PHÂN TÍCH DẤU CỦA CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 66 - 69)

Bảng 4.20 - Kỳ vọng dấu của các biến

Biến Kỳ vọng dấu

nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu biến phụ thuộc ROA

Kết quả nghiên cứu biến phụ thuộc ROE

RC + + // BL + + + SIZE + - // LIQ - + // OETA - - - CPI - + +

Nguồn: Tác giả tong hợp

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (RC)

Hệ số hồi quy của biến RC đối với ROA cho ra kết quả dƣơng, kết quả này đúng với kỳ vọng của tác giả, RC đã thể hiện mối tƣơng quan tích cực của vốn chủ sở hữu đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Điều này trùng với nghiên cứu Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013). Kết quả mà tác giả thu đƣợc là khi các yếu tố khác không đổi. Từ khi NHNN chủ trƣơng cổ phần hóa các ngân hàng, thị trƣờng luôn chứng kiến sự tranh đua trong việc cố gắng gia tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu. Gần đây, các Vietcombank là NHTM đi đầu trong việc áp dụng Basel II (theo NFNSC – hệ thống tài chính của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố) nhằm nâng cao tính cạnh tranh cũng nhƣ cải thiện chất lƣợng dịch vụ. Gia tăng vốn không chỉ giúp NHTM đề phòng các rủi ro hiện hữu, vừa là công cụ phòng vệ trong trƣờng

hợp nền kinh tế bị ảnh hƣởng xấu, mà còn giúp NHTM mở rộng sản phẩm tín dụng, đa dạng hóa các loại sản phẩm của mình.

Tỉ lệ khoản cho vay (BL)

Tỉ lệ các khoản cho vay cũng là một yếu tố đƣợc kỳ vọng có tác động tích cực. Trên lý thuyết, lãi suất tính trên các khoản cho vay chính là nguồn thu của NHTM. Vì vậy, càng cho vay đƣợc nhiều, thì lợi nhuận mà NHTM thu đƣợc càng tăng lên. Trong mô hình mà tác giả thu đƣợc, khi các yếu tố khác không đổi, thì khi Tỉ lệ cho vay tăng lên 1% thì tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng lên 0.01225% và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng 0.1432%. Có thể kết luận rằng, việc gia tăng quy mô tín dụng của các NHTM Việt Nam là có hiệu quả khi qui mô tín dụng tăng sẽ góp phần gia tăng tính cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ và có lãi, nói cách khác là khi tỷ lệ cho vay tăng sẽ đem lại lợi nhuận trực tiếp giúp ngân hàng bù đắp đƣợc những chi phí đã bỏ ra nhƣ chi phí tiền gửi, lệ phí,... từ đó thu lại những khoản lãi nhất định.

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Đối với quy mô ngân hàng, tác giả thu đƣợc hệ số hồi quy của biến SIZE với ROA âm. Nhƣ vậy, khi các yếu tố khác không đổi, biến SIZE tăng thêm 1% thì ROA sẽ giảm thêm 0.0006%.

Khi một ngân hàng sở hữu quy mô càng lớn, đội ngũ nhân viên đông đảo, hay nhiều chi nhánh thì càng gặp khó khăn trong quản trị hệ thống bộ máy hay quy trình vận hành. Tuy nhiên, khi giải quyết đƣợc vấn đề này, thì NHTM đó sẽ càng triển khai đƣợc nhiều sản phẩm dịch vụ của mình, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Nói cách khác, với một hệ thống quản trị tốt cũng nhƣ quy mô lớn, một NHTM sẽ giành đƣợc nhiều thị phần hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn. Nhìn chung, để việc mở rộng mạng lƣới và qui mô có hiệu quả tối đa thì các NHTM cần phải có kế hoạch cụ thể trong việc tăng vốn cũng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho các NHTM.

Tỉ lệ chi phí hoạt động (OETA)

Tƣơng tự nghiên cứu của Owoputi, J. A. (2014), tác giả ghi nhận tác động tiêu cực của biến OETA đến ROA và ROE của ngân hàng. Cụ thể, khi tỉ lệ chi phí hoạt động tăng 1%, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản sẽ giảm đi 0.4263% và tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu sẽ giảm đi 4.5607% Dựa trên công thức Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí, ta có thể lí giải rằng khi càng tăng chi phí, lợi nhuận thu đƣợc sẽ giảm đi. Khi OTETA tăng đồng nghĩa với việc phải tăng trƣởng tín dụng, huy động vốn, tài sản đầu tƣ và dịch vụ để lợi nhuận không bị hao hụt. Và nếu chi phí hoạt động quá cao hơn nhiều so với sự tăng trƣởng của các tài sản sinh lời và tài sản nợ, thì ngân hàng đó hoạt động không hiệu quả dẫn đến sự sụt giảm ROA và ROE. Nhƣ vậy nếu trong trƣờng hợp doanh thu không đổi, chi phí càng cao thì lợi nhuận của của ngân hàng sẽ càng giảm.

Tỉ lệ lạm phát (CPI)

CPI đo lƣờng tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2009-2018 với mức ý nghĩa 1% có hệ số hồi quy dƣơng có tác động cùng chiều với ROE chƣa phù hợp với giả thuyết đƣa ra. Trong giai đoạn nghiên cứu thì lạm phát tăng cao kéo dài, các nhà quản trị ngân hàng có thể dự đoán trƣớc đƣợc chính xác tình hình lạm phát để có thể điều chỉnh mức lãi suất phù hợp tăng doanh thu nhanh hơn chi phí, làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời của NHTM. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến CPI tăng 1% thì ROE tăng 0.221%

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong chƣơng này, tác giả sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu đã nhận đƣợc ở chƣơng trƣớc và đƣa ra các khuyến nghị đối với nhà quản trị NHTM và cơ quan quản lý nhà nuớc dựa trên kết quả đã nhận đƣợc. Ðồng thời, ở cuối chƣơng, tác giả cũng trình bày mặt hạn chế của đề tài và huớng nghiên cứu mở rộng cho các đề tài sau.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 66 - 69)