Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Yok Đô n

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 65)

c. Địa chất và thổ nhưỡng

3.9. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Yok Đô n

Tình hình hiện nay đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng ở các VQG và KBTTN trong nước cũng như quốc tế, thì việc đẩy mạnh du lịch sinh thái, kèm theo giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung và nguời dân vùng đệm VQG YOK ĐÔN nói riêng về giá trị của đa dạng sinh học, từ đó tạo ra ý thức, hành động đúng đắn của cộng đồng đối với đa dạng sinh học, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển bền vững của xã hội.

VQG YOK ĐÔN được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học cao, là kho tàng dự trữ các nguồn gen quý hiếm cho thế giới và Quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị cho đất nước nói chung, cho vùng trung du Bắc Bộ nói riêng, nên cần phải bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt VQG Yok Đôn , trong đó cần đẩy mạnh du lịch sinh thái để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học VQG Yok Đôn .

Hiện nay một số nét văn hóa, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại vùng đệm VQG YOK ĐÔN đã bị mai một và bào mòn dần, do đó phát triển du lịch sinh thái sẽ kích thích người dân khôi phục lại, phát triển dần và duy trì những nét văn hoá, nghề truyền thống độc đáo từ bao đời của các bản làng.

Như chúng ta đã tìm hiểu thì DLST có những bản chất thực sự ưu việt đó là loại hình Du lịch có tính giao dục môi trường cao, đóng góp hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương. Sẽ là một mô hình phát triển cân bằng được lợi ích của cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn. Chính vì những yêu cầu đó đòi hỏi phát triển DLST cần có những định hướng đúng đắn ngay từ đầu và đề ra những giải pháp là thiết sức cần thiết.

Chương 4

ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST Ở VQG YOK ĐÔN 4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Yok Đôn

Như chúng ta đã biết DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu như tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích to lớn cho cả công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương. Song để tổ chức DLST đúng nghĩa không phải là một vấn đề đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hưởng tiêu cực phản tác dụng. Bởi các hoạt động của DLST diễn ra ở các vùng sinh thái rất mong manh, rất nhạy cảm.

VQG YOK ĐÔN có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển DLST. Tuy nhiên trong những năm qua do tình hình bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, phức tạp nên VQG YOK ĐÔN chủ yếu tập trung vào công tác bảo vệ, tuần tra rừng tận gốc mà chưa có điều kiện để trú trọng phát triển du lịch sinh thái, do đó những tiềm năng về du lịch sinh thái vẫn chưa được khai thác, phát triển xứng tầm với những gì đã có.

Đồng thời, tổ chức du lịch sinh thái, giáo dục môi trường là một trong những nhiệm vụ của VQG được Bộ NN&PTNT giao cho ngay từ khi thành lập. Chính vì vậy cá nhân tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu đề ra một định hướng phát triển DLST ở VQG Yok Đôn , với mục tiêu khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch nơi đây để góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch sinh thái của VQG Yok Đôn .

Các nghiên cứu và định hướng phát triển DLST này được tác giả đưa ra dựa trên cở sở lý luận về DLST, những kinh nghiệm học tập được từ các VQG trên thế giới và Việt Nam, một căn cứ quan trọng nhất chính là dựa vào việc khảo sát thực tế tiềm năng DLST của VQG Yok Đôn .

Trên cơ sở đó tác giả đưa ra định hướng phát triển DLST như sau: Hoạt động DLST ở VQG YOK ĐÔN cũng giống như các VQG khác, việc phát triển phải chú ý đến sự cân bằng của 3 mục tiêu cơ bản là: Mục tiêu bảo tồn phải được ưu tiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch và phát triển cộng đồng địa phương.

- Mục tiêu bảo tồn: Đó là sự xác định rõ các khu ưu tiên dành cho bảo tồn, giảm sức ép của du lịch số đông lên môi trường, làm phong phú các loại hình DLST, hoạt động phải được vận hành theo hướng cung cấp chứ không chạy đua theo nhu cầu như các hoạt động kinh doanh khác.

- Hoạt động đảm bảo hiệu quả kinh tế là một yêu cầu quan trọng bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nó hỗ trợ cho công tác bảo tồn, về kinh phí tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu bảo tồn, bổ sung nguồn thu nhập cho cán bộ VQG, hỗ trợ các hoạt động của cộng đồng. Nên hoạt động cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế.

- Mục tiêu phát triển cộng đồng: là sự khuyến khích người dân địa phương tham gia trong quá trình quy hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động du lịch, giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương để tăng thu nhập kinh tế, qua đó người dân sẽ có cái cách nhìn, hành động đúng đắn hơn với thiên nhiên.

Để phát triển DLST bền vững, khi phát triển cần đảm bảo tốt mối liên hệ của ba yếu tố; hiệu quả của hoạt động bảo tồn thiên nhiên, hiệu quả kinh tế và hiệu quả của việc phát triển cộng đồng.

4.2. Định hướng phát triển DLST ở VQG Yok Đôn .

Mặc dù VQG YOK ĐÔN đã thành lập được bộ máy chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phát triển DLST và giáo dục môi trường, song bộ máy này vẫn chưa hoạt động có hiệu quả, do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về DLST của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ này còn nhiều hạn chế, nên việc định hướng để phát DLST tại VQG YOK ĐÔN đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của DLST ở

nơi đây. Ở một số nước trên thế giới DLST đã được biết đến và phát triển lừ lâu, còn ở Việt Nam DLST mới được biết đến nên vẫn còn mơ hồ, chưa phát triển rộng rãi, chỉ có một số ít ở các VQG và khu BTTN ở Việt Nam hoạt động tốt về lĩnh vực này và đã mang lại một nguồn thu không nhỏ cho xã hội, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Riêng đối với VQG YOK ĐÔN mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển DLST nhưng cho đến nay hoạt động này vẫn còn mang tính tự phát, chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, song không vì thế mà chúng ta lại áp dụng một cách máy móc, áp đặt các hình thức hay phương pháp từ các VQG khác, mà chúng ta cần phải chọn lọc những hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của mình, cần phải có định hướng rõ ràng, cụ thể theo đúng các nguyên tắc của DLST, nếu không các hoạt động không những không hiệu quả mà còn làm phá vỡ hoặc mất đi các hệ sinh thái, cảnh quan và môi trường vốn có.

Trên cơ sở kết hợp giữa các nguyên tắc chung cho hoạt động DLST, thông qua việc học tập rút ra bài học kinh nghiệm từ các VQG trong nước và quốc tế, đồng thời dựa vào nguồn tài nguyên DLST ở VQG Yok Đôn . Tác giả mạnh dạn đề xuất các định hướng cho phát triển DLST như sau:

4.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm DLST

Nếu như nghiên cứu phát triển DLST theo quy luật cung cầu thì vấn đề này không phải được đặt ra đầu tiên, tuy nhiên ở đây hoạt động DLST ở VQG Yok Đôn , theo quan điểm đã phân tích ở mục 4.1. Nên việc đầu tiên là chúng ta cần phải xác định và lựa chọn được loại hình du lịch nào phù hợp với điều kiện của VQG Yok Đôn , từ đó chúng ta mới có cơ sở để định hướng về thị trường.

Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện hiện có liên quan chúng ta có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của VQG YOK ĐÔN là DLST, trên cơ sở phối kết hợp các sản phẩm du lịch như sau:

- Tổ chức du lịch xem chim - Du lịch nghỉ dưỡng

- Du lịch thể thao leo núi, mạo hiểm vui chơi, giải trí - Du lịch tâm linh

Hiện nay ở VQG YOK ĐÔN các hoạt động DLST cũng mới được tổ chức thực hiện, nhưng bước đầu vẫn chỉ mang tính bột phát, chưa được nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng tiềm năng, loại hình và sản phẩm, cũng như về nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng được, nên các hoạt động này vẫn chưa đạt được kết quả cao mặc dù lợi thế và tiềm năng để phát triển DLST ở đây là rất lớn.

4.2.2. Định hướng về thị trường

Việt Nam một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia, một mặt giáp với biển Đông. Việt Nam đang sở hữu nhiều vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, những nét độc đáo về truyền thống văn hóa, lịch sử, chính vì vậy mà hiện nay đang là điểm đến của rất nhiều khách quốc tế, theo thống kê của Tổng cục Du lịch thì năm 2011, có 6.014. 032 lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2010, bên cạnh lượng khách nội địa ngày càng tăng đã đem lại cho ngành du lịch nguồn thu khoảng 85.000 tỉ đồng. Các quốc gia có du khách đến Việt Nam nhiều nhất là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Campuchia, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác.[20]

Vĩnh Phúc cũng là một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch, nhưng chủ yếu là khách nội địa là chính. Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ Du lịch tính đến hết tháng 10 năm 2011, số lượt khách tham quan đến với Vĩnh Phúc ước đạt 1.877.420 lượt khách, trong đó khách quốc tế: 24.560 lượt khách; khách nội địa: 1.852.820 lượt khách, tổng doanh thu ước đạt 691 tỷ đồng, đây không phải là con số nhỏ.[20]

Từ việc tìm hiểu về thị trường du lịch của Việt Nam và Vĩnh Phúc chúng ta có thể định hướng cho thị trường khách của hoạt động DLST ở VQG YOK ĐÔN như sau:

- Khách quốc tế vẫn là những thị trường hiện có của ngành Du lịch Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Úc, Malaisia, Pháp, Thái Lan và các thị trường khác.

- Khách trong nước chủ yếu là các đối tượng là các cán bộ công chức, viên chức nhà nước, các hội, ban ngành, tổ chức, doanh nghiệp có sự quan tâm và muốn tìm hiểu khám phá thiên nhiên, hoặc vui chơi giải trí vào những ngày nghỉ cuối tuần. Một đối tượng quan trọng nữa chính là các học sinh, sinh viên các trường đại học trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu học tập, đối với đối tuợng này chúng ta cần phải tổ chức nhiều hoạt động về giáo dục môi trường, để cho các em hiểu rõ hơn giá trị của thiên nhiên, môi trường với sự tồn tại của sự sống loài người.

Một vấn đề quan trọng trong định hướng này là phải có kế hoạch tiếp thị cụ thể, hướng tới các đối tác tiềm năng như: Tạo mối quan hệ tốt với các công ty lữ hành du lịch trong và ngoài nước, liên hệ với các trang web có liên quan đến du lịch sinh thái. Xây dựng mạng lưới gắn kết với các VQG khác. Thêm vào đó cần phải đầu tư sản xuất các tờ rơi, panô để quảng bá, kết hợp với các nhà nghỉ, khách sạn gần VQG Yok Đôn , đồng thời gắn panô quảng bá DLST VQG YOK ĐÔN ở vị trí dễ quan sát và đặt tờ rơi tại khách sạn để du khách được biết.

4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Yok Đôn .

Để DLST ở VQG YOK ĐÔN ngày càng thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu học tập, đòi hỏi chúng ta phải tạo ra được những sản phẩm tốt và đội ngũ cán bộ trong ngành phải đảm bảo yêu cầu phục vụ tốt cho các sản phẩm đó. Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế tiềm năng DLST của VQG Yok Đôn , Tôi đề xuất một số tuyến DLST ở VQG Yok Đôn , đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu trên các tuyến đó như sau:

a. Tuyến 1: Trường Rừng – Vườn thực vật

Tuyến này có chiều dài khoảng 1km, thời gian để thực hiện tuyến này mất khoảng 2 – 3 tiếng vừa đi bộ và tham quan Gấu, cũng như Vườn thực vật.

Trường Rừng: là điểm dừng chân đầu tiên của du khách, tại đây du khách sẽ được giới thiệu những thông tin cơ bản của Vườn, đồng thời nơi này cũng tổ chức một số trò chơi giáo dục môi trường cho du khách, học sinh khi có nhu cầu.

Vườn thực vật: Du khách được tham quan cách nhân giống của các loài cây quý hiếm như: Trà Hoa Vàng, Đỗ Quyên, Hải Đường. Đồng thời du khách sẽ được tham quan một số cây thuốc như: Ba Kích, Sâm Cau, Đau Xương,…Đặc biệt nếu du khách đến vào mùa xuân ( sau tết nguyên đán) du khách sẽ được chiêm ngưỡng một vườn Đỗ Quyên với các màu sắc của hoa đỏ, tím rực rỡ cả một vùng trời.

- Điểm mạnh của tuyến: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính của Vườn nên đường xá đã được đổ bê tông, apphan, nên rất dễ đi, khu vực này được bảo vệ rất nghiêm ngặt nên có nhiều loài chim và thú mà du khách có thể bắt gặp, đặc biệt vào sáng sớm. Thời gian thực hiện tuyến này ngắn, dễ đi phù hợp với các đối tượng du khách và rất phù hợp với du khách có ít thời gian tham quan.

- Điểm yếu: Tuyến này nằm trong khu vực hành chính đường đi là đường bê tông nên du khách chưa được cảm nhận nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên, các cánh rừng chủ yếu là rừng trồng thông nên chưa tạo khác biệt lớn giữa rừng với không khí bên ngoài.

- Vai trò trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học: Trên tuyến có một con suối nước chảy quanh năm, tập trung rất nhiều các loài sinh vật thuỷ sinh, bò sát, lưỡng cư do vậy đây là nơi phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học cũng sinh viên trong và ngoài nước.

* Bố trí cơ sở hạ tầng trên tuyến:

Đây là tuyến có không xa nên không cần xây dựng các điểm dừng chân cũng như chỗ chú nắng mưa, nhưng cần phải đặt một số thùng rác dọc tuyến để giữ gìn vệ sinh

4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH. ĐDSH.

Trong các nguyên tắc của DLST, thì nguyên tắc giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường, về các giá trị đa dạng sinh học, văn hoá, lịch sử, tạo cho du khách có ý thức thân thiện hơn với thiên nhiên, từ đó hy vọng làm thay đổi hành vi của con người với tài nguyên thiên nhiên, đây được coi là nguyên tắc cơ bản.

Để thực hiện được nguyên tắc cơ bản này cần phải xây dựng các tuyến, điểm tham quan hợp lý, trên tuyến cần phải nắp đặt các panô diễn giải môi trường, đồng thời cần tổ chức nhiều hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, các hoạt động này phải thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới tạo được hiệu quả cao, với mục tiêu là:

- Nâng cao nhận thức cho du khách về giá trị của thiên nhiên đối với cuộc sống con người

- Nâng cao ý thức cho du khách để họ sống than thiện hơn với môi trường, với thiên nhiên

- Thay đổi các hành vi xấu của du khách làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Để phục vụ các mục tiêu trên tác giả mạnh dạn đề xuất thực hiện một số nội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI vườn QUỐC GIA YOK đôn TRONG bảo tồn đa DẠNG SINH học (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w