Các nghiên cứu trong nƣớc về các yếu tố tác động tới khả năng sinh lời của các NHTM đã và đang đƣợc nhiều sự quan tâm của tác giả. Gần đây, nhiều tác giả quan tâm tới vấn đề này đã sử dụng nghiên cứu định lƣợng cho việc nghiên cứu thông qua những phƣơng pháp và mô hình.
Mạnh Hà (2015) nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu này tập trung xem xét mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính của 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2013. Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu cho dữ liệu bảng ƣớc lƣợng SGMM (system generalized method of moment), khả năng sinh lời của ngân hàng kết quả cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có tƣơng quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tƣơng quan nghịch đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam.
Võ Phƣơng Diễm (2016) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
sinh lợi của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu nhập từ các báo cáo tài chính của 22 Ngân hàng trên mẫu dữ liệu bảng trong giai đoạn 2008 – 2015. Luận văn đƣợc thực hiện dựa trên việc kết hợp cả bằng phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động có tác động ngƣợc chiều và mạnh nhất đến ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu), tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động ngƣợc chiều đến ROE nhƣng có tác động cùng chiều đến ROA, tỷ lệ dƣ nợ cho vay tác động cùng chiều đến ROA và ROE, tỷ lệ thanh khoản và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến ROE nhƣng không tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng với tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản và mức độ phát triển của ngân hàng có tác động ngƣợc chiều và nhỏ nhất đến ROA, ROE
Nghiên cứu của Lê Tấn Phƣớc (2016) về yếu tố tác động đến tăng trƣởng tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sử dụng các biến độc lập đƣợc chia ra
làm 2 nhóm chính, các biến nội bộ liên quan đến ngân hàng nhƣ tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô nhƣ lãi suất, tăng trƣởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) cùng hệ số phóng đại phƣơng sai VIF để kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến, tác giả kết luận tỷ lệ nợ xấu có tác động ngƣợc chiều với tăng trƣởng tín dụng ngân hàng. Ngƣợc lại, lãi suất danh nghĩa, tăng trƣởng GDP, tỉ lệ thanh khoản thể hiện mối quan hệ cùng chiều với tăng trƣởng tín dụng ngân hàng. Sau cùng, tác giả đƣa ra các đề xuất để cải thiện khả năng kinh doanh của NHTM tại Việt Nam.
Gần đây hơn, Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) nghiên cứu về các yếu tố đặc trƣng xác định khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam bằng cách sử dụng mô hình hồi quy nhằm nhận diện các yếu tố bên trong ảnh hƣởng đến ROA và ROE của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 –2015. Kết quả cho thấy, cho vay trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay, chi phí trả lãi trên nợ phải trả và thu nhập phi lãi trên tài sản ảnh hƣởng cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó, nợ xấu, chi phí hoạt động trên thu nhập có tƣơng quan nghịch với khả năng sinh lời. Nghiên cứu chƣa tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về ảnh hƣởng của các biến đại diện cho quản trị rủi ro thanh khoản, cấu trúc nguồn vốn, kiểm soát chi phí và qui mô.
Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu trong nƣớc đều sử dụng chỉ số ROA và ROE cho việc đo lƣờng khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và đa số điều sử dụng dữ liệu bảng để xác định các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM. Chỉ số khả năng sinh lời chịu tác động bởi hai yếu tố vi mô và vĩ mô. Trong các bài nghiên cứu trên, yếu tố vi mô tác động đến khả năng sinh lời bao gồm vốn hóa, chi phí hoạt động, dƣ nợ cho vay, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản. Yếu tố vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của NHTM gồm tốc độ tăng trƣởng GDP và lạm phát.
Hƣớng nghiên cứu chính là xác định các yếu tố tác động khả năng sinh lời của các NHTMCP qua phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy dữ liệu
bảng theo dữ liệu từ báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018. Từ kết quả nghiên cứu đƣa ra các gợi ý chính sách, khuyến nghị để góp phần cải thiện khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam định hƣớng đến năm 2030. Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố nội tại ngân hàng về quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ khoản cho vay khách hàng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng và các nhân tố bên ngoài gồm lạm phát và tốc độ tăng trƣởng. Trong mối tƣơng quan với các nghiên cứu trƣớc đây, tác giả kỳ vọng giải thích cụ thể hơn về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố trên đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam đồng thời đƣa ra vấn đề mới khi xem xét mức độ ảnh hƣởng để đƣa ra các gợi ý chính sách nhằm cải thiện hơn nữa khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã trình bay cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả nƣớc ngoài và một số tác giả trong nƣớc. Để thực hiện việc phân tích và kiểm định ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam. Trong chƣơng 3 tiếp theo sẽ trình bày phƣơng pháp nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU