Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ Mỹ đến thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 45 - 46)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.2.Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ Mỹ đến thị trường Mỹ

4.1. Tác động của chính sách tiền tệ Mỹ đến kinh tế các quốc gia mới nổi

4.1.2.Tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ Mỹ đến thị trường Mỹ

Việc triển khai các gói QE đối với nền kinh tế Mỹ là điều cần thiết để phục hồi đà tăng trưởng cũng như cải thiện thị trường việc làm khi các chính sách cũ không phát huy tác dụng. Tiến hành gói QE, một mặt FED mua lại MBS từ hệ thống ngân hàng, hỗ trợ tăng vốn khả dụng cho nền kinh tế để qua đó có khả năng kích thích thị trường việc làm. Mặt khác, khi FED mua MBS, giá các công cụ này sẽ bị đẩy lên cao đồng nghĩa với lợi suất trái phiếu giảm xuống, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những tài sản khác như trái phiếu công ty. Nhà đầu tư mua trái phiếu công ty sẽ làm lợi suất trái phiếu công ty giảm xuống, như vậy doanh nghiệp có thể vay mượn với chi phí rẻ hơn. Chi phí vay rẻ hơn có thể khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh làm tăng số lượng công việc cho nền kinh tế và làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập tăng đồng nghĩa với chi tiêu tăng, doanh số bán hàng tăng lên và giá nhà sẽ có thể tăng trở lại. Điểm cuối của chu trình này là thị trường hàng hóa và bất động sản có thể được phục hồi.

Như vậy, với ba gói QE được FED tung ra trong những năm vừa qua đã giúp Mỹ tăng lượng tiền trong lưu thông, giảm lãi suất thấp gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm trái chiều về tác động của QE đối với nền kinh tế Mỹ. Có nhiều ý kiến cho rằng, FED không nên thực hiện quá nhiều QE bởi các gói QE mới sẽ không hiệu quả và có thể còn gây ra những rủi ro cho nền kinh tế. Về phía FED, việc cơ quan này liên tục tung ra các gói QE khổng lồ đã làm tăng tài sản nợ trong bảng cân đối tài sản, do một lượng lớn tiền được đưa vào nền kinh tế không được trung hòa, tạo áp lực lạm phát. Hơn nữa, việc hoán đổi trái phiếu dài hạn bằng trái phiếu ngắn hạn mặc dù không làm thay đổi tổng tài sản của FED nhưng đã làm giảm chất lượng tài sản của FED, nghĩa là làm đồng USD yếu đi. Như vậy, việc triển khai các gói QE khổng lồ không thực sự đem lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ mà ngược lại đã trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ nợ công của nước này.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ MỸ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI (Trang 45 - 46)