Phỏng vấn chuyên gia

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Trang 38)

Từ cơ sở lý thuyết đã trình bày tại chương 2 tác giả đã đề xuất 27 biến quan sát cho 7 yếu tố, từ đó tác giả đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực Cloud-ERP để tham khảo ý kiến của các chuyên gia về mức độ khả thi của đề tài với thực tế và tính phù hợp của thang đo mà tác giả đã đề xuất. Trong đó tác giả đã tiến hành phỏng vấn 3 chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm triển khai Cloud-ERP cho các doanh nghiệp từ quy mô nhỏ, vừa đến các doanh nghiệp lớn, tập đoàn. Danh sách chuyên gia bao gồm:

− Anh Nguyễn Thanh Ngọc, quản trị dự án triển khai Cloud-ERP, đồng thời là phó giám đốc Trung tâm triển khai ERP tại Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT.

− Anh Dương Đức Quý, chuyên gia tư vấn giải pháp phần mềm SAP Business One và SAP S/4 HANA.

− Chị Mai Ngọc Duyên, chuyên gia tư vấn giải pháp phần mềm SAP S/4 HANA. Quá trình phỏng vấn được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng các câu hỏi:

− Anh/chị đánh giá như thế nào về tính thực tiễn của đề tài?

− Anh/chị đánh giá như thế nào về mô hình đề xuất?

− Anh/chị đánh giá thang đo đề xuất có phù hợp không?

Kết quả phỏng vấn cả 3 chuyên gia đều cho rằng đề tài là khả thi, mô hình và thang đo đề xuất là phù hợp với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả

Sau khi gửi phiếu khảo sát tại nhiều công ty thông qua việc điện thoại xin khảo sát và gửi qua mail công ty, cũng như thông qua khảo sát tại công ty mà tác giả đang làm việc. Số mẫu thu được là 207 mẫu, sau khi loại bỏ 27 mẫu không hợp lệ, số mẫu hợp lệ còn lại là 180 mẫu.

Đối với đề tài nghiên cứu này các yếu tố nhân khẩu học sẽ được thu thập với các đặc điểm như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, chức vụ đảm nhiệm, quy mô công ty và hệ thống Cloud-ERP mà doanh nghiệp khảo sát hiện đang sử dụng.

4.1.1. Thống kê nhân khẩu học

Kết quả thống kê các yếu tố nhân khẩu học được thể hiện trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thống kê nhân khẩu học

Nhóm Phân loại Số lượng mẫu Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 86 47,78 Nữ 94 52,22 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 172 95,56 Từ 31 – 40 tuổi 6 3,33 Từ 41 – 50 tuổi 2 1,11 Chức danh Nhân viên 155 86,11 Quản lý 23 12,78 Chủ doanh nghiệp 2 1,11 Trình độ học vấn Phổ thông/trung cấp 5 2,78 Cao đẳng/đại học 161 89,44 Sau đại học 14 7,78

Kinh nghiệm làm việc

Dưới 1 năm 42 23,33

Từ 1 – 3 năm 79 43,89

Từ 3 – 5 năm 49 27,22

Từ 5 – 10 năm 8 4,44

Đối với giới tính thu được thì có 86 phiếu khảo sát có giới tính Nam (chiếm 47,78%) và 94 phiếu có giới tính Nữ (chiếm 52,22%). Điều này cho thấy giới tính nữ có nhiều cơ hội tiếp xúc với hệ thống Cloud-ERP hơn là nam giới do đặc thù các công việc mà nữ giới sẽ làm việc nhiều hơn nam giới như kế toán, quản lý nhân sự và tiền lương, chăm sóc khách hàng,…

Đối với độ tuổi, kết quả thu được có 172 phiếu khảo sát có độ tuổi dưới 30 tuổi (chiếm 95,56%), từ 31 - 40 tuổi có 6 phiếu khảo sát (chiếm 3,33%) và có 2 phiếu có độ tuổi từ 41 - 50 tuổi (chiếm 1,11%), có thể nhận thấy rằng khảo sát đa số thực hiện với những người trẻ dưới 30 tuổi, với mức độ tiếp thu và sử dụng công nghệ thông tin cao.

Bên cạnh đó nếu thống kê theo chức danh thì phần lớn các đối tượng khảo sát đều là nhân viên, tức những người trực tiếp sử dụng hệ thống Cloud-ERP trong công việc hàng ngày. Nhân viên chiếm 86,11% với 155 phiếu khảo sát. Số người đảm nhiệm vị trí quản lý chiếm 12,78% với 23 phiếu khảo sát và có 2 người thực hiện phiếu khảo sát là chủ doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 1,11%.

Đối với thống kê về trình độ học vấn, có thể nhận thấy đối tượng học thức có trình độ tương đối cao khi những người khảo sát có trình độ cao đẳng/đại học chiếm 89,94% với 161 phiếu khảo sát và điều này chứng tỏ phần lớn các đối tượng khảo sát đều là những người đã được đào tạo cơ bản về kiến thức, mức độ học hỏi và tiếp thu kiến thức mới nhanh, và đã có trình độ nhất định về tin học. Trình độ sau đại học chiếm 7,78% với 14 phiếu khảo sát và 2,78% người khảo sát có trình độ phổ thông/trung cấp với 5 phiếu khảo sát.

Đối với kinh nghiệm làm việc, có 42 phiếu khảo sát có kinh nghiệm dưới 1 năm (chiếm 23,33%), có 79 người có kinh nghiệm từ 1 - 3 năm với 79 phiếu khảo sát (chiếm 43,89%), số người có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm có 49 phiếu khảo sát (chiếm 27,22%) và kinh nghiệm từ 5 - 10 năm có 8 phiếu khảo sát (chiếm 4,44%), còn lại số phiếu khảo sát có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 1,11% với 2 phiếu khảo sát, như vậy khảo sát này phần lớn được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm khi tỉ lệ người khảo sát có kinh nghiệm trên 1 năm chiếm 76,67%.

17% 49%

34%

4.1.2. Thống kê quy mô công ty khảo sát

Trong tổng số 180 mẫu khảo sát hợp lệ, có 49% số phiếu được khảo sát người sử dụng tại các doanh nghiệp lớn (trên 200 người) với 88 phiếu khảo sát, 34% số phiếu được khảo sát tại các doanh nghiệp vừa (từ 101 - 200 người) với 62 phiếu khảo sát, và 17% số phiếu được khảo sát tại các doanh nghiệp nhỏ (từ 11 - 100 người) với 30 phiếu khảo sát. Sự đa dạng về quy mô công ty trong việc khảo sát góp phần làm đa dạng phiên bản và nhà cung cấp Cloud-ERP, từ Cloud-ERP dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn. Thống kê quy mô công ty trong khảo sát này được thể hiện trong Hình 4.1.

Từ 11 - 100 người Từ 101 - 200 người Trên 200 người

Hình 4.1. Biểu đồ thống kê quy mô công ty

4.1.3. Thống kê nhà cung cấp Cloud-ERP

Đối với nghiên cứu này trong tổng số phiếu thu được thì hệ thống được sử dụng nhiều nhất là SAP ERP với 97 phiếu khảo sát (chiếm 54%), tiếp theo là hệ thống Microsoft Dynamics ERP chiếm 17% với 31 phiếu khảo sát, hệ thống Oracle ERP chiếm 6% với 11 người sử dụng. Các nhà cung cấp Cloud-ERP trong nước có FAST với 19 phiếu khảo sát chiếm 11%, Odoo với 14 phiếu khảo sát chiếm 8%. Còn lại là các nhà cung cấp khác chiếm 4%, tương ứng với 8 phiếu khảo sát.

Do đặc thù khảo sát tại các công ty có sử dụng hệ thống Cloud-ERP nên khi khảo sát một công ty thì chỉ khảo sát được một hệ thống Cloud-ERP, cho nên khảo sát này vì lý do thời gian và điều kiện khảo sát nên chỉ khảo sát được một vài hệ thống Cloud-ERP được thể hiện trong Hình 4.2.

0

Hình 4.2. Biểu đồ thống kê nhà cung cấp Cloud-ERP

4.2. Kiểm định mô hình và các giả thuyết4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Theo như quy trình đã đưa ra trong nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu này chỉ thực hiện nghiên cứu sơ bộ trên 60 mẫu để kiểm tra sự phù hợp của thang đo đối với nghiên cứu. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbachh’s Alpha trên 60 mẫu được thể hiện trong Bảng 4.2.

Chất lượng thông tin (IFQ) có 4 biến quan sát (IFQ1, IFQ2, IFQ3, IFQ4), theo Bảng 5 cả 4 biến (IFQ1, IFQ2, IFQ3, IFQ4) đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0,758 lớn hơn 0,6 nên được chấp nhận để đưa vào nghiên cứu tiếp theo.

Chất lượng hệ thống (SYQ) có 4 biến quan sát (SYQ1, SYQ2, SYQ3, SYQ4), trong đó SYQ1, SYQ2, SYQ3, SYQ4 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.4 và hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0,756 lớn hơn 0,6 nên được chấp nhận.

Sự phù hợp công nghệ-công việc (TTF) có 4 biến quan sát (TTF1, TTF2, TTF3, TTF4), kết quả từ Bảng 5 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,821 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của cả 4 biến TTF1, TTF2, TTF3, TTF4 đều lớn hơn 0,4 nên được chấp nhận để đưa vào giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

Sự xác nhận (CON) có 3 biến quan sát (CON1, CON2, CON3), theo Bảng 5 cả 3 biến CON1, CON2, CON3 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và hệ Khác 8 FAST 19 Odoo 14 Oracle 11 Microsoft Dynamics 31 SAP 97 20 40 60 80 100 120

số Cronbach’s Alpha là 0,851 lớn hơn 0,6 nên cả 3 biến đều phù hợp để đưa vào bước nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.2. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha (60 mẫu)

Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Hệ số Cronbach’s Alpha IFQ1 11,82 2,661 0,601 0,684 0,758 IFQ2 11,68 2,762 0,469 0,744 IFQ3 11,82 2,084 0,638 0,654 IFQ4 12,08 2,451 0,539 0,710 SYQ1 12,33 2,497 0,559 0,696 0,756 SYQ2 12,48 2,390 0,503 0,735 SYQ3 12,47 2,490 0,652 0,650 SYQ4 12,62 2,681 0,520 0,717 TTF1 12,07 3,216 0,689 0,757 0,821 TTF2 12,05 3,099 0,660 0,768 TTF3 12,30 3,095 0,609 0,794 TTF4 12,13 3,236 0,628 0,783 CON1 7,95 1,540 0,712 0,800 0,851 CON2 8,08 1,468 0,732 0,781 CON3 7,97 1,558 0,718 0,794 PEU1 12,15 2,536 0,656 0,710 0,790 PEU2 12,13 2,592 0,612 0,732 PEU3 12,48 2,796 0,475 0,801 PEU4 12,33 2,599 0,666 0,707 USS1 12,08 3,061 0,682 0,805 0,846 USS2 12,12 2,986 0,598 0,841 USS3 12,25 2,699 0,720 0,788 USS4 12,05 2,896 0,741 0,780 NEB1 12,05 3,370 0,503 0,768 0,780 NEB2 12,22 2,952 0,688 0,673 NEB3 12,47 2,999 0,530 0,764 NEB4 12,12 3,291 0,652 0,701

Nhận thức sự hữu ích (PEU) có 4 biến quan sát (PEU1, PEU2, PEU3, PEU4), theo như kết quả phân tích trong Bảng 5 thì hệ số Cronbach’s Alpha là 0,79 lớn hơn 0,6 nên được chấp nhận. Tuy nhiên, biến PEU3 có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung nên sẽ xem xét để loại biến này trong bước nghiên cứu tiếp theo.

Sự hài lòng của người sử dụng (USS) có 4 biến quan sát (USS1, USS2, USS3, USS4), trong đó cả 4 biến USS1, USS2, USS3, USS4 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha chung là 0,846 lớn hơn 0,6 nên phù hợp để tiếp tục nghiên cứu.

Lợi ích ròng (NEB) có 4 biến quan sát (NEB1, NEB2, NEB3, NEB4), kết quả từ Bảng 5 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha là 0,78 lớn hơn 0,6, đồng thời cả 4 biến NEB1, NEB2, NEB3, NEB4 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 nên đều được chấp nhận để tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo.

4.2.2. Nghiên cứu chính thức

4.2.2.1. Phân tích độ tin cậy

Phần này tác giả sẽ tiến hành phân tích độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) để đánh giá độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo. Tổng cộng có 7 yếu tố và 27 biến quan sát vì thế tác giả sẽ tiến hành phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 7 lần cho từng yếu tố. Đối với các trường hợp mà khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là đáng tin cậy và chấp nhận được. Ngoài ra biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung sẽ được giữ lại (Hair và cộng sự, 2019).

Chất lượng thông tin

Theo kết quả nghiên cứu (Bảng 4.3) có thể thấy 3 biến quan sát IFQ1, IFQ3, IFQ4 trong yếu tố này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4. Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố chất lượng thông tin là 0,651 lớn hơn 0,6 và hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến cũng đạt điều kiện là nhỏ hơn hệ số Cronbach’s

Alpha chung nên được tiếp tục đưa vào phân tích yếu tố khám phá. Riêng biến IFQ2 do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 nên bị loại khỏi nghiên cứu.

Bảng 4.3. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Chất lượng thông tin

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến IFQ1 11,68 1,873 0,563 0,495 IFQ2 11,56 2,538 0,088 0,802 IFQ3 11,66 1,689 0,644 0,424 IFQ4 11,65 1,827 0,522 0,517 Chất lượng hệ thống

Theo kết quả phân tích (Bảng 4.4) có thể thấy 4 biến quan sát SYQ1, SYQ2, SYQ3, SYQ4 trong yếu tố này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4, hệ số Cronbach’s Alpha của biến chất lượng hệ thống là 0,738 lớn hơn 0,6, đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha của từng biến cũng đạt điều kiện nhỏ hệ số Cronbach’s Alpha chung. Từ đó cho thấy rằng các biến này phù hợp để đưa vào phân tích EFA ở bước nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.4. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Chất lượng hệ thống

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

SYQ1 12,85 2,530 0,492 0,700

SYQ2 12,94 2,359 0,574 0,654

SYQ3 12,98 2,536 0,443 0,729

SYQ4 12,97 2,267 0,619 0,626

Sự phù hợp công nghệ-công việc

Theo kết quả phân tích ở Bảng 4.5, hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố Sự phù hợp công nghệ-công việc là 0,768 lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu. Tuy nhiên biên TTF2 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn

hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung nên biến này bị loại khỏi nghiên cứu. Còn lại các biến TTF1, TTF3, TTF4 đều đạt điều kiện để đưa vào nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 4.5. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Sự phù hợp công nghệ-công việc

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến TTF1 12,18 2,795 0,765 0,600 TTF2 12,16 3,931 0,246 0,872 TTF3 12,17 3,216 0,572 0,710 TTF4 12,14 2,851 0,764 0,604 Sự xác nhận

Từ kết quả phân tích trong Bảng 4.6 có thể thấy yếu tố Sự xác nhận có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,867 lớn hơn 0,6. Cả 3 biến quan sát là CON1, CON2, CON3 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung nên đều đạt điều kiện để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

Bảng 4.6. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Sự xác nhận

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

CON1 8,21 1,438 0,692 0,861

CON2 8,28 1,375 0,754 0,805

CON3 8,19 1,353 0,793 0,769

Nhận thức sự hữu ích

Theo kết quả phân tích từ Bảng 4.7, các biến PEU1, PEU2, PEU4 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,4, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,663 lớn hơn 0,6 nên đạt điều kiện để tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo. Riêng biến PEU3 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung nên loại biến này.

Bảng 4.7. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Nhận thức sự hữu ích

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

PEU1 12,38 1,600 0,635 0,458

PEU2 12,33 1,797 0,543 0,533

PEU3 12,49 2,207 0,153 0,789

PEU4 12,43 1,733 0,520 0,542

Sự hài lòng của người sử dụng

Từ kết quả phân tích độ tin cậy của yếu tố sự hài lòng của người sử dụng (USS) ở Bảng 4.8 có thể thấy yếu tố này có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,908 đã đạt được điều kiện lớn hơn 0,6. Các biến quan sát USS1, USS2, USS3, USS4 đều thỏa mãn các điều kiện để được chấp nhận đưa vào nghiên cứu tiếp theo với hệ số tương quan biến tổng của lần lượt từng biến đều lớn hơn 0,4 và hệ số Cronbach’s Alpha cũng đạt yêu cầu nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung.

Bảng 4.8. Hệ số tin cậy các thành phần yếu tố Sự hài lòng của người sử dụng

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY (Trang 38)