Tính đa dạng loài của hệ động vật YOK

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 58)

c. Địa chất và thổ nhưỡng

3.6.1. Tính đa dạng loài của hệ động vật YOK

9

3 9

Hệ động vật Vườn quốc gia YOK ĐÔN phong phú về thành phần loài với tổng số loài động vật là 1141 và cụ thể của từng lớp như sau (Nguồn Vườn quốc gia YOK ĐÔN 2007).[19]

* Lớp thú có 70 loài. Tính đa dạng cao nhất là bộ Ăn thịt (Carnivora) có 23 loài (chiếm 32,86% tổng số loài trong lớp thú) nằm trong 20 giống của 6 họ tiếp đến là bộ Gặm nhấm (Rodentia) có 20 loài (chiếm 28,57% tổng số loài trong lớp thú). Nằm trong 12 giống của 5 họ; bộ Linh trưởng (Primates) có 6 loài nằm trong 4 giống của 3 họ. Hai bộ, mỗi bộ có năm loài là bộ Dơi (Chiroptera) (4 giống, 3 họ) và Guốc chẵn (Artiodactyla) (5 giống, 4 họ). Bộ ăn sâu bọ có 2 loài nằm trong 2 giống của 2 họ. Hai bộ còn lại là bộ Nhiều răng (Scandenta) và bộ Tê tê (Pholidota), mỗi bộ có 1 loài nằm trong 1 giống của 1 họ.

Về các họ trong lớp thú, đặc biệt có họ Chuột (Muridae) có tính đa dạng loài cao nhất lên tới 11 loài (chiếm 17,19% tổng số loài thú) thuộ 4 giống. Trong đó, giống Rattus có tới 8 loài. Họ cầy (Viverridae) có 8 loài thuộc 8 giống. Họ Chồn (Mustelidae) có 6 loài thuộc 5 giống. Họ Sóc cây (Sciuridae) có 5 loài thuộc 3 giống. Họ Khỉ (Cercopothecidae) có 5 loài thuộc 2 giống; trong đó giống Macaca có 4 loài. Họ Mèo (Felidae) có 4 loài thuộc 3 giống. Các họ còn lại chỉ có 1-2 loài.

* Lớp Chim có 239 loài. Tính đa dạng cao nhất là Bộ Chim sẻ (Passeriformes) có 147 loài (chiếm 61,50% tổng số loài Chim) nằm trong 73 giống của 26 họ. Tiếp đến là Bộ Gõ kiến (Piciformes) có 12 loài nằm trong 11 giống của 5 họ. Bộ Cu cu (Cuculiformes) có 10 loài, 7 giống và 1 họ. Bộ Cắt (Falconiformes) có 8 loài, 5 giống và 2 họ. Có 4 Bộ, mỗi Bộ có 7 loài: Bộ Cú (Strigiformes), 4 giống, 2 họ. Bộ Bồ câu

(Columbiformes), 4 giống, 1 họ. Bộ Gà (Galliformes), 7 giống, 1 họ. Bộ Chim lặn (Podiciformes) , 7 giống, 2 họ. Bộ Giẽ (Charadriiformes) có 6 loài, 4 giống, 2 họ. Bộ Yến (Apodiformes) có 5 loài, 3 giống, 1 họ. Bộ Sừu (Gruiformes) có 4 loài, 3 giống, 3 họ. Hai bộ còn lại là: Bộ Nuốc (Trogoniformes) và Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes), mỗi bộ chỉ có 1 loài, 1 giống, 1 họ.

Họ Khướu (Timaliidae) có tính đa dạng loài cao nhất, lên tới 26 loài (chiếm 10,88% tổng số loài chim) thuộc 11 giống. Thứ 2 họ Đớp ruồi (Musscicapidae) có 18 loài thuộc 4 giống. Thứ 3 là họ Chim chích (Sylviidae) có 14 loài thuộc 8 giống. Thứ tư là họ Gõ kiến (Picidae) có 11 loài thuộc 8 giống. Tiếp đến là họ Cu cu (Cuculidae) có 10 loài thuộc 7 giống và họ Chào mào (Pynonotidae) có 10 loài thuộc 3 giống. Họ Trĩ (Phasianidae) có 7 loài thuộc 7 giống và họ Bồ câu (Columbidae) có 7 loài, 4 giống. Bốn họ có 6 loài là: họ Diệc (Ardeidae), 6 giống, họ Ưng (Falconidae), 3 giống; họ Cú mèo (Strigidae), 3 giống và họ Phường chèo (Campephagidae), 3 giống. Bốn họ có 5 loài là: họ Rẽ (Scolopacidae), 3 giống; họ Yến (Apodidae), 3 giống; họ Chim xanh (Irenidae), 3 giống và họ Hút mật (Nectariniidae), 3 giống. Tám họ có 4 loài là: họ Bói cá (Alcedindae), 3 giống; họ Cu rốc (Capitonidae), 1 giống; họ Chim sâu (Dicaeidae), 1 giống; họ Sáo (Sturnidae), 3 giống và họ Quạ (Corvidae), 4 giống.

Lớp Bò sát có 124 loài. Tính đa dạng loài cao nhất là bộ Có vẩy (Squamata) có 69 loài (chiếm 55,6% tổng số loài bò sát), nằm trong 40 giống của 12 họ. Bộ Rùa (Testunidata) có 6 loài, 6 giống thuộc 2 họ. Họ có tính đa dạng cao nhất là họ Rắn nước (Colubridae) lên tới 40 loài (chiếm 32,26% tổng số loài bò sát) thuộc 20 giống. Trong đó 2 giống có 6 loài là giống Rắn sãi (Amphiesma) và Rắn sọc (Elaphe). Hai họ Thằn lằn bóng (Scincidae) và Rắn hổ (Elapidae) mỗi họ có 6 loài, 4 giống. Họ Rắn lục hố má (Crotalidae) có 6 loài, 2 giống. Họ Nhông (Agamidae) 4 loài, 3 giống. Các họ còn lại chỉ có 1-2 loài.

Lớp lưỡng cư có 57 loài. Tính đa dạng loài cao nhất là bộ Không đuôi (Anura) có 26 loài chiếm 45,61% tổng số loài trong lớp lưỡng cư. Họ Ếch nhái (Ranidae) có tới 14 loài (chiếm 24,56% tổng số loài trong lớp lưỡng cư). Họ Cóc bùn (Pelobatidae), có 4 loài, 3 giống. Họ Ếch cây (Rhacophoridae) có 3 loài, 2 giống và họ Nhái bầu (Microhylidae) có 3 loài, 1 giống. Họ Cóc (Bufonidae) có 1 loài, 1 giống. Hai bộ có đuôi (Caudata) và bộ Không chân (Apoda) mỗi bộ chỉ có 1 loài, 1 giống.

Lớp Côn trùng có 651 loài thuộc 57 họ của 9 bộ. Tính đa dạng loài cao nhất thuộc về Bộ Cánh cứng (Coleoptera) với 187 loài chiếm 28,73% tổng số loài côn trùng. Tiếp đến là bộ Cánh vảy (Lepidoptera) với 162 loài, chiếm 24,88% tổng số loài côn trùng hiện có ở Vườn quốc gia Yok Đôn .

6. b. Động vật quý hiếm

Trong tổng số 1.141 loài động vật hoang dã đã phát hiện ở Vườn quốc gia YOK ĐÔN có 64 loài có giá trị cho khoa học cần bảo tồn; 16 loài đặc hữu, 18 loài trong sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán trong phụ lục của CITES và được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3.5. Số loài động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Yok Đôn

Số loài có giá trị bảo tồn Số loài Số loài

Số loài trong Lớp CITES STT đặc trong sách động vật Tổng E V T R hữu đỏ thế giới I II số 1. Chim 8 2 2 3 1 2. Thú 23 5 11 1 6 3. Bò sát 24 1 8 9 6 4. Lưỡng cư 8 1 1 3 3 5. Côn trùng 1 1 Tổng số 64 10 22 16 16 39 18 4 4

(Nguồn VQG YOK ĐÔN 2007)[19]

- Những loài động vật đặc hữu hẹp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN gồm 11 loài trong đó có 2 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 8 loài côn trùng.

- Những loài động vật đặc hữu miền Bắc Việt Nam gặp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN gồm 15 loài trong đó có 2 loài chim, 4 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư và 6 loài côn trùng.

- Những loài động vật đặc hữu của thiên nhiên Việt Nam gặp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN gồm 6 loài trong đó có 5 loài chim, 1 loài lưỡng cư.

- Những loài có tên trong Danh sách Động vật rừng cấm săn bắt của Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng gặp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN gồm 20 loài trong đó có 10 loài thuộc phụ lục IB (thú 8 loài, 1 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư).

- Những loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 1992 gặp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN gồm 56 loài (22 loài thú, 9 loài chim, 17 loài bò sát, 7

Endangered) có 5 loài thú, 1 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 1 loài côn trùng; ở mức Sẽ nguy cấp (V - Vulnerable) có 12 loài thú, 4 bò sát và 1 loài lưỡng cư; ở mức Hiếm (R - Rare) có 4 loài thú, 2 loài chim, 5 loài bò sát và 2 loài lưỡng cư; ở mức Bị đe doạ (Threatened) có 1 loài thú, 7 loài chim, 7 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư.

- Những loài động vật quỹ hiếm có tên trong các Phụ lục CITES gặp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN có 8 loài gồm 4 loài thú (3 loài ở phụ lục I và 1 loài ở phụ lục II) 3 loài bò sát (1 loài ở phụ lục I và 3 loài ở phụ lục II).

- Những loài động vật quý hiếm có tên trong Red list của IUCN gặp ở Vườn Quốc gia YOK ĐÔN có 18 loài gồm: 14 loài thú (EN: 1 loài, LR: 2 loài, VU: 11 loài), 3 loài bò sát (EN: 1 loài, LR: 2 loài) và 1 loài lưỡng cư VU.

3.8. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái trong những năm gần đây đã được các cấp ngành quan tâm, trú trọng phát triển ở các khu bảo tồn và các Vườn quốc gia, đồng thời các văn bản pháp luật để thực hiện phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn, các Vườn quốc gia ngày càng được chỉnh sửa, hoàn thiện rõ ràng cụ thể hơn.

Một số văn bản pháp luật như:

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Luật du lịch 2006

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển Rừng.

- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý Rừng.

- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.

Ngoài ra tại quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, thì ban hành rõ quy chế phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.[2]

Trong Quyết định số 601-NN.TCCB/QĐ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 15/5/1996 về việc thành lập Vườn quốc gia YOK ĐÔN trực thuộc Bộ, với các nhiệm vụ chính như sau:[20]

- Bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng trên núi Yok Đôn .

- Bảo vệ nguồn gen các loài động, thực vật quí hiếm, đặc biệt là bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên của Yok Đôn .

- Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan học tập của các nhà khoa học và sinh viên trong nước và quốc tế.

- Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân long yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ rừng.

- Thực hiện vai trò điều tiết nước của khu vực đầu nguồn, góp phần cải thiện môi sinh cho vùng đồng bằng Trung du Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội.

- Tham gia tổ chức việc tham quan du lịch và nghỉ mát.

- 3.9. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Yok Đôn

Tình hình hiện nay đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng ở các VQG và KBTTN trong nước cũng như quốc tế, thì việc đẩy mạnh du lịch sinh thái, kèm theo giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung và nguời dân vùng đệm VQG YOK ĐÔN nói riêng về giá trị của đa dạng sinh học, từ đó tạo ra ý thức, hành động đúng đắn của cộng đồng đối với đa dạng sinh học, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển bền vững của xã hội.

VQG YOK ĐÔN được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học cao, là kho tàng dự trữ các nguồn gen quý hiếm cho thế giới và Quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị cho đất nước nói chung, cho vùng trung du Bắc Bộ nói riêng, nên cần phải bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt VQG Yok Đôn , trong đó cần đẩy mạnh du lịch sinh thái để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học VQG Yok Đôn .

Hiện nay một số nét văn hóa, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại vùng đệm VQG YOK ĐÔN đã bị mai một và bào mòn dần, do đó phát triển du lịch sinh thái sẽ kích thích người dân khôi phục lại, phát triển dần và duy trì những nét văn hoá, nghề truyền thống độc đáo từ bao đời của các bản làng.

Như chúng ta đã tìm hiểu thì DLST có những bản chất thực sự ưu việt đó là loại hình Du lịch có tính giao dục môi trường cao, đóng góp hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương. Sẽ là một mô hình phát triển cân bằng được lợi ích của cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn. Chính vì những yêu cầu đó đòi hỏi phát triển DLST cần có những định hướng đúng đắn ngay từ đầu và đề ra những giải pháp là thiết sức cần thiết.

Chương 4

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG YOK ĐÔN 4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Yok Đôn

Như chúng ta đã biết DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu như tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích to lớn cho cả công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương. Song để tổ chức DLST đúng nghĩa không phải là một vấn đề đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hưởng tiêu cực phản tác dụng. Bởi các hoạt động của DLST diễn ra ở các vùng sinh thái rất mong manh, rất nhạy cảm.

VQG YOK ĐÔN có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển DLST. Tuy nhiên trong những năm qua do tình hình bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, phức tạp nên VQG YOK ĐÔN chủ yếu tập trung vào công tác bảo vệ, tuần tra rừng tận gốc mà chưa có điều kiện để trú trọng phát triển du lịch sinh thái, do đó những tiềm năng về du lịch sinh thái vẫn chưa được khai thác, phát triển xứng tầm với những gì đã có.

Đồng thời, tổ chức du lịch sinh thái, giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ của VQG được Bộ NN&PTNT giao cho ngay từ khi thành lập. Chính vì vậy cá nhân tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề ra một định hướng phát triển DLST ở VQG Yok Đôn , với mục tiêu khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch nơi đây để góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch sinh thái của VQG Yok Đôn .

Các nghiên cứu và định hướng phát triển DLST này được tác giả đưa ra dựa trên cở sở lý luận về DLST, những kinh nghiệm học tập được từ các VQG trên thế giới và Việt Nam, một căn cứ quan trọng nhất chính là dựa vào việc khảo sát thực tế tiềm năng DLST của VQG Yok Đôn .

Trên cơ sở đó tác giả đưa ra định hướng phát triển DLST như sau: Hoạt động DLST ở VQG YOK ĐÔN cũng giống như các VQG khác, việc phát triển phải chú ý đến sự cân bằng của 3 mục tiêu cơ bản là: Mục tiêu bảo tồn phải được ưu tiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương.

- Mục tiêu bảo tồn: Đó là sự xác định rõ các khu ưu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép của du lịch số đông lên môi trường, làm phong phú các loại hình DLST, hoạt động phải được vận hành theo hướng cung cấp chứ không chạy đua theo nhu cầu như các hoạt động kinh doanh khác.

- Hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh tế là một yêu cầu quan trọng bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nó hỗ trợ cho công tác bảo tồn, về kinh phí tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ VQG, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng. Nên hoạt động cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế.

- Mục tiêu phát triển cộng đồng: là sự khuyến khích người dân địa phương tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch, giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương để tăng thu nhập kinh tế, qua đó người dân sẽ có cái cách nhìn, hành động đúng đắn hơn với thiên nhiên.

Để phát triển DLST bền vững, khi phát triển cần đảm bảo tốt mối liên hệ của ba yếu tố; hiệu quả của hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả của việc phát triển cộng đồng.

4.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Yok Đôn .

Mặc dù VQG YOK ĐÔN đã thành lập được bộ máy chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phát triển DLST và giáo dục môi trường, song bộ máy này vẫn chưa hoạt động có hiệu quả, do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về DLST của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế, nên việc định hướng để phát DLST tại VQG YOK ĐÔN đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của DLST ở

nơi đây. Ở một số nước trên thế giới DLST đã được biết đến và phát triển lừ lâu, còn ở Việt Nam DLST mới được biết đến nên vẫn còn mơ hồ, chưa phát triển rộng rãi, chỉ có một số ít ở các VQG và khu BTTN ở Việt Nam hoạt động tốt về lĩnh vực này và đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho xã hội, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Riêng đối với VQG YOK ĐÔN mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển DLST nhưng cho đến nay hoạt động này vẫn còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, song không vì thế mà chúng ta lại áp dụng một cách máy móc, áp đặt các hình thức hay phương pháp từ các VQG khác, mà chúng ta cần phải chọn lọc những hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cần phải có định hướng rõ ràng, cụ thể theo đúng các nguyên tắc của DLST, nếu không các hoạt động không những không hiệu quả mà còn làm phá vỡ hoặc mất đi các hệ sinh thái, cảnh quan và môi trường vốn có.

Trên cơ sở kết hợp giữa các nguyên tắc chung cho hoạt động DLST, thông qua việc học tập rút ra bài học kinh nghiệm từ các VQG trong nước và quốc tế, đồng thời dựa vào nguồn tài nguyên DLST ở VQG Yok Đôn . Tác giả mạnh dạn đề xuất các định

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w