Đối với NHTM

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 70 - 72)

Tỉ lệ vốn chủ sở hữu (RC)

Các NHTM hiện nay đang tích cực chạy đua trong việc tăng vốn chủ sở hữu nhằm đáp ứng Hiệp ƣớc Basel II theo yêu cầu của NHNN. Dựa trên kết quả đã thu đƣợc, tỉ lệ vốn chủ sở hữu thể hiện tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy, tác giả đƣa ra các khuyến nghị nhƣ sau:

Thứ nhất, các ngân hàng có thể huy động vốn chủ sở hữu thông qua tác động bên ngoài từ việc phát hành cổ phiếu, cổ phiếu ƣu đãi và cổ phiếu chuyển đổi, ngoài ra còn có thêm tác động bên trong từ việc tăng lợi nhuận giữ lại (tăng vốn cấp 1).

Thứ hai, thực hiện các phi vụ M&A để giảm đi gánh nặng cho các ngân hàng nhỏ, đồng thời tăng tài sản, vốn và uy tín cho các ngân hàng lớn.

Tỉ lệ các khoản cho vay (BL)

Theo kết quả thu đƣợc, càng nhiều khoản cho vay thì lợi nhuận mà NHTM thu đƣợc lớn hơn. Tuy nhiên, việc có quá nhiều các khoản cho vay mà không có các quy trình xử lý cũng nhƣ kiểm soát rủi ro hợp lý, sẽ gây thất thoát cho NHTM. tác giả đƣa ra các khuyến nghị nhƣ sau để giải quyết vấn đề này cũng nhƣ gia tăng thêm lƣợng tiền cho vay:

Thứ nhất, ban hành các chính sách tín dụng, cải thiện quy trình, bộ máy nhân sự nhằm đảm bảo các bƣớc tín dụng trong quy trình tín dụng. Đa dạng hóa đối

tƣợng khách hàng, có bộ phận chuyên chế riêng đảm nhận từng bộp phận khách hàng.

Thứ hai, mở rộng thêm các khoản mục thích hợp nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng, tăng cƣờng thêm lƣợng khách hàng thông qua các chính sách marketing, quảng cáo; áp dụng biểu lãi suất hấp dẫn và thích hợp cho hoạt động huy động vốn và cho vay với thời hạn khác nhau, các chƣơng trình khuyến mãi, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng.

Tính thanh khoản (LIQ)

Tâm lý của ngƣời dân trong việc trong việc cho vay và gửi tiền vẫn phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng. NHTM có mức uy tín càng cao, càng thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi vào cũng nhƣ giải ngân đƣợc lƣợng tiền cho vay nhiều hơn.

• Ổn định hệ thống thanh khoản, tăng tỉ lệ phòng thủ thanh khoản, giảm tỉ lệ nợ xấu thông qua việc nâng cao chất lƣợng tài sản.

• Tập trung thực hiện chỉ thị của NHNN về nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro, quản lí nợ, cũng nhƣ cải thiện hệ thống Ngân hàng điện tử nhƣ ATM tự động, Mobile Banking.

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Gia tăng quy mô là biện pháp hữu hiệu để chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn. Tuy nhiên, khi vƣợt ra khỏi quy mô kinh tế thì quy mô lúc này sẽ ảnh hƣởng bất lợi cho khả năng sinh lời của ngân hàng vì nếu không có hiệu quả trong quản trị nguồn nhân lực sẽ làm cho bộ máy cồng kềnh, quan liêu và phát sinh thêm nhiều chi phí khác liên quan đến quản trị dẫn tới tốn kém nhiều và lãng phí tài nguyên. Đối với thị trƣờng đang cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay, các NHTM cần:

- Lƣợc bỏ nguồn lực đầu tƣ, tăng vốn và tuân thủ các quy định an toàn trong một môi trƣờng chính sách rõ ràng, minh bạch và tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.

- Liên tục nâng cao hệ thống quản trị, ứng dụng công nghệ mạnh mẽ, từ đó, sức cạnh tranh và thị phần của các NHTM sẽ đƣợc cải thiện tốt. Nếu có đối tác ngoại tham gia hợp tác sẽ làm cho ngân hàng thay đổi theo hƣớng tích cực

- Giảm qui mô ngân hàng thông qua việc giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nƣớc tại các NHTMCP nhà nƣớc là cách làm hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay để tăng vốn điều lệ đáp ứng quy định về vốn, đồng thời nâng cao năng lực quản trị và tăng sức cạnh tranh.

Tỉ lệ chi phí hoạt động (OETA)

Chi phí càng cao nhƣng doanh thu không đổi sẽ khiến cho lợi nhuận sụt giảm. Vì vậy, các ngân hàng cần cắt giảm chi phí hoặc cải thiện doanh thu tƣơng ứng với lợi nhuận bỏ ra:

- Cải tiến trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc hiện đại để đáp ứng yêu cầu thanh toán một cách nhanh nhất, chính xác, an toàn nhất với chi phí thấp nhất để thu hút khách hàng, góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Hệ thống quản trị nhân sự tốt, xem xét, thận trọng khi quyết định chi mua tài sản để tránh việc lãng phí, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 70 - 72)