PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 41 - 48)

LỜI CỦA CÁC NHTMCP GIAI ĐOẠN 2009-2018

Từ cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP đƣợc trình bày ở chƣơng 2, khóa luận tập trung phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính bội số với tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời của NHTMCP Việt Nam chịu ảnh hƣởng bởi rất nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, trong khóa luận này, tác giả chỉ đƣa ra nghiên cứu các nhân tố bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu (RC), tỷ lệ khoản cho vay khách hàng (BL), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ thanh khoản (LIQ), tỷ lệ chi phí hoạt động (OETA), rủi ro tín dụng (PRCF). Ngoài ra, tác giả bổ sung vào mô hình hai nhân tố đại diện cho các nhân tố vĩ mô bao gồm tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (CPI).

Bảng 4.1 - Thống kê mô tả các biến

Chỉ tiêu Số quan sát Giá trị TB Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

ROA 200 0.0095472 0.0082545 -0.0599291 0.0435178 ROE 200 0.1104868 0.0860608 -0.0563263 0.2879499 RC 200 0.0911998 0.0369472 0.0406177 0.25642 BL 200 0.5236226 0.1293249 0.144826 0.743569 SIZE 200 18.44483 1.33349 15.82754 20.99561 LIQ 200 0.159588 0.0795899 0.038463 0.56922 OETA 200 0.0169521 0.005495 0.007832 0.051961 PRCF 200 0.0135343 0.0051166 0.0051514 0.033761 GDP 200 0.06149 0.0060153 0.0525 0.0708

CPI 200 0.0620676 0.0500605 0.006 0.1812718

Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm Stata 12

Trong giai đoạn 2009-2018, hiệu quả kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam đƣợc đo lƣờng qua hai giá trị ROA và ROE, kết quả nhƣ sau:

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Thống kê mô tả cho thấy biến ROA của các NHTM trong giai đoạn 2009 – 2018 có giá trị trung bình là 0.95%, giá trị lớn nhất là 4.35% thuộc về ngân hàng LPB năm 2009, giá trị nhỏ nhất là -5.99% thuộc về ngân hàng TPB vào năm 2011. Độ lệch chuẩn của biến ROA là 0.82%. Với 200 quan sát thu đƣợc từ các NHTM tại Việt Nam, tác giả đƣa ra các giải thích về biến độc lập ROA nhƣ sau:

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngành ngân hàng là một trong những ngành ảnh hƣởng nặng nề nhất. Hai năm tiếp theo là 2009 – 2010, các ngân hàng đều cố gắng để phục hồi, tuy vậy là không đủ để nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng có thể duy trì sự ổn định. Nhƣ vậy về cơ bản có thể thấy hiệu suất hoạt động của các ngân hàng theo chỉ tiêu ROA có khuynh hƣớng giảm ở các năm gần đây. Mặc dù có chênh lệch khá lớn giữa giá trị tối đa và giá trị tối thiểu nhƣng độ lệch chuẩn không cao, chỉ 0.825% nên có thể thấy là hiệu quả kinh doanh giữa các ngân hàng tƣơng đối đồng đều.

Sau cùng, tác giả kết luận rằng cuộc ảnh hƣởng tài chính 2008 đã ảnh hƣởng đáng kể đến hệ thống ngân hàng, nhƣng sự cố gắng cải thiện, nâng cao mức độ dịch vụ đã đem lại sự biến chuyển về tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các NHTM trong 3 năm trở lại đây.

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Đối với chỉ tiêu ROE kết quả cho thấy giá trị trung bình của chỉ tiêu này đạt giá trị 11.05% có nghĩa là với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kinh doanh thì trung bình các ngân hàng thu về lại đƣợc 0.1105 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong số các ngân hàng nghiên cứu thì NHTMCP Tiên Phong năm 2011 có tỷ suất ROE thấp

nhất với giá trị -5.63% còn NHTMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam đạt tỷ suất cao nhất là 28.79% vào năm 2011. Có thể thấy tỷ suất ROE có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị tối đa và giá trị tối thiểu, với độ lệch chuẩn cao 8.61% cho thấy sự không đồng đều tỷ suất ROE giữa các ngân hàng.

Tỉ lệ vốn chủ sỡ hữu (RC)

Vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình ở mức 9.12%, với giá trị lớn nhất là 25.64% của ngân hàng TMCP Kiên Long vào năm 2010 đến giá trị nhỏ nhất 4.06% của ngân hàng BIDV vào năm 2017, độ lệch chuẩn là 0.037%. Theo Lê Thị Lợi (2013), tăng trƣởng nóng và bất hợp lý của tín dụng ngân hàng là nguyên nhân tăng trƣởng nhanh của tổng tài sản các ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2011, và có thể nói điều này là hệ quả trực tiếp từ việc tăng vốn điều lệ / vốn chủ sở hữu mạnh của các ngân hàng trong giai đoạn này. Theo bảng phụ lục 1 mà tác giả đã tổng hợp, các NHTM đều có chỉ số rất cao. Điều này giải thích do các quy định của NHNN, khi yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và 3.000 tỷ đồng vào những năm 2008 và 2010 (theo Nghị định 141-CP/2006 và Thông tƣ 13/2010- TT/NHNN liên quan đến tỉ lệ an toàn tối thiểu). Khi những quy định này đƣợc đƣa ra, buộc các NHTM phải gấp rút chạy đua tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo yêu cầu của NHNN.

Ngoài ra, việc tăng vốn chủ sở hữu tuy có lợi cho các NHTM lớn khi họ có thể tăng vốn nhiều hơn mức quy định thì các NHTM vừa và nhỏ lại chật vật trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu, một phần do tiềm lực thấp hơn, việc cố gắng gia tăng vốn chủ sở hữu lại khiến tỷ lệ nợ xấu gia tăng, tạo nhiều rủi ro hơn cho các ngân hàng này. Cụ thể, đến hết 2017, theo NHNN, trong khi các NHTM lớn vƣợt mức quy định về mức vốn tối thiểu nhƣ VCB: 52558 tỷ, BIDV: 48834 tỷ, CTG: 63756 tỷ, MBB: 29602 tỷ thì các NHTM nhỏ lại sở hữu mức vốn chủ sở hữu rất nhỏ, điển hình nhƣ PGB: 3560 tỷ, KLB: 3552 tỷ, NCB: 3218 tỷ. Nhìn chung, tỉ lệ vốn chủ sở hữu vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực đến các NHTM tại Việt Nam.

Trung bình, tỉ lệ các khoản cho vay của các NHTM đƣa ra con số 52.36%, với giá trị lớn nhất là 74.36% vào năm 2018 của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), giá trị nhỏ nhất là 14.48% của ngân hàng Tiên Phong vào năm 2011.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2017, tỉ trọng cho vay của các NHTM từ thời điểm tác giả nghiên cứu đều thể hiện xu hƣớng tăng theo thời gian. Điều này chứng tỏ các NHTM càng tập trung gia tăng quy mô tín dụng của mình. Thêm vào đó, các thông tƣ mà NHNN đƣa ra khi nới lỏng quy mô về tín dụng càng góp phần để các NHTM tập trung đẩy mạnh kinh doanh. Theo thống kê của NHNN vào cuối năm 2017, dƣ nợ tín dụng của nền kinh tế đạt mức 7,18 triệu tỷ đồng, tăng thêm 677.000 tỷ đồng tƣơng ứng 10,41% so với cùng kỳ năm ngoái. Về mặt tích cục, khi các ngân hàng có thể cho vay nhiều hơn, doanh thu mà các NHTM thu về cũng tăng theo, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tín dụng cũng nhƣ đạt đƣợc lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên về dài hạn, các NHTM phải có quy trình để kiểm soát các khoản vay đến hạn, tránh gia tăng nợ xấu. Ngoài ra, việc gia tăng tỉ lệ khoản cho vay quá nhiều, nếu chạm trần và không còn khả năng cho vay thêm, thì việc tăng trƣởng lợi nhuận là không thể. Vì vậy, các NHTM cần có sự chuẩn bị tốt về chất lƣợng sản phẩm, quản lí chi phí, quy trình tín dụng mới tránh đƣợc việc tăng lãi suất hay tăng quy mô tín dụng để gia tăng lợi nhuận về cho mình.

Tính thanh khoản (LIQ)

Chỉ số Thanh khoản trung bình mà tác giả thu đƣợc là 15.96%, với giá trị lớn nhất là 56.92% (Ngân hàng VPBank vào năm 2014) và nhỏ nhất là 3.85% (Ngân hàng VPBank vào năm 2016). Độ lệch chuẩn mà tác giả thu đƣợc là 0.079%.

Với đặc thù là một ngành hoạt động liên quan đến tiền, tính thanh khoản là yếu tố mà các NHTM đặt sự quan tâm lên hàng đầu. Qua bảng dữ liệu nghiên cứu thu đƣợc, hầu hết các NHTM đều cố gắng duy trì ở mức độ ổn định và an toàn. Tác giả ghi nhận sự gia tăng của các ngân hàng nhƣ TPB, SGB, KLB,…Tuy nhiên cũng có những ngân hàng giảm thanh khoản nhƣ VPB, STB hay ACB. Nhìn chung, tùy thuộc vào phƣơng hƣớng kinh doanh và khả năng quản trị mà chỉ số thanh khoản

của các ngân hàng là khác nhau, nhƣng các ngân hàng tựu chung đều cố gắng duy trì trong tầm kiểm soát về tính thanh khoản của mình.

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Nhìn chung, các chỉ số cao nhất về quy mô thuộc về bốn ngân hàng lớn có góp vốn của nhà nƣớc là BIDV, Vietinbank, Sacombank và Ngân hàng Quân đội (MBB). So với giá trị trung bình là 18.44% thì ngân hàng đạt giá trị cao nhất là BIDV vào năm 2018 với 20.99%, ngân hàng thấp nhất là NHTMCP Kiên Long vào năm 2009 với 15.827%. Đặc biệt, sự cố gắng cải thiện của Ngân hàng Kiên Long Bank trong việc cố gắng gia tăng quy mô là rất đáng kể. Từ chỉ số thấp nhất là 15.827% vào năm 2009, đến năm 2018, chỉ số của TPB đã tăng lên 17.56%. Độ lệch chuẩn của biến quy mô ngân hàng mà nhóm thu đƣợc là 1.33%.

Rủi ro tín dụng (PRCF)

Tỉ lệ các khoản dự phòng trung bình của các NHTM mà tác giả nghiên cứu là 1.35%. Độ lệch chuẩn của biến nghiên cứu này là 0.5117. Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam trong những năm trở lại đây đều có chỉ số của các khoản dự phòng ở mức cao, cao nhất trong nhóm nghiên cứu là 3.38% vào năm 2009. Ngƣợc lại, hai ngân hàng Vietcombank và Ngân hàng Nam Á lại ghi nhận chỉ số của các khoản dự phòng ở là 0.52% vào năm 2009

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, các ngân hàng vào những năm 2012 – 2014 thƣờng gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chi phí. Trƣớc tình hình đó, NHNN ngoài việc cho phép nới rộng quy mô tín dụng, thì việc gia tăng các khoản dự phòng của các NHTM là điều bắt buộc. Việc gia tăng tín dụng là bƣớc tiến tốt, tuy nhiên cần phải có biện pháp đề phòng để giảm thiểu các rủi ro tín dụng. Vì vậy, hầu hết các NHTM trong giai đoạn kết thúc 2017 đều ghi nhận sự gia tăng về chỉ số rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo yêu cầu của NHNN cũng nhƣ là một lá chắn phòng vệ hữu hiệu.

Chỉ số Chi phí hoạt động trung bình mà nhóm thu đƣợc ở mức 1.70%, cao nhất là Ngân hàng Tiên Phong Bank (TP Bank) vào năm 2011 với 5.20% và thấp nhất là Ngân hàng Eximbank với 0.78% vào năm 2010. Độ lệch chuẩn mà tác giả ghi nhận là 0.55%. Các NHTM luôn cố gắng điều chỉnh chi phí hoạt động, vì đây là yếu tố tác động rất lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Nếu chi phí hoạt động quá lớn có thể gây sụt giảm lợi nhuận ngân hàng trong ngắn hạn, tuy nhiên về lâu dài có thể đem lại nguồn thu nếu việc đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Thêm vào đó, việc các NHTM đang chạy đua trong việc phục vụ khách hàng tốt hơn nhƣ các sản phẩm cho vay đa dạng, lãi suất hấp dẫn, các mô hình ATM hay chi nhánh với các công nghệ hỗ trợ ngƣời dùng, vì vậy chi phí ngân hàng trong giai đoạn 2009 – 2018 tại hầu hết các NHTM đều gia tăng.

Tốc độ tăng trƣởng (GDP)

Theo bảng thống kê mô tả, trong giai đoạn 2009-2018, tăng trƣởng GDP có giá trị trung bình là 6.15%, giá trị lớn nhất 7.08% vào năm 2018 và giá trị nhỏ nhất 5.25% vào năm 2012. Do sự ảnh hƣởng sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi thì có thể xem đây là mức tăng trƣởng khá tốt trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn.

Năm 2010 tuy diễn ra trong bối cảnh đang còn khó khăn do dƣ âm của cuộc khủng hoảng thế nhƣng với đà phục hồi nhanh chóng đã vƣơn lên và đạt đƣợc mức tăng trƣởng tốt, đạt mức 6.42%. Nguyên nhân vì sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực đều tăng, ngành công nghiệp vẫn giữ đƣợc mức ổn định, xuất khẩu hàng hóa đạt kim ngạch cao, hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên đến năm 2012, tốc độ tăng trƣởng GDP thấp nhất trong cả giai đoạn, đạt 5.25% do Nhà nƣớc áp dụng các chính sách để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, mặc dù vẫn đƣợc xem là hợp lý thế nhƣng hệ quả của các chính sách này là tăng trƣởng kinh tế sẽ bị suy giảm trong 2 năm liên tiếp. Trong những năm tiếp theo từ 2013-2015, nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng nhanh và bắt đầu ổn định, tiếp tục hồi phục, tăng trƣởng năm sau lớn hơn năm trƣớc. Đặc biệt năm 2015 là đánh đấu năm kết thúc kế hoạch 5

năm 2011-2015 đã đạt mức tăng trƣởng cao là 6.68%. Năm 2016, tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP không đạt đƣợc mục tiêu đề ra là 6.21%, do một lần nữa bối cảnh nền kinh tế năm này lại rơi vào khó khăn do thời tiết, môi trƣờng diễn biến phức tạp, giá cả và thƣơng mại toàn cầu giảm, chuyển giao thế hệ lãnh đạo, nhƣng với mức GDP là 6.21% vẫn đƣợc xem là một thành công. Năm 2018, GDP đạt 7.08% đây đƣợc xem là mức tăng trƣởng cao nhất kể từ 2009 đến nay. Nhìn chung, GDP là chỉ số phản ánh sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trên lý thuyết, việc GDP tăng trƣởng cao sẽ kích thích thêm nhiều yếu tố, làm gia tăng thêm khả năng thu về lợi nhuận cho ngân hàng.

Tỉ lệ lạm phát (CPI)

Tỉ lệ lạm phát trung bình mà tác giả ghi nhận đƣợc đạt mức 6.21%, ghi nhận tỉ lệ lạm phát cao nhất vào năm 2011 với 18.13%, thấp nhất là năm 2015 với 0.60%. Độ lệch chuẩn mà nhóm thu đƣợc là 0.05%.

Nguyên nhân năm 2011 với tỉ lệ lạm phát cao kỉ lục là do sự yếu kém bên trong của nền kinh tế, cụ thể đầu tƣ đặc công khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc kém hiệu quả, sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng của hệ thống tài chính yếu kém bị. Chính vì lẽ đó những năm tiếp theo Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ cùng với sự phối hợp chặt chẽ của chính sách tài khóa đã kiểm soát đƣợc mức độ lạm phát từ 18.13% xuống còn 6.8% vào năm 2012 và duy trì giảm xuống còn 0.60% vào năm 2015, giai đoạn 2012-2015 đã đánh dấu đƣợc sự thành công trong việc giữ lạm phát ổn định thậm chí ở mức thấp hơn kế hoạch đề ra, đạt đƣợc một số thành tựu nhƣ kinh tế vĩ mô, thị trƣờng ngoại hối, tỷ giá đƣợc ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên, thanh khoản đƣợc cải thiện rõ rệt,... Năm 2016, lạm phát trở lại tăng cao hơn năm 2015 nhƣng vẫn đƣợc xem là thấp hơn nhiều so với các năm trƣớc đó và vẫn đáp ứng đƣợc giới hạn mục tiêu là 5%. Năm 2017, đánh dấu một chiến tích khi tỷ lệ lạm phát lại giảm xuống còn 2.6%, thấp hơn cả mục tiêu mà Quốc hội đề ra là 4%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 41 - 48)