c. Địa chất và thổ nhưỡng
4.2.2. Định hướng về thị trường
Việt Nam một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, một mặt giáp với biển Đông. Việt Nam đang sở hữu nhiều vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, những nét độc đáo về truyền thống văn hóa, lịch sử, chính vì vậy mà hiện nay đang là điểm đến của rất nhiều khách quốc tế, theo thống kê của Tổng cục Du lịch thì năm 2011, có 6.014. 032 lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2010, bên cạnh lượng khách nội địa ngày càng tăng đã đem lại cho ngành du lịch nguồn thu khoảng 85.000 tỉ đồng. Các quốc gia có du khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác.[20]
Vĩnh Phúc cũng là một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch, nhưng chủ yếu là khách nội địa là chính. Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du lịch tính đến hết tháng 10 năm 2011, số lượt khách tham quan đến với Vĩnh Phúc ước đạt 1.877.420 lượt khách, trong đó khách quốc tế: 24.560 lượt khách; khách nội địa: 1.852.820 lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 691 tỷ đồng, đây không phải là con số nhỏ.[20]
Từ việc tìm hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Vĩnh Phúc chúng ta có thể định hướng cho thị trường khách của hoạt động DLST ở VQG YOK ĐÔN như sau:
- Khách quốc tế vẫn là những thị trường hiện có của ngành Du lịch Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác.
- Khách trong nước chủ yếu là các đối tượng là các cán bộ công chức, viên chức nhà nước, các hội, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp có sự quan tâm và muốn tìm hiểu khám phá thiên nhiên, hoặc vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ cuối tuần. Một đối tượng quan trọng nữa chính là các học sinh, sinh viên các trường đại học trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu học tập, đối với đối tuợng này chúng ta cần phải tổ chức nhiều hoạt động về giáo dục môi trường, để cho các em hiểu rõ hơn giá trị của thiên nhiên, môi trường với sự tồn tại của sự sống loài người.
Một vấn đề quan trọng trong định hướng này là phải có kế hoạch tiếp thị cụ thể, hướng tới các đối tác tiềm năng như: Tạo mối quan hệ tốt với các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước, liên hệ với các trang web có liên quan đến du lịch sinh thái. Xây dựng mạng lưới gắn kết với các VQG khác. Thêm vào đó cần phải đầu tư sản xuất các tờ rơi, panô để quảng bá, kết hợp với các nhà nghỉ, khách sạn gần VQG Yok Đôn , đồng thời gắn panô quảng bá DLST VQG YOK ĐÔN ở vị trí dễ quan sát và đặt tờ rơi tại khách sạn để du khách được biết.
4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Yok Đôn .
Để DLST ở VQG YOK ĐÔN ngày càng thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu học tập, đòi hỏi chúng ta phải tạo ra được những sản phẩm tốt và đội ngũ cán bộ trong ngành phải đảm bảo yêu cầu phục vụ tốt cho các sản phẩm đó. Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tiềm năng DLST của VQG Yok Đôn , Tôi đề xuất một số tuyến DLST ở VQG Yok Đôn , đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên các tuyến đó như sau:
a. Tuyến 1: Trường Rừng – Vườn thực vật
Tuyến này có chiều dài khoảng 1km, thời gian để thực hiện tuyến này mất khoảng 2 – 3 tiếng vừa đi bộ và tham quan Gấu, cũng như Vườn thực vật.
Trường Rừng: là điểm dừng chân đầu tiên của du khách, tại đây du khách sẽ được giới thiệu những thông tin cơ bản của Vườn, đồng thời nơi này cũng tổ chức một số trò chơi giáo dục môi trường cho du khách, học sinh khi có nhu cầu.
Vườn thực vật: Du khách được tham quan cách nhân giống của các loài cây quý hiếm như: Trà Hoa Vàng, Đỗ Quyên, Hải Đường. Đồng thời du khách sẽ được tham quan một số cây thuốc như: Ba Kích, Sâm Cau, Đau Xương,…Đặc biệt nếu du khách đến vào mùa xuân ( sau tết nguyên đán) du khách sẽ được chiêm ngưỡng một vườn Đỗ Quyên với các màu sắc của hoa đỏ, tím rực rỡ cả một vùng trời.
- Điểm mạnh của tuyến: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính của Vườn nên đường xá đã được đổ bê tông, apphan, nên rất dễ đi, khu vực này được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên có nhiều loài chim và thú mà du khách có thể bắt gặp, đặc biệt vào sáng sớm. Thời gian thực hiện tuyến này ngắn, dễ đi phù hợp với các đối tượng du khách và rất phù hợp với du khách có ít thời gian tham quan.
- Điểm yếu: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính đường đi là đường bê tông nên du khách chưa được cảm nhận nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, các cánh rừng chủ yếu là rừng trồng thông nên chưa tạo khác biệt lớn giữa rừng với không khí bên ngoài.
- Vai trò trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Trên tuyến có một con suối nước chảy quanh năm, tập trung rất nhiều các loài sinh vật thuỷ sinh, bò sát, lưỡng cư do vậy đây là nơi phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học cũng sinh viên trong và ngoài nước.
* Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến:
Đây là tuyến có không xa nên không cần xây dựng các điểm dừng chân cũng như chỗ chú nắng mưa, nhưng cần phải đặt một số thùng rác dọc tuyến để giữ gìn vệ sinh