loại các quốc gia mới nổi theo từng đặc trưng

 Bảng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (Nguồn: Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ 2018)

Quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

Trung Quốc 120148.1 539675.6 659823.7 Ấn Độ 33502.8 54349.3 87852.1 Indonesia 8171.5 20841.8 29013.3 Hàn Quốc 56506.6 74264 130770.6 Malaysia 13012 39356.3 52368.3 Philippines 8720.1 12597.2 21317.3 Thái Lan 12448.3 31872.7 44321

 Bảng thị phần thương mại của các quốc gia Châu Á mới nổi với Mỹ trong giai đoạn nghiên cứu (Nguồn: World Bank 2018)

Trung

Quốc Ấn Độ Indonesia Hàn Quốc Malaysia Philippines Thái Lan

2000 39.41054 26.90092 71.43688 67.94719 220.40679 104.72986 121.29788

2001 38.52736 25.99325 69.79321 63.91106 203.36464 98.90894 120.26770

2002 42.74740 29.50866 59.07946 60.15371 199.35623 102.43508 114.96974

2003 51.80399 30.59244 53.61649 63.39300 194.19513 101.84933 116.69284

2005 62.20789 42.00167 63.98794 71.18431 203.85464 97.87855 137.85390 2006 64.47888 45.72448 56.65713 73.55135 202.57715 94.94083 134.08677 2007 62.19337 45.68627 54.82925 77.24301 192.46551 86.61941 129.87314 2008 57.61272 53.36822 58.56140 99.93356 176.66832 76.28227 140.43697 2009 45.18488 46.27287 45.51212 90.41264 162.55897 65.59038 119.26955 2010 50.71707 49.25521 46.70127 95.65409 157.94476 71.41949 127.25045 2011 50.74090 55.62387 50.18001 110.00005 154.93768 67.69792 139.67556 2012 48.26752 55.79372 49.58290 109.88620 147.84175 64.89944 138.47919 2013 46.74438 53.84413 48.63737 102.77075 142.72099 60.24529 133.40726 2014 45.06505 48.92219 48.08018 95.29722 138.31223 61.47163 131.78554 2015 39.62901 41.92291 41.93764 83.71212 131.37005 62.69001 125.92438 2016 37.21020 40.15889 37.42134 77.71283 126.89898 65.50474 122.02916 2017 38.14969 40.76668 39.36275 80.77922 133.21946 71.89593 122.52455 2018 38.24615 43.37765 43.02166 83.00393 130.50278 76.05875 123.30688 Trung bình 48.33908 42.80094 52.53475 83.12144 169.97739 80.72423 127.71282

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w