Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Trang 53)

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy kiểm định các giả thuyết đều có mức ý nghĩa (p-value) nhỏ hơn 0,05 nên 6 giả thuyết tác giả đã đề xuất đều được chấp nhận, tức

các yếu tố độc lập đều có tác động tích cực đến yếu tố trung gian, yếu tố trung gian có tác động tích cực đến yếu tố phụ thuộc. Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố chất lượng hệ thống (SYQ) có hệ số hồi quy (β) lớn nhất 0,258 (mức ý nghĩa thống kê p = 0,000) nên yếu tố này có tác động tích cực nhất đến sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP (USS) theo xu hướng chất lượng hệ thống càng cao thì sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP càng nhiều. Kế tiếp là nhận thức sự hữu ích (PEU) với hệ số β là 0,237 (p = 0,000) nên cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP (USS) theo quan hệ tỷ lệ thuận. Các yếu tố như sự xác nhận (CON) và chất lượng thông tin (IFQ) có hệ số β tương đối gần nhau với lần lượt là 0,215 (p = 0,001) và 0,204 (p = 0,002) nên có ảnh hưởng tích cực nhất định đến sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP. Yếu tố sự phù hợp công nghệ-công việc (TTF) có hệ số β thấp nhất là 0,188 (p = 0,005) nên yếu tố này có tác động tương đối đến sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP theo hướng tích cực. Mặt khác, sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP cũng có tác động đáng kể đến lợi ích ròng khi có hệ số β là 0,397 (p = 0,000).

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự phù hợp công nghệ-công việc, sự xác nhận và nhận thức sự hữu ích có thể giải thích 22,4% sự biến động của sự hài lòng của người sử dụng (���S 2 = 0,224). Vì các hệ số hồi quy của các yếu tố đều là số dương nên các yếu tố này tỷ lệ thuận với sự hài lòng, tức sự hài lòng của người sử dụng đối với Cloud-ERP sẽ tăng lên khi chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự phù hợp công nghệ-công việc, sự xác nhận và nhận thức sự hữu ích của Cloud-ERP được nâng cao. Đồng thời, yếu tố sự hài lòng của người sử dụng cũng giải thích được 15,3% sự biến động của lợi ích ròng (NEB) với ���� 2 = 0,153 cùng với hệ số β là 0,397 cho thấy được nếu người sử dụng hài lòng hơn với Cloud-ERP sẽ kéo theo lợi ích ròng tăng lên. Về tổng thể mô hình giải thích được khoảng 34,4% sự thành công của Cloud- ERP (�2 = 0,3427). Điều đó cho thấy, khi các yếu tố độc lập được cải thiện sẽ dẫn đến sự hài lòng của người sử dụng được nâng cao, khi sự hài lòng của người sử dụng được nâng cao thì lợi ích ròng mà Cloud-ERP mang lại cho tổ chức sẽ tích cực hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ thành công của Cloud-ERP.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển và sự cạnh tranh trong kinh doanh cũng tăng không ngừng, việc lựa chọn cho tổ chức của mình một giải pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trình độ kỹ thuật, quy mô và nguồn lực tài chính luôn là vấn đề mà nhiều nhà quản lý trăn trở. Cloud-ERP ra đời đã giúp giải quyết những vấn đề trên. Tuy nhiên không phải tất cả các dự án triển khai Cloud-ERP đều thành công khi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong quá trình triển khai và vận hành chưa thật sự được quan tâm. Vì vậy việc nghiên cứu đề xuất mô hình sự thành công của Cloud-ERP sẽ làm tăng nguồn tham khảo cho các tổ chức khi lựa chọn triển khai Cloud-ERP về những yếu tố có ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.

Từ kết quả phân tích ở Chương 4, nghiên cứu này cho thấy rằng có 5 yếu tố tác động tích cực đến sự hài lòng của người sử dụng là chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự phù hợp công nghệ-công việc, sự xác nhận, nhận thức sự hữu ích, và sự hài lòng của người sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến lợi ích ròng của Cloud- ERP với tổng cộng 23 biến quan sát được giữ lại. Có 4 biến quan sát bị loại là IFQ2 (Cloud-ERP cung cấp thông tin kịp thời), TTF2 (Cloud-ERP cung cấp dữ liệu phù hợp với công việc), PU3 (Cloud-ERP làm cho công việc trở nên dễ dàng hơn) và NEB1 (Cloud-ERP giúp tiết kiệm thời gian) vì không thỏa mãn điều kiện để được giữ lại trong phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha là hệ số tương quan biến tổng của các biến này đều nhỏ hơn 0,4.

Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố độc lập giải thích được 22,4% sự biến động của sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP. Vì vậy, để người sử dụng ngày càng hài lòng hơn với Cloud-ERP thì cần phải cải thiện những yếu tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự phù hợp công nghệ-công việc, sự xác nhận và nhận thức sự hữu ích. Bên cạnh đó, sự hài lòng của người sử dụng cũng tác động tích cực đến lợi ích ròng với mức ảnh hưởng là 15,3% và hệ số hồi quy và 0,397, khi người sử dụng càng hài lòng với Cloud-ERP thì tỷ lệ thành công của dự án Cloud-ERP sẽ cao hơn, và lợi ích mang lại cho tổ chức cũng nhiều hơn. Ngược lại, nếu người sử

dụng không hài lòng với Cloud-ERP thì tỷ lệ thành công của dự án Cloud-ERP sẽ thấp hơn, đồng thời cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của tổ chức về mặt chi phí, phát triển kinh doanh hay hiệu quả của việc đưa ra quyết định. Do đó, việc cải thiện, nâng cao mỗi một yếu tố trong mô hình nghiên cứu là đang góp phần vào nâng cao sự thành công của hệ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trên điện toán đám mây.

Từ kết quả phân tích hồi quy, 6 giả thuyết đã đề xuất là H1+, H2+, H3+, H4+

và H5+ đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 và có hệ số hồi quy lớn hơn 0, nên 6 giả thuyết đều được chấp nhận và kết quả này cũng cho thấy sự hài lòng của người sử dụng tỷ lệ thuận với các yếu tố chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự phù hợp công việc-công nghệ, sự xác nhận và nhận thức sự hữu ích. Giả thuyết H6+ cho rằng sự hài lòng của người sử dụng có tác động tích cực đến lợi ích ròng của có kết quả hồi quy có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 và hệ số hồi quy là số dương, vì vậy giả thuyết H6+ cũng được chấp nhận.

5.2. Kiến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị để các tổ chức có thể nâng cao sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP, cũng như nâng cao sự thành công của Cloud-ERP.

Thứ nhất, nâng cao sự hài lòng của người sử dụng đối với Cloud-ERP. Theo nghiên cứu, tác giả đề xuất các nhà cung cấp Cloud-ERP cần không ngừng nâng cao sự hài lòng của người sử dụng đối với những trải nghiệm trong quá trình sử dụng Cloud-ERP, đối với hiệu suất và các chức năng mà Cloud-ERP cung cấp. Nghiên cứu đã cho thấy rằng sự hài lòng của người sử dụng có ảnh hưởng nhất định đến sự thành công của các dự án Cloud-ERP, vì vậy các nhà cung cấp và cả phía tổ chức lựa chọn triển khai Cloud-ERP cần phải chú trọng không ngừng nâng cao sự hài lòng của người sử dụng để góp phần nâng cao sự thành công của Cloud-ERP. Ngoài ra, các tổ chức và nhà cung cấp cũng nên có những cuộc khảo sát với nhân viên, quản lý, những người trực tiếp sử dụng Cloud-ERP về sự hài lòng để chủ động hơn trong việc nghiên cứu nâng cao mức độ hài lòng của họ đối với Cloud-ERP.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thông tin của Cloud-ERP. Kết quả nghiên cứu cho thấy người sử dụng đánh giá chất lượng thông tin ở các khía cạnh như sự chính

xác, sự hữu ích và mức độ dễ hiểu của thông tin. Tác giả đề xuất các nhà cung cấp Cloud-ERP nên không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng đầu ra của hệ thống, để thông tin được xử lý một cách chính xác hơn, mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho công việc của người sử dụng, đồng thời cũng phải tìm hiểu về nghiệp vụ, môi trường sử dụng của các tổ chức để có thể thiết kế trình bày thông tin dễ hiểu, trực quan hơn.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hệ thống Cloud-ERP. Yếu tố chất lượng hệ thống là yếu tố có hệ số hồi quy cao nhất (β = 0,258), điều này cho thấy yếu tố này ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của người sử dụng. Nghiên cứu cho thấy người sử dụng đánh giá chất lượng hệ thống Cloud-ERP ở các khía cạnh như các chức năng của Cloud-ERP, tích hợp dữ liệu, thời gian phản hồi và độ tin cậy. Tác giả đề xuất các tổ chức khi có ý định triển khai Cloud-ERP nên chọn những nhà cung cấp có uy tín và kinh nghiệm triển khai. Nên tìm hiểu kỹ nhà cung cấp về sản phẩm họ cung cấp và khả năng triển khai, nên tham khảo thêm các dự án mà họ đã triển khai thành công. Mặt khác, các nhà quản lý cũng nên tham khảo nhiều nhà cung cấp cũng như nhiều hệ thống Cloud-ERP khác nhau để đánh giá ưu nhược điểm và mức độ phù hợp với tổ chức của mình về quy mô, đặc thù ngành công nghiệp, nguồn lực tài chính,… Về phía nhà cung cấp Cloud-ERP, cần nghiên cứu phát triển các chức năng của hệ thống ngày càng tối ưu hơn, tích hợp và xử lý dữ liệu trong tổ chức hiệu quả hơn, thường xuyên thực hiện kiểm tra, bảo trì và nâng cấp nếu cần để đảm bảo tốc độ xử lý của hệ thống cũng như đảm bảo có thể khắc phục các lỗi kịp thời.

Thứ tư, nâng cao sự phù hợp công nghệ-công việc. Mỗi một tổ chức đều có những quy trình nghiệp vụ riêng, những công việc phải xử lý hàng ngày cũng khác nhau, để một hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều tổ chức là một vấn đề không dễ dàng. Vì vậy, các nhà cung cấp Cloud-ERP cần không ngừng cải thiện các chức năng và quy trình xử lý của hệ thống để đảm bảo hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của nhiều phòng ban, nhiều ngành công nghiệp hơn. Tuy rằng Cloud-ERP có cho phép tùy chỉnh, nhưng hẳn các nhà quản lý sẽ không muốn mất quá nhiều thời gian để tùy chỉnh hệ thống, kéo dài thời gian dự án, và đặc biệt là nếu có chức năng nào của Cloud-ERP không phù hợp với tổ chức nhưng lại không thể tùy chỉnh và buộc phía người sử dụng phải thay đổi quy trình của họ, hiển nhiên sẽ

làm giảm đáng kể sự hài lòng của họ về Cloud-ERP. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin và trình bày thông tin phù hợp với công việc khác nhau của từng phòng ban, bộ phận cũng cần được quan tâm. Mỗi nghiệp vụ sẽ có những đặc thù khác nhau, báo cáo cần có cũng khác nhau, vì vậy các nhà cung cấp Cloud-ERP cần quan tâm đến yêu cầu dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra để có thể đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu công việc của người sử dụng.

Thứ năm, nâng cao sự xác nhận của người sử dụng đối với Cloud-ERP. Yếu tố sự xác nhận có tác động tích cực đến sự hài lòng của người sử dụng, vì vậy nếu người sử dụng có mức độ xác nhận cao hơn đối với Cloud-ERP sẽ thể hiện rằng họ hài lòng hơn với Cloud-ERP. Đối với yếu tố này, về phía các nhà quản lý trước khi quyết định sẽ triển khai hệ thống Cloud-ERP thì nên khảo sát của nhân viên và cả quản lý trong tổ chức để biết được họ đang mong muốn một hệ thống như thế nào, chẳng hạn họ đang mong chờ Cloud-ERP sẽ cung cấp chức năng gì, giúp họ giải quyết công việc như thế nào hay mong chờ các báo cáo giúp họ đưa ra dự báo hoặc quyết định đúng đắn hơn,… Bởi vì nhân viên là những người trực tiếp sử dụng Cloud- ERP hàng ngày để xử lý công việc nên ý kiến của họ cần được xem xét kỹ, nếu một hệ thống hoàn toàn không giống với sự mong muốn của họ nhưng lại phải mỗi ngày làm việc với hệ thống hiển nhiên sẽ dẫn đến việc không hài lòng. Về phía nhà cung cấp, đặc biệt là đội ngũ tư vấn triển khai, cần tìm hiểu kỹ tổ chức và yêu cầu của khách hàng để có thể tư vấn chính xác những gì khách hàng cần, đúng với mong muốn của họ vì khách hàng phần lớn sẽ không có nhiều kinh nghiệm về hệ thống, có thể sẽ đưa ra yêu cầu hay quyết định không hợp lý, phía tư vấn cần làm rõ và hướng khách hàng đi đến quyết định đúng đắn nhất, lựa chọn một hệ thống phù hợp với những gì họ cần và những gì họ muốn.

Thứ sáu, nâng cao nhận thức sự hữu ích của người sử dụng đối với Cloud- ERP. Theo nghiên cứu, người sử dụng đánh giá mức độ nhận thức sự hữu ích của họ đối với Cloud-ERP thông qua các tiêu chí như hiệu quả công việc, mức độ kiểm soát công việc và sự hữu ích của Cloud-ERP đối với công việc của họ. Tác giả đề xuất các nhà cung cấp Cloud-ERP nên không ngừng cải thiện và phát triển các chức năng của Cloud-ERP để Cloud-ERP ngày càng xử lý dữ liệu chính xác, thông minh hơn và

nhanh chóng hơn để giúp người sử dụng không ngừng nâng cao hiệu quả và hiệu suất công việc của mình, tối ưu hóa các báo cáo và chức năng phân quyền để giúp các nhà quản lý có thể kiểm soát công việc của từng phòng ban, tổ chức chặt chẽ hơn.

Cuối cùng, nâng cao lợi ích ròng mà Cloud-ERP mang lại. Tác giả đề xuất phía nhà cung cấp cần không ngừng nghiên cứu phát triển hệ thống Cloud-ERP, để hệ thống ngày càng tối ưu hơn để mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức sử dụng như giúp tổ chức tiết kiệm chi phí quản lý, mở rộng thị phần và cải thiện hiệu quả quyết định,… Để một dự án triển khai Cloud-ERP thành công thì lợi ích ròng phải là một giá trị tích cực, đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng mà các tổ chức và các nhà cung cấp cần quan tâm.

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất, đối với một nghiên cứu định lượng thì số mẫu là 180 còn rất hạn chế, do giới hạn về thời gian, nhân lực và mối quan hệ với các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống Cloud-ERP mà nghiên cứu chỉ có thể đạt đến số lượng mẫu như vậy, do đó để tăng thêm độ chính xác cho đề tài rất cần nghiên cứu thêm với số lượng mẫu lớn hơn, nghiên cứu tại nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ có thể thực hiện trên một vài hệ thống Cloud-ERP nhất định nên điều này chưa phản ánh một cách tổng quát chất lượng của các hệ thống trên thị trường, đây cũng là một trong những hướng nghiên cứu tiếp theo khi cần tiến hành khảo sát đa dạng hơn nữa các hệ thống Cloud-ERP trên thị trường.

Thứ ba, sự hài lòng của người sử dụng Cloud-ERP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng đề tài chỉ đưa ra 5 yếu tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng là chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự phù hợp công nghệ-công việc, sự xác nhận và nhận thức sự hữu ích, vì thế hướng nghiên cứu tiếp theo cần nghiên cứu nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng hay sự thành công của Cloud- ERP hơn, nhất là các yếu tố có tác động tiêu cực vì nghiên cứu này chỉ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tích cực. Ví dụ một số yếu tố có thể phát triển

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Trang 53)