Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 25 - 29)

Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng, nguồn gốc của nó giống như sự tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng. Những du khách lũ lượt kéo đến Vườn quốc gia Yellowstone và Yasemite cách đây hàng mấy thế kỷ chính là những khách du lịch sinh thái đầu tiên. Đến thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi đầy kịch tính và liên tục của lữ hành thiên nhiên; với những trò chơi gây được sự quan tâm như: Săn Thú, Câu Cá... cho đến thời đoạn ngày nay khách du lịch sinh thái thực sự đã có những hiểu biết hơn và phát triển ở mức cao hơn. [8] Hiện nay nhiều quốc gia phát triển Du lịch sinh thái trở thành một nghành công nghiệp chính đem lại nguồn thu quan trọng cho đất nước điển hình như: Một số nước châu phi; Nam Phi, Tanzania,.. và một số quốc gia khác như; Nê Pan, Úc, Thái Lan, ...

Kinh nghiệm hoạt động DLST ở các Vườn Quốc gia.

* DLST ở VQG Galapagos [12]

Vườn Quốc gia Galapagos ở Equado không chỉ là một VQG mà còn là một di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giờ đây còn là một khu dự trữ sinh thái biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, Có môi trường phù hợp cho các loài sinh vật thích nghi như Rùa, Kỳ Đà, Chim Sẻ, Xương Rồng khổng lồ và họ hàng hướng dương, Chim cốc không bay, Chim bói cá và còn rất nhiều giống động

thực vật khác... Những loài này mang những thông tin không gì sánh được trên thế giới về quá khứ và tương lai.

Galapagos có lẽ là một trong những nơi thuận lợi nhất trên thế giới để nghiên cứu về tiến hóa của hệ sinh thái. Được thưởng thức những quang cảnh đại dương, ven biển và đất liền. Nơi động vật hoang dã đã tiến hóa và như không có chút sợ hãi nào đối với con người đây chính là một cảm giác thật khó so sánh.

Khác với các VQG khác ở Equado và các nước Châu Mỹ la tinh khác, nơi có thể có người sống hợp pháp hoặc không hợp pháp trong phạm vi được bảo vệ, người dân ở Galapagos không được phép sống trong VQG. Họ tập trung ở khoảng 4% diện tích của quần đảo trên đất thuộc sở hữu tư nhân. Hầu hết khách tham quan từ đất liền đi bằng máy bay đến các đảo, sau đó đi thăm thú bằng các tua du lịch được thiết kế sẵn.

Sau mười năm đầu kể từ khi đón khách, chiến lược quản lý và hỗ trợ quản lý đầu tiên của VQG được thực hiện tương đối suôn sẻ với một số lượng nhỏ du khách và phát triển liên tục trong những năm 1970. Từ ban đầu có 7000 khách tham quan đến năm 1973 là 12000 khách, năm 1981 là 25000 khách và năm 1989 đã thu hút gần 42000 khách. Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khu vực đã dẫn đến việc giảm ngân sách của dịch vụ DLST ở VQG Galapagos. Nhưng với những biện pháp hữu hiệu cộng với sự hỗ trợ nỗ lực của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ môi trường toàn cầu.. đã làm vực lại sự phát triển DLST ở đây.

Chuyến du lịch truyền thống ở đây là một chuyến đi chơi biển bằng tàu thủy kéo dài một tuần đến các điểm du lịch khác nhau. Những năm gần đây Galapagos phải tiếp ngày càng tăng lượng khách tới thăm, Các nhà điều hành đã rất linh hoạt ngoài tour Du lịch truyền thống thì họ đã tổ chức các tour ngắn ngày hơn, thậm chí là 1 ngày, để nhằm phù hợp hơn với các đối tượng khách khác nhau. Nhìn chung các hoạt động ở đây đã đem lại lợi nhuận cao cho VQG Galapagos và cộng đồng người dân ở đây. Hiện có 6 Du thuyền, bốn tàu thủy (chở được từ 34 người đến 90 người), 75 thuyền máy lớn

và 10 thuyên buồn... những năm gần đây nhu cầu cấp phép hoạt động thuyền du lịch ở đây là rất lớn, đã có nhiều bất cập xảy ra trong hoạt động này song, Ban quản lý VQG và chính phủ Equador đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế phù hợp số lượng thuyền hoạt động. Với nguồn thu 40 $ lệ phí vào VQG và nguồn phí từ các hoạt động của các nhà điều hành du lịch được dùng để phục vụ cho các hoạt động của Vườn và hỗ trợ các hoạt động bảo tồn ở các khu bảo tồn khác ở Equador, đây là những đóng góp đáng kể mà không phải các VQG khác trên thế giới làm được. Hiện nay thì Galapagos đang được coi là mỏ vàng của Equador .

Một số kinh nghiệm của việc phát triển DLST ở VQG Galapagos:

- Các hoạt động dịch vụ VQG đã được tổ chức tập huấn cẩn thận và được cấp chứng nhận cho các hướng dẫn viên, các hướng dẫn viên này sẽ đi cùng với tất cả các đoàn tham quan, vừa đóng vai trò hướng dẫn vừa kiểm soát các hoạt động không tốt cho môi trường của khách du lịch.

- Phương tiện tham quan là đa phần bằng thuyền, các dịch vụ ăn nghỉ đều ở trên thuyền phần nào đã giảm tác động vào các khu vực tham quan của khách. Khu tham quan thường ngắn và có ranh giới rõ ràng. Các hành trình của chuyến tham quan đều được cố định và không được vào các khu vực chưa bị xâm nhập của các loài nhập nội.

- Các phương tiện hoạt động dịch vụ ở VQG đều kiểm soát và cấp phép khá chặt chẽ.

- Các hoạt động của VQG đều được phân vùng quản lý và chiến lược quản lý các hoạt động DLST.

*DLST ở KBT Annapurna [1]

KBT Annapurna, Nê Pan được bao bọc bởi các ngọn núi thuộc loại cao nhất thế giới. Là một khu vực có các điều kiện tự nhiên rất khác biệt. Do các điều kiện khí hậu khác nhau, từ cận nhiệt đới tới ôn đới, sa mạc và khô khu vực này được thiên nhiên ban

tặng cho những điều kiện tuyệt vời cho các loài động, thực vật quý hiếm phát triển như: loài Báo tuyết, Cừu xanh, hơn 100 chủng loại phong lan và một trong các khu rừng Đỗ quyên lớn nhất thế giới. Phần lớn dân cư sống ở đây là tá điền, sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong khu vực và phát triển các hệ thống quản lý truyền thống của riêng họ.

Trong vòng hai thập kỷ qua các hoạt động du lịch được triển khai ở vùng này và phát triển một cách chóng mặt đã làm nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây bị khai thác tới mức giới hạn và KBT đã rơi vào bờ vực của sự khủng hoảng.

Hằng năm có hơn 36.000 khách ưu mạo hiểm đã tới Annapurna, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh và thưởng thức sự độc đáo của các bản sắc văn hóa bản địa, tạo nguồn thu nhập lớn cho nhiều người ở cộng đồng địa phương, nhưng nó cũng đã tạo nên một số vấn đề về môi trường nghiêm trọng. Rừng bị chặt hạ để làm nhiên liệu nấu ăn, sưởi ấm và làm nhà nghỉ, sự ô nhiễm nguồn nước, hệ thống xử lý rác yếu đã làm rác lan tràn trên các tuyến đường và các khu có hoạt động du lịch, cộng thêm sự gia tăng dân số nhanh.

Hoạt động du lịch sinh thái là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ chính của Nê Pan, nhưng lại không đếm xỉa đến những người dân địa phương. Chính vì thế những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch lại càng trở nên trầm trọng. Trước những nhu cầu đó mà năm 1986 đã xuất hiện dự án xây dựng khu bảo tồn Annapurna. Dự án đề cập đồng thời 3 khía cạnh chính là: Bảo tồn thiên nhiên, phát triển nhân lực và quản lý du lịch.

Mục tiêu của dự án là bảo vệ môi trường tự nhiên và văn hóa vùng Annapurna vì lợ ích của 40.000 dân cư trong vùng cũng như du khách quốc tế, song song với hoạt động nâng cao nhận thức của họ về sự mong manh của Môi trường.

Các hoạt động đã chia ra làm 8 nhóm bao gồm: Bảo tồn rừng, các nguồn năng lượng thay thế, giáo dục bảo tồn, quản lý du lịch, phát triển cộng đồng, sức khỏe và vệ sinh cộng đồng, các ủy ban quản lý cộng đồng, nghiên cứu.

Kết quả dự án sau 5 năm thực hiện, khắp nơi trên vùng Annapurna đã chứng kiến sự thay đổi theo chiều hướng tốt trong việc bảo vệ môi trường, văn hóa bản địa, mức sống của người dân được nâng lên, khách du lịch có được cảm giác tốt hơn khi các dịch vụ được nâng lên, mặt khác họ hiểu được rằng du lịch sinh thái không chỉ là những trải nghiệm mà còn giúp cho đời sống người dân ở đây, giúp ích cho hoạt động bảo tồn, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 25 - 29)