Salmam Ahmad và cộng sự (2012) nghiên cứu về các NHTM trong nƣớc
Pakistan giai đoạn 2001 – 2010 để xác định các yếu tố nội tại của ngân hàng đƣợc coi là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng bằng phân tích hồi quy dữ liệu bảng. ROA là biến độc lập đƣợc đo lƣờng qua các biến phụ thuộc bao gồm tỷ lệ chi phí trên thu nhập, thanh khoản, chi phí dự phòng trên tổng dƣ nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu thể hiện tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí dự phòng trên tổng dƣ nợ có ảnh hƣởng tiêu cực đến ROA, riêng thanh khoản có liên quan nghịch với lợi nhuận trên tài sản, nhƣng nó không có ý nghĩa thống kê.
Ani, Ugwunta & Ugwuanyi (2012) thực hiện 147 quan sát trong khoảng thời
gian từ 2001 đến 2010 của 15 ngân hàng để nghiên cứu những yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng tại Nigeria. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp OLS kèm các dữ liệu dạng bảng đƣợc hồi quy nhiều lần để ƣớc tính các hệ số. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập trung tăng tài sản (hay vốn chủ sở hữu) chƣa phải là phƣơng pháp tối ƣu để gia tăng khả năng sinh lời cho các ngân hàng. Họ cho rằng việc gia tăng tỉ lệ nguồn vốn – tài sản, cùng với các khoản vay và khoản ứng trƣớc đều đóng góp mạnh mẽ tới khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tóm lại, quy mô của ngân hàng, vốn chủ sỡ hữu và tài sản của ngân hàng là các yếu tố tiên quyết cho khả năng tăng trƣởng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại tại Nigeria.
Duraj & Moci (2015) thực hiện các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại các ngân hàng tại Albania, với các chỉ số ROE và ROA ở mức cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Tây Balkan. Bài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố vi mô nhƣ vốn điều lệ, giá trị tài sản, quy mô của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế tác động tích cực và ở mức đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng tƣ nhân tại Albania. Ngƣợc lại, tỉ lệ
lạm phát là nguyên nhân chính gây ra các hiệu ứng tiêu cực đến khả năng lợi của ngân hàng thƣơng mại. Sau cùng, tác giả khuyến cáo các ngân hàng nên tập trung phân tích các chỉ số tài chính vĩ mô, từ đó đƣa ra các dự đoán về khả năng sinh lời cũng nhƣ các rủi ro có thể dự đoán đƣợc trong tƣơng lai.
Nghiên cứu của Alhassan, Tetteh & Brobbey (2016) đã xem xét các yếu tố
vĩ mô tác động lên lợi nhuận của các ngân hàng ở Ghana. Kết quả chỉ ra rằng cấu trúc thị trƣờng, mức độ hiệu quả, mức độ tăng trƣởng GDP đều ảnh hƣởng tích cực cho các chỉ số ROA, ROE và NIM của các ngân hàng thƣơng mại tại Ghana. Ngƣợc lại các yếu tố nhƣ rủi ro thị trƣờng hay lạm phát tác động tiêu cực đến cho hoạt động của ngân hàng. Bài nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nợ so với GDP gây ảnh hƣởng ngƣợc chiều và đáng kể đến các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Tác giả Regehr & Sengupta (2016) lại đặt ra câu hỏi rằng liệu mối tƣơng
quan giữa quy mô của ngân hàng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM có thay đổi hay không. Nhóm tác giả sử dụng khoảng thời gian khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 và chia thành ba nhóm ngân hàng nhỏ, vừa và lớn để đánh giá mức tƣơng quan giữa quy mô và lợi nhuận. Trƣớc khủng hoảng, các NHTM vừa và nhỏ với khối tài sản khiêm tốn sẽ khó cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng lớn hơn. Tuy nhiên sau khủng hoảng, các ngân hàng đối mặt các loại chi phí mới, kèm với các quy định phức tạp và chặt chẽ, từ đó tạo điều kiện để các NHTM vừa và nhỏ tăng trƣởng lợi nhuận. Cuối cùng, Regehr & Sengupta kết luận rằng quy mô ngân hàng trƣớc và sau khủng hoảng đều tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của NHTM. Cùng với đó là tác động nghịch của tỷ lệ nợ so với GDP lên ROA và ROE, dù mức độ tác động không lớn.