Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu công ty cổ phần xi măng thái bình bản cáo bạch 2010 (Trang 32 - 35)

IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

7.1. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Bảng 08: Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010

Đơn vị: VND

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009

% tăng giảm 2009 so với 2008 6 tháng đầu năm 2010 % tăng giảm 6 tháng đầu năm 2010 so với năm 2009 1 Tổng giá trị tài sản 40.863.099.146 37.684.240.458 -7,78% 42.876.001.573 13,78% 2 Doanh thu thuần 65.995.040.985 75.218.556.303 13,98% 38.246.188.803 -49,51% 3 Lợi nhuận gộp 11.199.919.001 12.770.473.239 14,02% 5.839.595.198 -54,27% 4 Lợi nhuận khác 109.998.491 311.164.397 182,88% 101.022.564 -67,53% 5 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.998.965.260 6.742.107.733 34,87% 2.531.801.449 -62,45% 6 Lợi nhuận sau

thuế 3.869.698.613 5.616.543.120 45,14% 1.929.224.035 -65,65%

7 Tỷ lệ cổ tức 23% 30% 30,43% - -

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2008, 2009 và BCTC Quý 2 năm 2010 của Công ty Cổ phần Xi măng Thái Bình

Năm 2008 là một năm mà nền kinh tế Việt Nam suy giảm theo đà ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu điều đó đã gây ra những tác động bất lợi ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Thái Bình. Trước tình hình đó ban lãnh đạo công ty đã đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng trên đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tập trung mọi nguồn lực để tổ chức sản xuất, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, bảo toàn vốn. Chính vì vậy mặc dù giá trị tổng tài sản năm 2009 giảm 7,78% so với năm 2008 nhưng doanh thu thuần tăng

13,98% và lợi nhuận sau thuế tăng 45,14% so với năm 2008. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tỷ lệ trả cổ tức năm 2009 là 30%.

7.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo Công ty trong năm báo cáo

7.2.1. Thuận lợi

v Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển và tăng trưởng ổn định qua các năm, dự báo GDP năm 2010 khoảng 6,5%. Nhu cầu về các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng phục vụ cho hoạt động kinh tế xã hội của đất nước ngày càng tăng.

v Công ty là doanh nghiệp duy nhất trong nước sản xuất xi măng trắng từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm.

v Sản phẩm xi măng trắng Thái Bình là thương hiệu nổi tiếng đã được người tiêu dùng bình chọn qua các cuộc thăm dò dư luận với số phiếu rất cao. Sản phẩm của Công ty đủ sức cạnh tranh về chất lượng so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường.

v Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm trong sản xuất xi măng trắng.

v Nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào của Công ty (đất sét, đá) tương đối ổn định là một lợi thế của Công ty.

v Thị trường xi măng trắng còn nhiều khoảng trống, nhu cầu cao trong khi sản xuất trong nước chưa đủ để cung ứng là cơ hội cho Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận.

v Sản phẩm của Công ty đã có mặt trên khắp các vùng miền của cả nước và đang từng bước khẳng định vị thế, thị phần trên thị trường.

v Với nguồn nguyên liệu sẵn có và một loạt các nhà cung cấp nguồn nguyên vật liệu đầu vào là những bạn hàng lâu năm của Công ty nên Công ty đã chủ động được phần lớn lượng vật tư và các chi phí đầu vào khác trên cơ sở chào giá cạnh tranh của các đối tác cung cấp làm giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh.

v Sự chỉ đạo và đề ra các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban lãnh đạo Công ty là nhân tố làm nên thắng lợi của Công ty trong các năm qua.

7.2.2 Khó khăn

v Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập với khu vực và quốc tế làm tăng sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

v Cơ chế chính sách của Nhà nước điều chỉnh liên tục, việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty còn nhiều hạn chế cho nên Công ty chịu rất nhiều thiệt thòi trong quá trình hội nhập và phát triển.

v Xi măng Việt Nam phải đương đầu với sức ép về khả năng cạnh tranh gay gắt không những giữa các Doanh nghiệp trong nước, các liên doanh mà cả với các nguồn xi măng nhập khẩu từ phía các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc.

v Nguồn vốn cho phát triển của Công ty còn hạn hẹp chưa ngang tầm thị trường.

v Thiếu vốn và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như: Đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, dây chuyền, công nghệ. Điều này làm hạn chế tính cạnh tranh của Công ty so với các đơn vị bạn.

v Giá cả các loại nhiên liệu trên thị trường phụ thuộc vào sự biến động của giá cả trên thế giới. Trong thời gian qua giá cả nhiên liệu luôn có xu hướng biến động tăng, làm gia tăng chi phí hoạt động của máy móc thiết bị, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng tương ứng .

Một phần của tài liệu công ty cổ phần xi măng thái bình bản cáo bạch 2010 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)