Phản ứng của các nhóm nước được phân loại dựa trên độ mở thương mại

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 55 - 61)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.2.Phản ứng của các nhóm nước được phân loại dựa trên độ mở thương mại

4.3. Phản ứng của các nhóm nước trước tác động của chính sách tiền tệ Mỹ

4.3.2.Phản ứng của các nhóm nước được phân loại dựa trên độ mở thương mại

Đối với biến lãi suất, kết quả phản ứng xung hình 4.4 cho thấy, biến lãi suất của cả hai nhóm nước có phản ứng nhanh chóng và cùng chiều với tác động lãi suất Mỹ. Trong đó, nhóm nước có độ mở thương mại thấp lại có phản ứng mạnh hơn nhóm nước có độ mở thương mại lớn. Nhiều nghiên cứu cho rằng nhóm nước độ mở cao sẽ có phản ứng mạnh hơn với tác động bên ngoài nói chung và tác động từ chính sách tiền tệ Mỹ nói riêng. Những nghiên cứu này cho rằng việc Mỹ thực hiện giảm lãi suất đã làm cho giá nội tệ giảm, dẫn theo tỷ giá đồng USD trên đồng tiền của

các nước đối tác giảm, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu của các nước đối tác. Hay nói cách khác, việc giảm lãi suất của Mỹ làm cho hàng hóa của Mỹ trở nên hấp dẫn hơn, kích thích xuất khẩu của Mỹ và gây bất lợi cho xuất khẩu của các nước đối tác. Đối với những nước có độ mở thương mại cao, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, do vậy, việc Mỹ thay đổi lãi suất gây ảnh hưởng đến xuất khẩu đã dẫn đến sự điều chỉnh lãi suất của các quốc gia này nhằm đạt được độ tương đồng với đồng USD. Do vậy, các nước độ mở cao có phản ứng tăng ở thời kì đầu và bắt đầu giảm dần từ thời kì hai.

Hình 4.4: Kết quả phản ứng xung của các biến trước tác động của lãi suất Mỹ dựa trên phân loại độ mở thương mại

Tuy nhiên, kết quả phản ứng xung lại cho thấy rằng lãi suất ở các nước có độ mở thương mại thấp phản ứng mạnh hơn với lãi suất Mỹ. Theo như nghiên cứu của Georgiadis (2016), những quốc gia có thị trường tài chính chưa phát triển, độ mở dòng vốn cao nhưng độ mở thương mại thấp sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn từ tác động lan tỏa nếu như cơ cấu ngành của những quốc gia này nghiêng về khu vực sản xuất hàng hóa gia công và khu vực sản xuất, chế tạo chiếm phần lớn trong sản lượng đầu ra.

Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng trung bình ngành công nghiệp trong tổng GDP của các quốc gia giai đoạn năm 2000-2018. (Nguồn: The World Bank 2018)

Biểu đồ 4.1 thể hiện tỷ trọng trung bình ngành công nghiệp trong tổng GDP của các quốc gia mẫu, khu vực Châu Âu và Mỹ giai đoạn năm 2000-2018. Qua đó, tỷ trọng ngành công nghiệp của các quốc gia mới nổi chiếm khoảng trên 30% trong

tổng GDP. Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp của khu vực Châu Âu và Mỹ chiếm khoảng 20% trong tổng GDP.

Biểu đồ 4.2: Tỷ trọng trung bình ngành sản xuất, chế tạo trong khu vực công nghiệp của các quốc gia giai đoạn 2000-2018. (Nguồn: The World Bank 2018)

Biểu đồ 4.2 thể hiện tỷ trọng trung bình ngành sản xuất, chế tạo trong khu vực công nghiệp giai đoạn 2000-2018. Đồ thị cho thấy tỷ trọng ngành sản xuất, chế tạo chiếm trên 50% trong khu vực công nghiệp. Đối với Mỹ, khu vực công nghiệp chỉ chiếm 19% trong tổng GDP, nhưng có đến 80% là ngành sản xuất chế tạo. Còn đối với các nước mới nổi, khu vực công nghiệp chiếm khoảng trên 50% trong tổng GDP và trong đó chiếm hơn nửa là ngành sản xuất, chế tạo. Các nước mới nổi

Châu Á hiện nay có thể lựa chọn tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia thông qua thương mại xuyên khu vực về sản phẩm trung gian và linh kiện sản xuất thay vì xây dựng một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh thông qua thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, hàng hóa trung gian nhạy cảm hơn với sự thay đổi của chi phí thương mại là hàng hóa cuối cùng vì đối với hàng hóa cuối cùng các nhà sản xuất sẽ hạn chế được sự phụ thuộc vào nhà cung cấp ở xa (Mirodout, Lanz và Ragoussis, 2009). Việc Mỹ thực hiện giảm lãi suất đã khiến hàng hóa xuất khẩu của các nước đối tác trở nên kém hấp dẫn hơn hàng hóa của Mỹ, bên cạnh đó, đối với các nước có độ thương mại thấp, hàng hóa di chuyển không được thông suốt, gây chậm trễ làm chi phí thương mại tăng lên. Điều này dẫn đến việc điều chỉnh lãi suất của các quốc gia đối tác để giá hàng hóa trở nên tương đồng hơn với giá hàng hóa của Mỹ. Do vậy, đối với các quốc gia mới nổi, có độ mở thương mại thấp và khu vực sản xuất, chế tạo chiếm phần lớn trong sản lượng đầu ra sẽ phản ứng mạnh với lãi suất của Mỹ.

Biến tăng trưởng của cả hai nhóm có phản ứng cùng chiều với tác động của lãi suất Mỹ. Trong đó, các nước độ mở thương mại lớn phản ứng mạnh hơn nhóm nước có độ mở thấp và Mỹ. Độ mở thương mại được đo lường bằng tiêu chí tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP, thể hiện quy mô tương đối của khu vực ngoại thương trong một nền kinh tế. Việc Mỹ thực hiện giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế không chỉ làm tăng nhu cầu chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ trong nước, mà còn tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Điều này giúp làm tăng xuất khẩu của các nước đối tác, làm cho GDP của cả Mỹ và các nước đối tác tăng lên (tác động kích thích chi tiêu). Bên cạnh đó, Mỹ giảm lãi suất cũng giúp các nước có mức lợi tức cao hưởng lợi từ các dòng vốn chảy vào những thị trường này, qua đó hoạt động sản xuất có thể được đầu tư phát triển hơn, năng suất hơn, gia tăng xuất khẩu và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy, biến tăng trưởng kinh tế của các nước độ mở cao sẽ có phản ứng với lãi suất Mỹ mạnh hơn các nước có độ mở thấp.

Đối với biến lạm phát, nhóm nước có độ mở thương mại cao có phản ứng cùng chiều với lãi suất Mỹ. Ngoài ra, biến lạm phát của nhóm nước độ mở cao có phản

ứng tương tự như phản ứng của biến lạm phát của Mỹ. Mỹ giảm lãi suất làm hàng hóa Mỹ trở nên hấp dẫn hơn hàng hóa xuất khẩu của các nước đối tác, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của nước khác, đặc biệt là những nước có lượng hàng hóa xuất khẩu cao. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất của Mỹ cũng tạo cơ hội cho các quốc gia tiếp nhận các dòng vốn từ bên ngoài vào thị trường, giúp gia tăng năng suất, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 55 - 61)