Vị thế của Côngty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Một phần của tài liệu công ty cổ phần xi măng thái bình bản cáo bạch 2010 (Trang 35 - 38)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

8. Vị thế của Côngty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

8.1. Vị thế của Công ty trong ngành

Bảng 09: Một số chỉ tiêu tài chính so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành đang niêm yết trên SGDCK Hà Nội trong năm 2010

Chỉ tiêu Vốn điều lệ Doanh thu thuần Tổng tài sản LNST DTT/TTS BCC 956.613.970.000 2.422.518.594.329 5.370.015.450.315 198.131.540.892 45,11% BTS 908.801.600.000 1.431.265.641.859 4.642.264.219.690 131.786.680.879 30,83% YBC 48.374.300.000 313.771.988.754 337.566.523.883 8.585.152.479 92,95% CCM 27.500.000.000 240.804.994.597 147.110.338.203 19.365.681.090 163,69% Trung bình 485.322.476.500 1.102.090.304.885 2.624.239.133.033 89.467.263.835 42% TBX 10.114.000.000 75.218.556.303 37.684.240.458 5.616.543.120 199%

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2009 của Công ty và các Công ty niêm yết tại SGDCK Hà Nội

BCC: Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn BTS: Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn

YBC: Công ty Cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái CCM: Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ

Bảng trên cho thấy tại thời điểm 31/12/2009, quy mô Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xi măng Thái Bình tương đối nhỏ so với một số công ty đã niêm yết tại SGDCK Hà Nội. Song tỷ lệ doanh thu thuần trên vốn điều lệ của Công ty lại cao hơn so với trung bình của các Công ty cùng ngành đang niêm yết tại SGDCK Hà Nội. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của Công ty khá hiệu quả và phạm vi hoạt động kinh doanh của Công ty có ảnh hưởng rộng rãi.

Với thế mạnh là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm xi măng xây dựng, cộng thêm bề dày kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đến nay Công ty đã trở thành một trong những đơn vị cung cấp xi măng xây dựng hàng đầu trong khu vực Miền Bắc

tạo được uy tín lớn trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Trong thời gian tới, Công ty khẳng định sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh và duy trì vị thế dẫn đầu khu vực của mình, mang lại lợi ích kinh tế xã hội toàn diện cho vùng, ngành mà Công ty có công trình phục vụ và lợi ích cho toàn thể cổ đông của Công ty.

8.2. Triển vọng phát triển ngành

Biểu đồ 03: Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây khá cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 2002 – 2003 – 2004 – 2005 - 2006 – 2007 đạt lần lượt là 7,1% - 7,23% - 7,7% - 8,4% - 8,17% và 8,48%. Trong năm 2008 và 2009 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn với sự gia tăng lạm phát ở mức hai con số và ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới dẫn tới GDP giảm xuống ở mức 6,23% và 5,32%. Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2010 là 6,5%.

GDP Quý I/2010 toàn quốc ước tính tăng 5,83%, tuy chưa bằng mục tiêu 6,5% cho cả năm 2010 nhưng kết quả này cao hơn nhiều so với con số 3,1% cùng kỳ năm 2009. Tăng trưởng GDP được đóng góp chủ yếu từ lĩnh vực Nông – Lâm - Thuỷ Sản với mức tăng trở lại tương đương với thời kỳ đỉnh cao năm 2008 (3,45%) và ngành Công nghiệp – Xây dựng đang thể hiện tín hiệu phục hồi (5,65%)

Với quan hệ thuận chiều giữa nền kinh tế và ngành xây dựng thì sự phát triển lạc quan của nền kinh tế sẽ kéo theo một bức tranh sáng sủa về triển

vọng phát triển ngành xây lắp, xây dựng dân dụng và ngược lại nền kinh tế suy giảm sẽ gây ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

Giai đoạn vừa qua, mặc dù NHNN tiếp tục thắt chặt cung tiền tệ trong lưu thông, nhưng kết quả về tăng trưởng GDP vẫn thể hiện con số khả quan. Đối với ngành sản xuất công nghiệp, trong quá trình phục hồi từ đáy Quý I/2009, giá trị sản xuất công nghiệp Quý I/2010 đạt 173.492 tỷ đồng, tăng 13,6% so với giá trị sản lượng 152.947 tỷ đồng trong Quý I/2009. Mặc dù tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhưng bản thân các doanh nghiệp trong ngành hiện tại vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định, trong đó khó khăn lớn nhất là sự gia tăng chi phí đầu vào ( giá điện, than, xăng dầu, sắt thép, cước vận chuyển...), sức mua từ thị trường trong nước vẫn gặp hạn chế.

8.3. Định hướng phát triển Công ty so với định hướng phát triển ngành

Tốc độ tăng trưởng của Công ty chịu sự ảnh hưởng thuận chiều bởi tình hình tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước và ngành xây dựng. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh sẽ kéo theo sự đẩy mạnh mở rộng đầu tư xây dựng, và ngược lại. Tuy nhiên Việt Nam là một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, do đó trong thời gian tới nhu cầu đầu tư, xây dựng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, kéo theo nhu cầu về xi măng cũng tăng theo. Vì vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành xi măng sẽ là ngành ổn định và ngày càng phát triển

Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề trong đó xây dựng cơ bản và công nghiệp năng lượng là hai ngành luôn đi tiên phong so với các lĩnh vực khác. Nhận biết được tầm quan trọng đó, để đưa Công ty phát triển phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, trong các năm tiếp theo ban lãnh đạo Công ty định hướng tiếp tục phát huy kinh nghiệm và năng lực của mình vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng xây dựng trong đó tập trung cung cấp sản phẩm cho các dự án xây dựng , thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện làm chủ lực.

Một phần của tài liệu công ty cổ phần xi măng thái bình bản cáo bạch 2010 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)