c. Địa chất và thổ nhưỡng
4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu
Bên cạnh những tác động tích cực cho người dân nhưng khi du lịch sinh thái phát triển cũng sẽ mang lại một số vấn đề bất cập sau:
a. Những tác động tiềm ẩn
Những tác động tiềm ẩn có thể xảy ra với cộng đồng địa phương là tăng chi phí sinh hoạt, bất ổn xã hội và sự tập trung quá mức vào các hoạt động du lịch, cộng đồng tiếp xúc quá nhiều với những thay đổi do yêu cầu của du lịch. Chính những yêu cầu của khách du lịch như các buổi văn nghệ hay các yêu cầu của sự phục vụ sẽ ảnh hưởng lớn đến các phong tục tập quán của cộng đồng người dân ở đây.
- Tăng chi phí cho sinh hoạt. Chi phí sinh hoạt của cộng đồng ở đây sẽ bị đẩy lên do nhu cầu của những người khách tham quan du lịch, Ví dụ như người nước ngoài sẽ đến đây và thích sử dụng các sản vật địa phương, do đó nhu cầu cao lên, dẫn đến các sản phẩm ở đây sẽ được tăng giá, chính yếu tố này sẽ làm thay đổi chi phí cho hoạt động sống bình thường ở đây. Chính những người khách sẽ mang đến những nhu cầu làm tăng nguy cơ cho sự phát triển kinh tế bền vững và ảnh hưởng đến cả các hoạt động của các nhà làm Bảo tồn đa dạng sinh học ở đây. Ví dụ như du khách có nhu cầu sử dụng món măng ở VQG, không những chỉ để ăn mà còn mang về làm quà biếu, trong khi đó nguồn cung trong các hộ gia đình thiếu, giá cả tăng, từ đó lợi nhuận cao cho việc bán sản phẩm này đã đưa người dân xâm nhập bất hợp pháp vào rừng quản lý của VQG khai thác trộm… Chính vì vậy những lợi ích chi phí của các hoạt động du lịch sinh thái mang lại cần có sự tính toán cân đối cụ thể nhằm tránh những tác động phản chiều, phản tác dụng lên các khu vực rừng được quy hoạch của Vườn Quốc gia.
- Bất ổn xã hội cũng là một vấn đề cần được quan tâm khi triển khai các hoạt động DLST. Các du khách thường tìm đến những khu vực giải trí và cung cấp nhiều dịch vụ, chính vấn đề này dẫn đến sự đáp ứng thái quá gây nên những bất ổn của xã hội. DLST cũng mở ra những bất ổn trong vấn đề bảo đảm an ninh cho du khách và
người dân sống ở đây như: Trộm cướp, móc dật, các tệ nạn xã hội khác.... Chính vì vậy cần có những phương án chuẩn bị chặt chẽ, nhằm góp phần vào sự phát triển DLST một cách bền vững.
- Sự lãng quên các hoạt động sản xuất và nghành nghề truyền thống, thay vào đó là cách hoạt động dịch vụ. Đó là nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của cộng đồng. Người dân quá tập trung vào du lịch nên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt đồng
Trong các trường hợp này thì việc giáo dục ý thức cho khách và cộng đồng địa phương là hết sức quan trọng, phải làm sao cho cộng đồng địa phương biết được tại sao những du khách họ phải lặn lội từ xa đến đây, và để khách còn tiếp tục đến thì chúng ta cần có những ứng xử với khách đúng mức.
b. Những tác động lên văn hóa địa phương
Sự giao lưu văn hóa giữa Du khách và Cộng đồng địa phương sẽ là cơ hội để người dân ở đây học hỏi nhưng bên cạnh đó cũng có những tác hại. Nguy cơ bị ảnh hưởng và pha tạp của nền Văn hóa Bản địa “Nguyên Sơ”.
Để hạn chế điều này các nhà quản lý phải có một chiến lược rõ ràng là; Phải hướng dẫn cho khách, điều đầu tiên đến với cộng đồng là thể hiện sự tôn trọng, và cung cấp cho du khách biết những tục lệ tín ngưỡng văn hóa của Vùng mà họ sẽ đến thăm.
Mặt khác cũng cần có những buổi tập huấn cho cộng đồng địa phương để họ hiểu được những tác hại nếu như họ đánh mất bản sắc riêng của mình. Một điều mà nhà quản lý cần nói với người dân là Du khách đến đây chính là vì những nét đặc trưng nguyên sơ của những người nơi đây. Những buổi văn nghệ hay các lễ hội cần phải được duy trì và phát triển theo hướng truyền thống. Phải làm sao cho cộng đồng địa phương thực sự hiểu được giá trị bền vững mà họ đang có và đang sống nhờ vào nó, để người dân duy trì, phát triển không để mai một hay bị pha tạp.