Ảnh hưởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cư và bảo tồn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 76)

c. Địa chất và thổ nhưỡng

4.3. Ảnh hưởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cư và bảo tồn

4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đến cộng đồng địa phương

a. Hoạt động du lịch sinh thái tăng nguồn thu nhập cho người dân

Du lịch sinh thái phát triển sẽ thu hút được nhiều khách đến tham quan, đồng thời kèm theo có nhu cầu, dịch sụ của du khách. Du khách sẽ có nhu cầu về ăn nghỉ, vui chơi giải trí, đồ lưu niệm. Do đó một số ngành nghề thủ công của thôn bản sẽ được khôi phục giải quyết được một số việc làm cho người dân, làm tăng thu nhập. Ở VQG YOK ĐÔN có 6 dân tộc anh em sinh sống nên cũng có nhiều sản phẩm đặc biệt, phong phú mang hương vị riêng biệt của dân tộc mình. Đồng thời, người dân cũng có thể là những người hướng dẫn viên, người dẫn đường tốt, ...Ở VQG YOK ĐÔN có một số sản phẩm đặc trưng của người dân dành cho du khách làm đồ lưu niệm như: Các sản phẩm đan lát: mũ, nón, áo thổ cẩm,... các thực phẩm hấp dẫn: Chè Thái Nguyên, Rau

Ổi, Chuối, Na, Mật Ong,...Ngoài ra còn có một số mòn ăn đặc biệt khác của Yok Đôn . Qua những hoạt động này sẽ làm tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

b. Cơ hội bình đẳng cho cộng đồng địa phương

Ở các vùng nông thôn đặc biệt là ở những vùng dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, trình độ văn hoá hạn chế, nên có những quan niệm vẫn còn rất cổ hủ.ôơr những vùng quê số lượng người được hành học và có nghề nghiệp ổn định là rất ít, nên thanh niên và trung niên trong làng chủ yếu là đi làm thuê, những công việc năng nhọc mà phụ nữ thì không thể làm được, còn phụ nữ chỉ có việc đẻ con và chăm sóc đồng áng, việc kinh tế trong gia đình chủ yếu là người đàn ông. Chính vì vậy khi du lịch sinh thái phát triển thì có những việc mà phụ nữ cũng có thể làm được để kiếm tiền, từ đó sẽ tạo ra cơ hội bình đẳng cho nữ giới trong gia đình. Dần dần bỏ đi quan niệm là chỉ có nam giới mới là người kiếm ra tiềm, là trụ cột.

c. Cơ hội trao đổi giao lưu văn hóa

Thông qua những chuyến tham quan du lịch, du khách sẽ được giao lưu trao đổi, tìm hiểu những nét văn hoá đặc trưng, những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống của người dân bản địa, để từ đó du khách sẽ hiểu hơn về con người nơi này, đồng thời người dân vùng đệm cũng được chia sẽ, trao đổi những văn hoá của các du khách để từ đó người dân địa phương có sự nhìn nhận đúng hơn, mở mang được nhiều điều tốt đẹp, khoa học hơn mà trước đây họ chưa hề biết, dần dần bỏ đi những quan niệm cổ hủ, tạo ra cho họ những tư duy mới tích cực hơn, sáng tạo hơn trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Du lịch sinh thái được xem như là một kênh thông tin quan trọng giúp người dân địa phương có cơ hội giao lưu, trao đổi văn hoá, kiến thức với du khách.

4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu

Bên cạnh những tác động tích cực cho người dân nhưng khi du lịch sinh thái phát triển cũng sẽ mang lại một số vấn đề bất cập sau:

a. Những tác động tiềm ẩn

Những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra với cộng đồng địa phương là tăng chi phí sinh hoạt, bất ổn xã hội và sự tập trung quá mức vào các hoạt động du lịch, cộng đồng tiếp xúc quá nhiều với những thay đổi do yêu cầu của du lịch. Chính những yêu cầu của khách du lịch như các buổi văn nghệ hay các yêu cầu của sự phục vụ sẽ ảnh hưởng lớn đến các phong tục tập quán của cộng đồng người dân ở đây.

- Tăng chi phí cho sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt của cộng đồng ở đây sẽ bị đẩy lên do nhu cầu của những người khách tham quan du lịch, Ví dụ như người nước ngoài sẽ đến đây và thích sử dụng các sản vật địa phương, do đó nhu cầu cao lên, dẫn đến các sản phẩm ở đây sẽ được tăng giá, chính yếu tố này sẽ làm thay đổi chi phí cho hoạt động sống bình thường ở đây. Chính những người khách sẽ mang đến những nhu cầu làm tăng nguy cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững và ảnh hưởng đến cả các hoạt động của các nhà làm Bảo tồn đa dạng sinh học ở đây. Ví dụ như du khách có nhu cầu sử dụng món măng ở VQG, không những chỉ để ăn mà còn mang về làm quà biếu, trong khi đó nguồn cung trong các hộ gia đình thiếu, giá cả tăng, từ đó lợi nhuận cao cho việc bán sản phẩm này đã đưa người dân xâm nhập bất hợp pháp vào rừng quản lý của VQG khai thác trộm… Chính vì vậy những lợi ích chi phí của các hoạt động du lịch sinh thái mang lại cần có sự tính toán cân đối cụ thể nhằm tránh những tác động phản chiều, phản tác dụng lên các khu vực rừng được quy hoạch của Vườn Quốc gia.

- Bất ổn xã hội cũng là một vấn đề cần được quan tâm khi triển khai các hoạt động DLST. Các du khách thường tìm đến những khu vực giải trí và cung cấp nhiều dịch vụ, chính vấn đề này dẫn đến sự đáp ứng thái quá gây nên những bất ổn của xã hội. DLST cũng mở ra những bất ổn trong vấn đề bảo đảm an ninh cho du khách và

người dân sống ở đây như: Trộm cướp, móc dật, các tệ nạn xã hội khác.... Chính vì vậy cần có những phương án chuẩn bị chặt chẽ, nhằm góp phần vào sự phát triển DLST một cách bền vững.

- Sự lãng quên các hoạt động sản xuất và nghành nghề truyền thống, thay vào đó là cách hoạt động dịch vụ. Đó là nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của cộng đồng. Người dân quá tập trung vào du lịch nên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt đồng

Trong các trường hợp này thì việc giáo dục ý thức cho khách và cộng đồng địa phương là hết sức quan trọng, phải làm sao cho cộng đồng địa phương biết được tại sao những du khách họ phải lặn lội từ xa đến đây, và để khách còn tiếp tục đến thì chúng ta cần có những ứng xử với khách đúng mức.

b. Những tác động lên văn hóa địa phương

Sự giao lưu văn hóa giữa Du khách và Cộng đồng địa phương sẽ là cơ hội để người dân ở đây học hỏi nhưng bên cạnh đó cũng có những tác hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng và pha tạp của nền Văn hóa Bản địa “Nguyên Sơ”.

Để hạn chế điều này các nhà quản lý phải có một chiến lược rõ ràng là; Phải hướng dẫn cho khách, điều đầu tiên đến với cộng đồng là thể hiện sự tôn trọng, và cung cấp cho du khách biết những tục lệ tín ngưỡng văn hóa của Vùng mà họ sẽ đến thăm.

Mặt khác cũng cần có những buổi tập huấn cho cộng đồng địa phương để họ hiểu được những tác hại nếu như họ đánh mất bản sắc riêng của mình. Một điều mà nhà quản lý cần nói với người dân là Du khách đến đây chính là vì những nét đặc trưng nguyên sơ của những người nơi đây. Những buổi văn nghệ hay các lễ hội cần phải được duy trì và phát triển theo hướng truyền thống. Phải làm sao cho cộng đồng địa phương thực sự hiểu được giá trị bền vững mà họ đang có và đang sống nhờ vào nó, để người dân duy trì, phát triển không để mai một hay bị pha tạp.

4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn.

a. Nguy cơ về sự thâm nhập bất hợp pháp.

DLST thu hút khách du lịch từ mọi miền trong nước cũng như quốc tế đến tham quan, nghỉ mát, nghiên cứu học tập, mỗi người khách lại có nhu cầu, sở thích, nhận thức và ý thức khác nhau. Có nhiều du khách lại có sở thích thưởng thức các món lạ, đặc sản hoang dã từ rừng như: các loài động cật hoang dã, các món măng, nắm rừng hay rau rừng...Có những du khách lại có thú vui thích sưu tầm những loài cây cảnh, hoa đẹp có nguồn gốc từ tự nhiên như: Đỗ Quyên, Phong lan,... một số khách khi đến đây lại muốn mua một số loài thuốc từ rừng như: Nấm, thuốc nam,...từ những nhu cầu khác nhau đó đã gây một sức ép không nhỏ đối với hệ sinh thái của VQG. Khi khách có nhu cầu thì người dân sẽ tìm mọi cách để đáp ứng cho họ kể cả phải vào rừng tự nhiên để khai thác những sản phẩm đó trái pháp luật vì lợi nhuận của các sản phẩm này là rất cao. Do vậy khi phát triển DLST chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề này và đưa ra những giải pháp hợp lý để bảo vệ tài nguyên rừng.

b. Vượt quá sức chứa của VQG Yok Đôn .

Bất kỳ một hệ sinh thái nào kể cả sinh quyển cũng có sức chứa giới hạn nếu chúng ta vượt qua sức chứa, sự chịu đựng đó thì hệ sinh thái đó sẽ dần dần bị phá vỡ, việc nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra sức chứa của một hệ sinh thái là vô cùng quan trọng khi tiến hành phát triển DLST ở các VQG nói chung và ở VQG YOK ĐÔN nói riêng, để đưa ra được sức chứa của một hệ sinh thái, một khu vực chúng ta cần phải có thời gian để tính toán thật kỹ lưỡng và chính xác, song do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên tác giả chưa thể có những đo đếm chính xác về sức chứa sinh thái của từng khu vực. Nhưng khi triển khai DLST chúng ta không được bỏ qua bước này, nếu không chính chúng ta sẽ là thủ phạm gây ra sự phá huỷ các hệ sinh thái.

Khách du lịch đến kéo theo các hoạt động phục vụ, dịch vụ làm tăng nguy cơ ô nhiễm nơi đến, đặc biệt là hoạt động DLST diễn ra nơi thiên nhiên hoang sơ, nên các hoạt động của du khách càng có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường. Ví dụ như; việc vức rác bừa bãi của khách, nguy cơ xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai do du khách mang đến....

4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện.

4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học

Hoạt động du lịch sinh thái với nhiều lợi ích mang đến cho công tác bảo tồn, cộng đồng địa phương ở VQG. Bên cạnh đó, cũng có những tác động rất bất lợi đến với công tác bảo tồn thiên nhiên ở VQG YOK ĐÔN như đã xác định ở trên. Nhằm mục đích giảm thiểu các tác động bất lợi tác giả đề xuất ra một số biện pháp như sau:

+ Để phát triển DLST đúng với mục đích và ý nghĩa của nó, VQG YOK ĐÔN cần xây dựng được quy hoạch cụ thể về phát triển hoạt động DLST, trong đó cần xem xét đến sức chứa của hệ sinh thái trước khi đem các sản phẩm ra giới thiệu, phục vụ du khách.

+ Khi thiết kế các tuyến điểm phục vụ DLST cần xem xét xây dựng các công trình, như đường mòn thiên nhiên các công trình phụ trợ khác cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định với việc phát triển DLST trong rừng đặc dụng.

+ Hoạt động du lịch sinh thái triển khai, cần có các quy định cụ thể; như nội quy của khách tham quan, những vấn đề khách cần phải quan tâm, tăng cường tuyên truyền cho du khách, và sử dụng các hướng dẫn viên đồng thời là người theo dõi giám sát các hoạt động của khách.

+ Thường xuyên có các đợt tuyên truyền, tập huấn cho các cán bộ nhân viên và người dân tham gia hoạt động du lịch sinh thái, nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng phục vụ khách và hướng dẫn khách bảo vệ môi trường.

4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Yok Đôn a. Cơ chế chính sách: a. Cơ chế chính sách:

- Mặc dù hiện nay hoạt động DLST đã có một số văn bản hiện hành, song vẫn còn có nhiều vướng mắc bất cập. Để hoạt động DLST ở các VQG nói chung và ở YOK ĐÔN nói riêng phát triển được cần có những quy định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

- VQG YOK ĐÔN là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn. Nên VQG cần phải xây dựng đề án quy hoạch và phát triển DLST, đồng thời mở cửa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển DLST theo đúng hướng.

- Do VQG YOK ĐÔN nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, nên cần phải phối hợp chặt chẽ với sở Văn hoá thể thao và Du lịch của 3 tỉnh, để cùng nhau phôi hợp xây dựng phát triển du lịch chung của toàn tỉnh và DLST nói riêng của VQG. Đồng thời VQG cần phải phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh, huyện của 3 tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài đến tham quan dài ngày.

b. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư:

Để tạo ra được một khu DLST đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của du khách khi đến tham quan, thì chúng ta cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực. Để làm được điều này chúng ta cần phải có nguồn vốn đầu tư. Trước đây VQG YOK ĐÔN do địa bàn còn xảy ra nhiều vấn đề phức tạp đối với tài nguyên rừng, nên nguồn vốn chủ yếu đầu tư cho việc bảo vệ tài nguyên rừng mà chưa có nguồn để đầu tư cho việc phát triển DLST. Nhưng cho đến nay công tác bảo vệ rừng đã ổn định, VQG cần phải trú trọng đầu tư nguồn vốn để thúc đầy du lịch sinh thái phát triển, ngoài ra tăng cường phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút đầu tư.

c. Giải pháp về tiếp thị:

Tăng cường phát hành các ấn phẩm, sách hướng dẫn du lịch, tờ rơi giới thiệu về VQG nhằm phổ biến rộng rãi đến nhiều đối tượng khác nhau cả trong nước và nước ngoài; sử dụng nhiều phương tiện thông tin và truyền thông như mạng Internet, truyền hình,...để giới thiệu hình ảnh của VQG đến công chúng một cách rộng rãi; kết hợp với nhiều điểm du lịch khác ở 3 tỉnh như: Vĩnh Phúc: Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm, Thị trấn Yok Đôn , Hồ Đại Lải, một số di tích lịch sử khác,... ở Thái Nguyên có: Hồ Núi Cốc,...Tuyên Quang có Tân Trào,...Trong việc quảng bá DLST VQG Yok Đôn , cần phát phiếu thăm dò để lấy ý kiến của du khác trong một số chuyến tham quan của VQG nhằm đánh giá những mặt mạnh, yếu, được và chưa được để có hướng tiếp thị cũng như điều chỉnh kịp thời trong quá trình vận hành du lịch.

d. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:

Đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động DLST đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của DLST. Do vậy, cần mở những lớp tập huấn ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên trong trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường các vấn đề về du lịch nói chung và DLST nói riêng; tổ chức nhiều chuyến tham quan học tập cho cán bộ và nhân viên của trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đến các điểm DLST, các VQG trong nước đã phát triển mạnh về DLST để có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và có thể học hỏi kinh nghiệp làm du lịch; cử một số cán bộ và nhân viên trong trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường có đủ năng lực đi học tập nâng cao trình độ về du lịch ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt ở một số nước có kinh nghiệp về DLST như Mỹ, Austalia, New Zealand,...; nên nhận và đào tạo thêm cho cán bộ hướng dẫn là người địa phương; chú ý đào tạo nâng cao trình

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 76)