Vườn quốc gia YOK ĐÔN với nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, địa hình chia cắt phức tạp đã tạo cho nơi đây rất phong phú và đa dạng về các loài động thực vật và trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thê giới, thêm vào đó thiên nhiên đã ban tặng cho Vườn quốc gia YOK ĐÔN một tiểu vùng khí hậu mát mẻ, trong lành mà ít nơi nào có được. Do vậy mà nơi đây rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, song cho đến nay mặc dù Vườn quốc gia YOK ĐÔN đã thành lập một trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường nhằm mục đích thúc đẩy, phát triển du lịch sinh thái của Vườn nhưng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia YOK ĐÔN vẫn chưa được phát triển xứng với tiềm năng vốn có. Thực trạng chung ở các Vườn quốc gia và KBTTN ở Việt Nam hiện nay vẫn đang trú trọng vào công tác bảo vệ tài nguyên rừng là chủ yếu, còn du lịch sinh thái chưa được quan tâm đúng mức hay chưa được đầu tư thoả đáng cả về tài chính và nguồn nhân lực. Về nguồn nhân lực để phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia YOK ĐÔN chủ yếu là lấy từ các ngành nghề khác chuyển sang như: Kiểm Lâm, Kế Toán, nghiên cứu khoa học,…những cán bộ này mặc dù rất am hiểu về tài nguyên thiên nhiên của Vườn, cũng như đường đi của các tuyến, nhưng những cán bộ này lại không được đào tạo cơ bản về du lịch nói chung và
du lịch sinh thái nói riêng, nên họ rất khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái, các hoạt động chủ yếu là tự phát chưa có kế hoạch hoạt động hệ thống, bài bản, hơn nữa trình độ ngoại ngữ của các cán bộ của các Vườn quốc gia, KBTTN nói chung, VQG YOK ĐÔN nói riêng còn rất nhiều hạn chế do vậy rất khó khăn trong việc hướng dẫn, giới thiệu tài nguyên của Vườn cho các du khách nước ngoài, do vậy những hướng dẫn viên ở trung tâm du lịch sinh thái mới chỉ là những người dẫn đường chứ chưa phải là một hướng dẫn viên. Ngoài ra về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch sinh thái còn nghèo nàn, thiếu thốn chưa đáp ứng được các nhu cầu của du khách khi đến đây, mặc dù một số tuyến du lịch đã được hình thành nhưng không được tu bổ, bảo dưỡng định kỳ, trên tuyến không có các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin nên tạo ra sự khó khăn khi thực hiện trên tuyến. Hơn nữa, cho đến nay thì Vườn quốc gia YOK ĐÔN vẫn chưa có bản quy hoạch được khu vực để phát triển du lịch sinh thái, điều này gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái ,…
Bảng 1.1. Số lượng khách đến tham quan VQG YOK ĐÔN 2010 – 2019
2017 2018 2019
Trong nước Quốc tế Trong nước Quốc tế Trong nước Quốc tế
350 100 320 80 200 50
Chương 2
ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng và phạm vi nghiên cứu2.1.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu
Địa điểm triển khai nghiên cứu là VQG Yok Đôn , vùng đệm của Vườn quốc gia YOK ĐÔN trên địa bàn Tỉnh Đaklak.
Để đạt được mục tiêu trên thì đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các dạng tài nguyên có thể được khai thác phục vụ cho phát triển du lịch gồm các tài nguyên thiên nhiên (Hệ động thực vật, cảnh quan, thác, suối, hồ…) và các dạng tài nguyên nhân văn là các di tích văn hoá lịch sử, đền chùa, lễ hội phong tục tập quán,…Các giá trị có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Yok Đôn , và các vùng phụ cận, cùng với các thể chế chính sách của việc phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019, các số liệu cập nhật cố gắng thực hiện đến sát thời gian nghiên cứu, với mong muốn có những số liệu gần nhất, mới nhất nhằm đưa ra được định hướng sát thực cho việc phát triển DLST ở VQG Yok Đôn .
2.2. Nội dung nghiên cứu
a. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái ở VQG và KBTTN.
b. Đặc điểm tài nguyên du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Yok Đôn . Tài nguyên đa dạng sinh học, điều kiện dân sinh kinh tế của dân cư các xã vùng
đệm. Mối quan hệ của phát triển kinh tế với việc bảo vệ rừng bảo vệ đa dạng sinh học của khu vực.
c. Hiện trạng hoạt động du lịch gồm cơ cấu tổ chức của Vườn Quốc gia Yok Đôn , tình hình nhân sự, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái (Nhà ở, khách sạn, nhà ăn uống, khu vui chơi giải trí, đường nội bộ, các dịch vụ khác…), Nhu cầu phát triển du lịch.
d. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc Gia YOK ĐÔN gồm các giải pháp kĩ thuật (quy hoạch cơ sở vật chất phục vụ du lịch, lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch), giải pháp xã hội như giáo dục môi trường.
2.3. Quan điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề xuất phát triển DLST hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững.
- Coi con người là trung tâm của các vấn đề, mọi nỗ lực bảo tồn sẽ kém hiệu quả khi chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp luận / Cách tiếp cận
- Tiếp cận hệ sinh thái
- Bảo tồn dựa vào cộng đồng/ phát triển du lịch sinh thái – sinh kế của cộng đồng – giảm áp lực lên TNTN/ rừng của VQG
Tiếp cận tổng hợp: cả xã hội và tự nhiên, cả bảo tồn và phát triển/.... Khái niệm tài nguyên du lịch:
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử di tích cách mạng, giá trị nhân văn công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch” [5].
Như vậy tài nguyên du lịch được xem như tiền đề phát triển du lịch. Và thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc bao nhiêu thì s ức hấp dẫn và hiệu quả của du lịch mang lại càng cao bấy nhiêu.
- Quan điểm về đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái: Đây là hoạt động được tiến hành sau điều tra tài nguyên du lịch, nhằm nhận xét và giám định giá trị của tài nguyên du lịch theo một số tiêu chuẩn về tài nguyên đã chọn. Do đó muốn đánh giá tài nguyên du lịch cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:[ 11]
* Nguyên tắc thực tế khách quan: Tài nguyên du lịch tồn tại như những biểu hiện giá trị của chúng đối với con người thì phụ thuộc vào bản thân tài nguyên du lịch và trình độ mở mang khai thác của con người. Khi đánh giá phải xuất phát từ thực tế tài nguyên, trình độ mở mang khai thác của khu vực.
* Nguyên tắc phù hợp với khoa học: Phải phù hợp với tiêu chuẩn khoa học. Cần đem lại cho du khách những tri thức chính xác, có tính giáo dục, cần vận dụng lí luận và kiến thức nhiều mặt để giải thích và đánh giá một cách khoa học những nội dung cốt lõi của tài nguyên DLST.
* Nguyên tắc hệ thống toàn diện: Tài nguyên du lịch muôn màu muôn vẻ vì thế có rất nhiều phương diện, nhiều thứ hạng, nhiều hình thức và nhiều nội dung quyết định đến giá trị và công dụng của tài nguyên du lịch. Khi đánh giá tài nguyên du lịch cần phải xem xét tổng hợp, tiến hành đánh giá hệ thống một cách toàn diện và hoàn chỉnh.
* Nguyên tắc khái quát cao độ: Khi đánh giá tài nguyên du lịch bất luận là đánh giá định tính hay định lượng thì những lời bình hay lời kết đều phải rõ ràng, cô đọng và khái quát cao độ được giá trị và công dụng, nét đặc sắc của tài nguyên du lịch để người xem có thể hiểu được ngay.
* Nguyên tắc cố gắng định lượng: Khi đánh giá cần cố gắng hết sức giảm thái độ chủ quan, cố gắng đánh giá một cách thực tế hệ thống và toàn diện. Do đó yêu cầu cố gắng đánh giá định lượng hoặc bán định lượng, thông qua các
con số để đánh giá và so sánh.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu (tiến hành trước khi bước vào giai đoạn thực địa): đó là các tài liệu, số liệu, các báo cáo liên quan đến khu vực nghiên cứu như tài liệu về Du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học trong nước và nước ngoài, các tài liệu liên quan đến khu nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập trước khi tiến hành nghiên cứu trên thực địa.
Sau khi thu thập số liệu tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu để phục vụ cho các bước tiếp theo của đề tài.
b. Phương pháp nghiên cứu thực địa: là phương pháp nghiên cứu truyền thống có vai trò quan trọng. Quá trình thực hiện phương pháp nghiên cứu thực địa dựa chủ yếu là:
- Đánh giá nhanh tài nguyên Du lịch Sinh thái. - Đánh giá hiện trạng kinh tế – xã hội của khu vực
- Đi thực địa theo tuyến – khảo sát và đánh giá về hiện trạng tài nguyên du lịch: loài/ sinh cảnh/ cảnh quan...
c. Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: một số đối tượng quan trọng bao gồm các cán bộ cấp xã, huyện và kết hợp với tham vấn cán bộ của VQG Yok Đôn , và những người dân địa phương sẽ là kênh thông tin hữu ích.
d. Phương pháp tham vấn chuyên gia. Tham vấn những người có chuyên môn sâu và
hiểu biết rộng đã và đang làm trong lĩnh vực du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
e. Phương pháp bản đồ: Sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, rừng và kết hợp kết quả thực địa: Sử dụng phần mềm Mapinfo, GPS.
f. Phân tích SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).
Điểm mạnh và điểm yếu tập trung vào các yếu tố bên trong, trong khi các cơ hội và các mối đe dọa lại phản ánh những tác động của hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng tới tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía cạnh về văn hóa-xã hội, chính trị, kinh tế, môi trường, kỷ thuật và các khía cạnh khác. Phương pháp phân tích SWOT có thể bổ sung cho các công cụ khác bao gồm cả phương pháp phân tích những người liên quan và thể chế.
- Điểm mạnh (S): Những điểm tích cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực. - Điểm yếu (W): Những điểm tiêu cực của nhóm, hoạt động hay của khu vực. - Cơ hội (O): Các yếu tố thuận lợi trong môi trường
- Mối đe dọa (T): Các yếu tố không thuận lợi trong môi trường
Mục đích:
- Xác định các điểm mạnh, các cơ hội và cân nhắc cách làm tối ưu các ưu điểm đó, xác định những điểm yếu, mối đe dọa và cách khắc phục chúng.
- Phân tích khả năng của các tổ chức dựa vào cộng đồng để thực hiện một dự án cụ thể và tìm các lựa chọn để các dự án có hiệu quả hơn.
- Đánh giá khả năng của một tổ chức để thực hiện các hoạt động của tổ chức cộng đồng.
- Đánh giá các vùng dự án tiềm năng cho các hoạt động.
- Đánh giá một chương trình hoặc hoạt động cụ thể liên quan đến các nhu cầu của cộng đồng.
- Một công cụ được sử dụng như là một phần của các quy trình quy hoạch có tính chiến lược.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tiềm năng hiện trạng phục vụ DLST
3.1.1. Điều kiện tự nhiên VQG Yok Đôn a. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích a. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích
Đa dạng sinh học
Nơi đây có 89 loài động vật có vú, 305 loài chim, 48 loài bò sát, 16 loài lưỡng cư, 858 loài thực vật, hàng trăm loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài côn trùng. Vườn có voi rừng, trâu rừng và bò tót, báo gấm, báo hoa mai, lợn rừng,...
Đây là nơi trú ngụ của một số loài động vật nguy cấp mang tính toàn cầu như: bò xám (Bos sauveli), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), nai cà tông (Cervus eldi), bò
banteng (Bos javanicus), voi châu Á (Elephas maximus), hổ (Panthera tigris), sói đỏ (Cuon alpinus) và chà vá chân đen (Pygathris nigripes). Công tác điều tra vẫn đang tiếp tục, nhưng các kết quả nghiên cứu cho thấy vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những nơi có khu hệ chim phong phú nhất Đông Dương[cần dẫn nguồn].
Các vấn đề
Ngành lâm nghiệp, chính quyền các cấp và ban quản lý vườn quốc gia Yok Don có nhiều nỗ lực trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của vườn nhưng vẫn phải đối mặt với trạng săn bắt, xâm lấn đất đai và nguy cơ cháy rừng. Bên cạnh đó, xung quanh vườn còn tồn tại nhiều khu rừng rộng lớn, trong đó phần lớn được giao để khai thác gỗ thương phẩm do các lâm trường quốc doanh quản lý.
Kế hoạch Hành động khẩn cấp bảo tồn voi rừng
• Do ngày càng trầm trọng, nên ngày 14-12-2016, Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam và Vườn quốc gia Yok Don khởi động kế hoạch Hành động khẩn cấp bảo tồn voi rừng Yok Don giai đoạn 2016-2020, nhằm hạn chế nguy cơ tuyệt chủng một số loài có trong danh sách đỏ trong nước, đặc biệt là loài voi rừng Tây Nguyên. Số liệu quan sát cho thấy Tây nguyên hiện có đàn voi rừng lớn nhất với khoảng 70 con, trong tổng số khoảng 100 con trên cả nước. Từ năm 2009 đến nay có ít nhất 23 cá thể, chủ yếu là voi con dưới một tuổi, ở Đắk Lắk bị chết. Trong khi đó tình trạng săn bắn voi để lấy ngà, phá rừng làm rẫy đe dọa trực tiếp đến không gian sinh sống, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng của đàn voi rừng tại đây.[1].
• Do vậy chúng ta cần chung tay bảo vệ rừng Yok đôn và các muôn loài ở đó.
3.3. Vai trò VQG YOK ĐÔN đối với bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam trường vùng đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam
3.3.1. Vườn quốc gia YOK ĐÔN trong bối cảnh vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ
quanh bởi vùng đồng bằng, đồi trung du thuộc các tỉnh nằm ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ như Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hà Nội. Với vị trí như thế, dãy núi YOK ĐÔN đã được đồng bằng và đồi núi trung du tách ra khỏi các hệ núi cao ở Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc, trở thành hòn đảo cao nằm giữa đồng bằng. Đặc điểm này làm cho hệ động, thực vật VQG YOK ĐÔN giàu loài đặc hữu hơn các nơi khác, và VQG có giới hạn tự nhiên mà các loài động vật không vượt qua để chạy đi nơi khác được. Còn đối với các vùng đồng bằng xung quanh, VQG YOK ĐÔN nằm trên dãy núi cao hùng vĩ, đến gần 1600m trên mực nước biển, và hệ sinh thái rừng tự nhiên rộng đến 21.982ha, chia sẻ các dịch vụ hệ sinh thái cho cộng