Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Trang 34 - 36)

Thang đo đầy đủ được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây được trình bày trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thang đo sử dụng trong đề tài

STT Khái niệm Số biến

dự kiến Diễn giải tham chiếu 1 Chất lượng thông tin

(IFQ) 4

DeLone và McLean (1992); DeLone và McLean (2003); Tam và Oliveira (2016)

2 Chất lượng hệ thống

(SYQ) 4

DeLone và McLean (1992); DeLone và McLean (2003); Tam và Oliveira (2016); Cheng (2019)

3 Sự phù hợp công

nghệ-công việc (TTF) 4

Goodhue và Thompson (1995); Cheng (2019)

4 Sự xác nhận

(CON) 3 Bhattacherjee (2001); Cheng (2019) 5 Nhận thức sự hữu ích

(PEU) 4

Davis (1989); Abugabah và cộng sự (2015); Cheng (2019)

6 Sự hài lòng của người

sử dụng (USS) 4

DeLone và McLean (1992); Tam và Oliveira (2016); Cheng (2019) 7 Lợi ích ròng

(NEB) 4

DeLone và McLean (2003); Petter và cộng sự (2008)

Dựa trên thang đo đã xây dựng, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, bảng câu hỏi khảo sát dùng trong nghiên cứu được thể hiện trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Bảng câu hỏi khảo sát

Khái niệm Biến đo lường Mã

biến

Chất lượng thông tin (IFQ)

Cloud-ERP cung cấp thông tin chính xác IFQ1 Cloud-ERP cung cấp thông tin kịp thời IFQ2 Cloud-ERP cung cấp thông tin hữu ích IFQ3 Cloud-ERP cung cấp thông tin dễ hiểu IFQ4

Chất lượng hệ thống (SYQ)

Cloud-ERP giúp tích hợp dữ liệu trong tổ chức SYQ1 Cloud-ERP có thời gian phản hồi nhanh chóng SYQ2 Cloud-ERP cung cấp những chức năng hữu ích SYQ3

Cloud-ERP đáng tin cậy SYQ4

Sự phù hợp công nghệ-công việc (TTF)

Cloud-ERP phù hợp với nhu cầu công việc TTF1 Cloud-ERP cung cấp dữ liệu phù hợp với công việc TTF2 Cloud-ERP phù hợp với quy trình nghiệp vụ tổ chức TTF3 Cloud-ERP đảm bảo thông tin luôn sẵn sàng TTF4 Sự xác nhận

(CON)

Cloud-ERP mang lại sự trải nghiệm tốt hơn mong đợi CON1 Cloud-ERP cung cấp dịch vụ tốt hơn mong đợi CON2 Nhìn chung, Cloud-ERP đáp ứng được mong đợi CON3

Nhận thức sự hữu ích (PEU)

Cloud-ERP giúp nâng cao hiệu quả công việc PEU1 Cloud-ERP giúp kiểm soát công việc tốt hơn PEU2 Cloud-ERP làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn PEU3 Cloud-ERP hữu ích cho công việc PEU4

Sự hài lòng của người sử dụng (USS)

Hài lòng với hiệu suất của Cloud-ERP USS1 Hài lòng với trải nghiệm khi sử dụng Cloud-ERP USS2 Hài lòng với các chức năng mà Cloud-ERP cung cấp USS3 Nhìn chung, Cloud-ERP đạt được sự hài lòng USS4

Lợi ích ròng (NEB)

Cloud-ERP giúp tiết kiệm thời gian NEB1 Cloud-ERP giúp tiết kiệm chi phí quản lý NEB2 Cloud-ERP giúp phát mở rộng thị phần NEB3 Cloud-ERP giúp cải thiện hiệu quả quyết định NEB4

Các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên các thang đo trong các nghiên cứu liên quan và cơ sở lý thuyết. Tuy nhiên, các biến đo lường cũng được điều chỉnh để phù hợp với đề tài nghiên cứu và bối cảnh Cloud- ERP tại Việt Nam (chi tiết thang đo gốc và thang đo sử dụng trong đề tài được thể hiện trong Phụ lục 2).

Trong đó, có 11 thang đo được tham chiếu từ nghiên cứu của DeLone và McLean (1992) và DeLong và McLean (2003) về các yếu tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự hài lòng của người sử dụng và lợi ích ròng. Những thang đo này chọn lọc và chỉnh sửa theo bối cảnh Cloud-ERP tại Việt Nam. Tiếp theo, có 3 thang đo được tham chiếu từ nghiên cứu về hệ thống m-banking của Tam và Oliveira (2016) do những tương đồng trong cơ sở lý thuyết và các yếu tố nghiên cứu, tuy nhiên các thang đo cũng được điều chỉnh từ khảo sát về m-banking thành khảo sát về Cloud- ERP. Đối với yếu tố sự phù hợp công nghệ-công việc, tác giả tham chiếu các thang đo từ nghiên cứu về TTF của Goodhue và Thompson (1995) và nghiên cứu về Cloud- ERP của Cheng (2019) là những nghiên cứu liên quan đến đề tài. Về yếu tố sự xác nhận, tác giả tham chiếu từ nghiên cứu của Bhattacherjee (2001) và Cheng (2019). Các nghiên cứu này đều có yếu tố độc lập là sự xác nhận và các thang đo tham chiếu cũng đã được kiểm định, cho thấy sự phù hợp khi đưa vào khảo sát về HTTT nói chung và Cloud-ERP nói riêng. Các thang đo của yếu tố nhận thức sự hữu ích được tham chiếu từ nghiên cứu của Davis (1989), Abugabah và cộng sự (2015) và Cheng (2019). Tuy đối tượng nghiên cứu của Davis là CHART – MASTER nhưng có sự tương đồng về cơ sở lý thuyết cũng như yếu tố nghiên cứu, và các thang đo tham chiếu cũng được điều chỉnh theo bối cảnh Cloud- ERP để phù hợp với đề tài. Ngoài ra đề tài còn tham chiếu thang đo từ nghiên cứu của Petter và cộng sự (2008) về yếu tố lợi ích ròng.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w