Kiểm định mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 62)

Các biến sử dụng trong mô hình hồi quy được mã hóa như sau:  Nhân tố HA: “Giá Trị Hình Ảnh”

 Nhân tố NV: “Hình Ảnh Nhân Viên”  Nhân tố TC: “Mức Độ Tin Cậy”  Nhân tố CT: “Hình Thức Chiêu Thị”  Nhân tố CS: “Cơ Sở Vật Chất”  Nhân tố LI: “Lợi Ích Tài Chính” Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng:

YDSD = β0 + β1*HA + β2*NV + β3*TC + β4*CT+ β5*CS+ β6*LI

Mức ý nghĩa được giả định cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy là 95%).

4.2.4.2 Phân Tích Tương Quan Pearson:

Bảng 4.8 - Phân Tích Tương QuanPhân Tích Tương Quan

HA NV TC CT CS LI

YDSD Pearson

Correlation 1 0.425 0.4243 0. 373 0.394 0.406 0.3794

Sig. (2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Phân tích tương quan được sử dụng trong nghiên cứu để lượng hóa mức độ chặt chẽ và tìm kiếm mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng trước khi hồi quy. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cả 6 biến độc lập đều có giá trị Sig = 0.00 < 0.05 so với biến phụ thuộc. Như vậy, có thể kết luận có sự tương quan giữa biến độc lập “HA, NV, TC, CT, CS, LI” và biến phụ thuộc “”

Thêm vào đó, kết quả thống kê cho thấy các biến độc lập đều có sự tương quan dương với biến phụ thuộc và giá trị tương quan đều lớn hơn 0.3. Ta thấy được từ kết quả, biến độc lập HA và biến phụ thuộc có mối tương quan đạt giá trị lớn nhất là 0.425, tương quan giữa biến TC và thấp nhất đạt giá trị 0.367. Giá trị tương quan của các biến NV, CT, CS, LI lần lượt là 0.424, 0.394, 0.406, 0.3974

4.2.4.3 Phân Tích Hồi Quy:

Bảng 4.9 - Đánh Giá Độ Phù Hợp Của Mô Hình

Model P - value R Square Adjusted R Square Std. Error of the

Estimate

1 0.0000 0.4987 0.4802 0.3313

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu khảo sát

Bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình có mối quan hệ chặt chẽ và giá trị R2 (R square) = 0.498 có nghĩa là độ thích hợp của mô hình là 49.8% hay có ý nghĩa là có 49.8% độ thích hợp ý định của khách hàng tham gia khảo sát được giải thích bởi 6 yếu tố lý thuyết xây dựng.

Ngoài ra giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.48 có ý nghĩa là có 48% sự biến thiên của biến phụ thuộc YDSD – “Ý đinh sử dụng” được giải thích bởi các nhân tố độc lập.

Nhận xét: như vậy, mô hình hồi quy thỏa điệu kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp và đánh giá kết quả nghiên cứu.

Bảng 4.10 - Phân tích hồi quy Unstandardized Coefficients Standardized

Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -1.2550 0.42331 - -2.97 0.003 HA 0.33179 0.0812 0.2393 4.08 0.000 NV 0.22242 0.0468 0.2764 4.75 0.000 TC 0.26552 0.0585 0.2618 4.53 0.000 CT 0.28895 0.0581 0.2483 1.26 0.210 CS 0.2354 0.0607 0.2232 3.88 0.000 LI 0.0352 0.2082 0,0335 0.17 0.866

Nhận xét:

Kết quả mô hình hồi quy cho 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc cho thấy tồn tại trong mô hình 2 biến có giá trị sig > 0.05 là biến CT và biến LI với giá trị sig lần lượt là 0.21 và 0.866. Điều này có nghĩa là tồn tại ít nhất một biến độc lập không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác không tác động lên biến phụ thuộc là “Ý định sử dụng của khách hàng”

Ta lần lượt loại bỏ từng biến CT và LI sau đó chạy lại mô hình hồi quy tuyến tính để tìm ra yếu tố gây tác động xấu lên số liệu. Sau cùng chúng ta được kết quả mô hình hồi quy tốt nhất khi loại biến LI ra khỏi mô hình như sau:

Bảng 4.11 - Phân tích hồi quy

Unstandardized Coefficients Standardized

Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -1.2416 0.4144 - -3.00 0.003 HA 0.3308 0.0808 0.2387 4.09 0.000 NV 0.2236 0.0461 0.27688 4.84 0.000 TC 0.2631 0.0562 0.2599 4.60 0.000 CT 0.28895 0.5814 0.2814 4.97 0.000 CS 0.2365 0.0603 0.2241 3.92 0.000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: Kết quả mô hình hồi quy cho 5 biến độc lập cho thấy giá trị sig của tất cả các biến đều < 0.05 (tiêu chuẩn so sánh) nên có thể kết luận tất cả các biến độc lập đều có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc đồng thời được chấp nhận trong mô hình hồi quy

Hệ số Beta của 5 biến độc lập gồm: HA, NV, TC, CT, CS> 0 nên có thể kết luận các biến độc lập có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc YDSD

Từ bảng kết quả trên mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa có thể được xây dựng như sau:

YD = -1.241 + 0.3308*HA + 0.2236*NV + 0.2632*TC + 0.2889*CT + 0.2364*CS

Ngoài số liệu về mức độ tương quan của các biến trong mô hình thì việc phân tích hồi quy còn cho biết mức độ phù hợp của mô hình so với điều kiện thực tế. Cụ thể theo bảng sau:

Bảng 4.12 - Đánh Giá Độ Phù Hợp Của Mô Hình

Model

Number of

Obs P - Value R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

1 170 0.0000 0.5165 0.5018 0.33036

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng trên cho thấy giá trị P – value = 0.000 < 0.05 (mức ý nghĩa) có nghĩa là mối qua hệ giữa các biến có ý nghĩa thống kê. trong đó (R square) = 0.5165 có nghĩa là độ thích hợp của mô hình là 51.65% hay có ý nghĩa là có 51.65% độ thích hợp ý định của khách hàng tham gia khảo sát được giải thích bởi 5 yếu tố lý thuyết xây dựng.

Ngoài ra giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.5018 có ý nghĩa là có 50.18% sự biến thiên của biến phụ thuộc YD – “Ý Định Sử Dụng” được giải thích bởi các nhân tố độc lập.

Cuối cùng kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của bộ dữ liệu thống kê cho kết quả như sau:

Variable VIF 1/VIF

HA 1.15 0.86626

NV 1.11 0.90102

CS 1.11 0.90121

CT 1.09 0.9190

TC 1.08 0.92227

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyết cho thấy: các giá trị hệ số phóng đại phương sai VIF lần lượt là 1.15, 1.11, 1.11, 1.09, 1.08 đều nhỏ hơn tiêu chuẩn kiểm định hệ số phóng đại phương sai là 1 cho nên có thể kết luận rằng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong dữ liệu thống kê nghiên cứu.

4.2.5 Phân Tích Kết Quả Nghiên Cứu:

Mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa được xây dựng như sau:

YD = -1.241 + 0.3308*HA + 0.2236*NV + 0.2632*TC + 0.2889*CT + 0.2364*CS

β1 = 0.3308 mang dấu (+) mang ý nghĩa khi không xét những yếu tố khác, quan hệ giữa “Hình ảnh ngân hàng” và “Ý định sử dụng” của khách hàng có tác động cùng chiều, đồng thời khi hình ảnh tăng (giảm) theo một đơn vị đo lường được quy định trước thì yếu tố “ý định sử dụng” tăng (giảm) tương ứng 0.376 đơn vị.

β2 = 0.2236 mang dấu (+) mang ý nghĩa khi không xét những yếu tố khác, quan hệ giữa “Chất Lượng Nhân Viên” và “Ý định sử dụng” của khách hàng có tác động cùng chiều, đồng thời khi chất lượng nhân viên tăng (giảm) theo một đơn vị đo lường được quy định trước thì yếu tố “ý định” tăng (giảm) tương ứng 0.190 đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

β3 = 0.2632 mang dấu (+) mang ý nghĩa khi không xét những yếu tố khác, quan hệ giữa “Độ tin cậy” và “Ý định sử dụng” của khách hàng có tác động cùng chiều, đồng thời khi độ tin cậy tăng (giảm) theo một đơn vị đo lường được quy định trước thì yếu tố “ý định sử dụng” tăng (giảm) tương ứng 0.235 đơn vị.

β4 = 0.2889 mang dấu (+) mang ý nghĩa khi không xét những yếu tố khác, quan hệ giữa “Hình thức Marketing” và “Ý định sử dụng” của khách hàng có tác động cùng chiều, đồng thời khi hình thức marketing tăng (giảm) theo một đơn vị đo lường được quy định trước thì yếu tố “ý định sử dụng” tăng (giảm) tương ứng 0.2889 đơn vị.

β5 = 0.2364 mang dấu (+) mang ý nghĩa khi không xét những yếu tố khác, quan hệ giữa “Cơ sở vật chất” và “Ý định sử dụng” của khách hàng có tác động cùng chiều, đồng thời khi Cơ sở vật chất tăng (giảm) theo một đơn vị đo lường được quy định trước thì yếu tố “ý định sử dụng” tăng (giảm) tương ứng 0.2364 đơn vị.

Kết luận: Các kiểm định trên được xác định bởi hệ số Sig trong phân tích hồi quy, cụ thể tất cả các giả thiết nghiên cứu được chấp nhận do các nhân tố có tác động cùng chiều (Beta dương) đến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng đồng thời hệ số Sig <0.05 (mức ý nghĩa) nên các kết luận phù hợp với điều kiện nghiên cứu:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả đã thực hiện khảo sát và nghiên cứu định lượng những nhân tố được xây dựng những chương trước đó bao gồm quá trình khảo sát và xử lý dữ liệu bằng phần mềm Stata 14

Nghiên cứu thực hiện trên 170 mẫu khảo sát đủ điều kiện các phân tích định lượng gồm thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và phụ thuộc, phân tích EFA, phẩn tích trung bình thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến.

Kết quả nghiên cứu các thang đo được xây dựng đúng tiêu chuẩn và phù hợp với kết quả của mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy mức độ của từng yếu tố trong mô hình đề xuất lên đối tượng nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu này, làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng số lượng khách hàng ở chương 5.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN:

Bài nghiên cứu đã nêu ra khái niệm, đặc điểm của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại chương 2 và 3. Bên cạnh đó, việc phân tích các nghiên cứu trước về chủ đề này cũng giúp cho tác giả nhận xét cũng như trình bày được điểm mạnh và điểm yếu cho bài luận văn. Nhìn chung, nhu cầu đầu tư của xã hội càng ngày càng tăng, đây là cơ hội để các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng đưa ra các chương trình, sản phẩm thích hợp nhằm thu hút số lượng khách hàng mới.

Tác giả đánh giá cao việc nghiên cứu thị trường, điều này giúp đẩy mạnh và phát triển sản phẩm. Hiểu được thị trường tài chính giúp các nhà quản trị nhận định rõ khách hàng cho từng phân khúc sản phẩm. Đây vừa là cơ hội cho các ngân hàng thương mại nâng cao việc huy động vốn, và vừa là cơ hội cho người dân có thêm một hình thức đầu tư tài chính với tính an toàn và ổn định cao. Theo báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước giai đoạn từ 2013 – 2019, quy mô tổng tiền gửi của khách hàng đã tăng gấp 2.4 lần. Theo đánh giá, mức độ tăng trưởng đạt mức cao nhất vào năm 2013 và có dấu hiệu chậm lại năm 2018. Điều này cho thấy với sự hội nhập của các định chế tài chính nước ngoài, thị trường tài chính có nhiều kênh đầu tư hơn khiến cho thị trường tiền gửi bị bão hòa. Chính vì thế đây là thử thách cho các nhà quản trị để đưa ra những chính sách phù hợp nhằm tăng cao khả năng huy động vốn từ hoạt động tiền gửi.

Bên cạnh đó, đây là cơ hội để các nhà quản trị nghiên cứu nhu cầu của khách hàng cũng như thay đổi thói quen quản lý và đầu tư tài chính của người dân. Điều này sẽ giúp cho người dân có thói quen tiết kiệm tiền của mình cho những dự định trong tương lai và khi đó ngân hàng sẽ đóng vai trò là người quản lý tài chính cá nhân thông qua khoản tiền đầu tư của khách hàng. Tuy nhiên, để thay đổi một thói quen là một quá trình nghiên cứu không hề dễ dàng. Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả hy vọng có thể đưa ra kết quả mang tính định lượng về những yếu tố tác động lên ý định sử dụng sản phẩm gửi tiết kiệm nhằm đưa ra các biện pháp thu hút số lượng người đầu tư.

Bài nghiên cứu mô hình đề xuất gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong số

lượng mỗi biến và các quan sát còn ít chưa thể bao hàm hết tất cả vấn đề liên quan. Đồng thời, quy mô khảo sát cũng hạn chế khu vực Tp. Hồ Chí Minh với sự phát triển vượt bậc hơn những tỉnh thành khác.

Kết quả phân tích của bài nghiên cứu đã đưa ra phương trình hồi quy đa biến nhằm xác định số lượng biến đề xuất tác động lên ý định sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Cụ thể, mô hình hồi quy đề xuất gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định gồm: “Giá trị hình ảnh”, “Hình ảnh nhân viên”, “Mức độ tin cậy”, “Hình thức chiêu thị”. “Cơ sở vật chất”, “Lợi ích tài chính”. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả muốn đóng góp cái nhìn gần hơn về đề tài nghiên cứu này.

5.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy mức độ ảnh hưởng của các biến đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng sản phẩm tiền gửi lần lượt là: “Giá trị hình ảnh”, “Hình ảnh nhân viên”, “Cơ sở vật chất”, “Hình thức chiêu thị”, “Mức độ tin cậy”. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề nghị nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng như sau.

5.2.1 Đề Xuất Với Nhân Tố “Giá Trị Hình Ảnh”:

Trong các quan sát về giá trị hình ảnh ngân hàng, quan sát về ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn có điểm trung bình cao nhất. Điều này cho thấy, khách hàng đánh giá hình ảnh của ngân hàng theo thước đo về thời gian. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại bị phá sản hay phải sáp nhập với ngân hàng lớn thì những ngân hàng có bề dày hoạt động sẽ làm nâng cao giá trị hình ảnh, mang cái nhìn tốt an tâm với khách hàng.

Yếu tố được khách hàng đánh giá khá cao chỉ sau quan sát hoạt động lâu năm là 2 quan sát ngân hàng lớn có danh tiếng và ngân hàng có uy tín, tin cậy. Điều này cho thấy việc tạo dựng lên giá trị của ngân hàng là cả một quá trình nhiều năm của những nhà quản trị ngân hàng. Để nâng tầm giá trị thì ngân hàng phải có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, tạo ra nhiều lợi ích và có uy tín nổi bật trong thị trường ngân hàng thương mại đang rất cạnh tranh.

Ngoài ra, từ số liệu thống kê, khách hàng bày tỏ sự ít quan tâm về những hoạt động xã hội trong việc quyết định giá trị ngân hàng. Điều này có nghĩa là đối tượng nghiên cứu cho

rằng chỉ nên tập trung đánh giá kết quả kinh doanh để xác định giá trị thương hiệu, ít bị tác động bởi những hoạt động bên ngoài sẽ giúp họ có cái nhìn sát nhất với nền kinh tế.

5.2.2 Đề Xuất Với Nhân Tố “Hình Ảnh Nhân Viên”:

Đối với nhân tố hình ảnh nhân viên, quan sát về trình độ chuyên môn được quan tâm nhiều nhất bởi các đối tượng quan sát. Khách hàng tin rằng nhân viên với nghiệp vụ cao sẽ hỗ trợ họ tốt nhất trong quá trình giao dịch tại ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng nhân viên ở mức cao nhất, các ngân hàng nên triển khai đồng bộ các giải pháp sau:

Xây dựng hệ thống quy trình/quy định hướng dẫn nghiệp vụ rõ ràng giúp định hướng và điều tiết hành vi chuẩn mực của nhân viên

Thiết kế và triển khai có hệ thống các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng cứng và mềm về nghiệp vụ cho nhân viên giúp nhân viên tự tin trong quá trình giao dịch với khách hàng

Triển khai các hoạt động giám sát, đánh giá chất lượng nhân sự thường xuyên theo định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng nhân sự đồng bộ và luôn đáp ứng tiêu chuẩn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 62)