Phân tích ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến chỉ tiêu về hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (Trang 56 - 62)

động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh SGD 2

2.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi tại BIDV CN SGD2

Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi tiết kiệm tại BIDV SGD2

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Mức huy động 14,993 18,235 16,859

Tỷ lệ tăng tuyệt đối qua

các năm (621) 3,242 (1,376)

Tỷ lệ tăng tương đối qua

các năm (4%) 22% (8%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng BIDV CNSGD2)

Công tác huy động vốn là một trong những hoạt động nổi bật của Chi nhánh trong năm 2019, với tỉ lệ tăng trưởng đạt 22% gần gấp đôi tỉ lệ tăng trưởng trên địa bàn, giữ vững vị trí thứ 2 và rút ngắn khoảng cách với chi nhánh dẫn đầu trên địa bàn (CNHCM) từ 10,400 tỷ đồng xuống còn 8,300 tỷ đồng.

Đến thời điểm 31/12/2019, huy động vốn của chi nhánh đạt mức 18,235 tỷ đồng (chưa bao gồm khoản ghi nhận 50 tỷ của Quỹ hỗ trợ và sắp xếp DN), tăng 3,242 tỷ đồng, tương đương 22% so với đầu năm, đạt 110% kế hoạch năm 2019 của Chi nhánh.

Tuy nhiên, trong năm 2020 kết quả gặp không mấy thuận lợi do tác động của bệnh dịch gây ra, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngành Ngân hàng nói chung và CNSGD2 nói riêng. Chính vì thế, Chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc duy trì nền vốn hoạt động, với 1,300 tỷ đồng huy động vốn từ khách hàng mới (dân cư ~500 tỷ đồng, TCKT 800 tỷ đồng), và trên 3,100 tỷ tăng từ khách hàng hiện hữu (dân cư 800 tỷ đồng, TCKT 2,300 tỷ đồng) so với đầu năm. Mặc dù vậy, kết quả này vẫn chưa thể bù đắp được nguồn vốn sụt giảm. Đến thời điểm 31/12/2020, huy động vốn của chi nhánh ở mức 16,859 tỷ đồng, giảm 1,376 tỷ đồng tương đương 8% so với đầu năm, hoàn thành 89% kế hoạch năm 2020 TSC phân giao.

2.2.3.2Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo thành phần kinh tế

Bảng 2.3. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Huy động vốn cuối kỳ 14,993 18,235 16,859 HĐV Dân cư 6,167 6,448 4,482 HĐV Tổ chức Kinh tế 8,048 11,256 11,191 HĐV Định chế Tài chính 502 532 1,186

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng BIDV CNSGD2)

Trong năm qua với ảnh hưởng không thuận lợi từ đại dịch Covid 19 đến tình hình kinh tế xã hội, cùng những thay đổi trong chính sách điều hành lãi suất, nền vốn dân dư của Chi nhánh sụt giảm rất mạnh. Tính đến cuối năm 2020, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 giảm từ 6,448 tỷ đồng xuống còn 4,482 tỷ đồng, tức là giảm 1,966 tỷ đồng so với năm 2019. Tuy nhiên xét tương quan trong công tác huy động vốn trên cụm, địa bàn TP.HCM, nền vốn huy động dân cư của Chi nhánh vẫn duy trì được vị trí thứ 2. Nền khách hàng cá nhân tiếp tục được củng cố, tăng mới trên 2,600 khách hàng với nền KHCN duy trì gần 91 nghìn khách hàng, cao gấp 2.3 lần mức bình quân trên địa bàn và tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trên địa bàn TPHCM.

Mặt khác, Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 là một trong những chi nhánh lớn của BIDV, có phạm vi hoạt động tương đối rộng. Đối tượng khách hàng của Chi nhánh phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có uy tín và tiếng tăm trong nền kinh tế như Thương xá Tax, Tổng Công ty du lịch Sài Gòn, Khách sạn Caravell , Công ty Dịch vụ vận tải hàng không quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất ( Sasco ), là những khách hàng tầm cỡ để huy động tiền gửi .

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tỷ trọng huy động vốn từ các TCKT tại Chi nhánh luôn chiếm ưu thế. Theo quan sát từ bảng số liệu thì xu hướng nguồn vốn huy động từ TCKT, ĐCTC có sự tăng đáng kể từ 8,550 tỷ đồng năm 2018 lên 11,788 tỷ đồng năm 2019 và khởi sắc vào năm 2020 với 12,377 tỷ đồng.

2.2.3.3Cơ cấu huy động TGTK theo từng loại tiền (VND, Ngoại tệ ) Bảng 2.4. Cơ cấu huy động theo từng loại tiền

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 2019/2018(+/-) Năm 2020 2020/2019(+/-) Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối HĐV TGTK 6,167 6,448 281 4.6% 4,482 (1,966) (30.5%) TGTK VND 5,820 6,214 394 6.8% 4,279 (1,935) (31.1%) TGTK Ngoại tệ 347 234 (113) (32.6%) 203 (31) (13.2%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng BIDV CNSGD2)

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu huy động theo từng loại tiền

ĐVT: Tỷ đồng

Bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 đã thể hiện rõ vốn huy động từ TGTK nội tệ luôn chiếm tỉ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ TGTK và có chút biến động trong năm 2020 với vốn huy động từ TGTK là 4,279 tỷ đồng giảm 1,935 tỷ đồng, tương đương 31,1% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, tỉ trọng của nguồn vốn huy động từ TGTK ngoại tệ lại thấp và có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cơ cấu tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của chi nhánh như vậy là tương đối hợp lý và cũng góp phần thúc đẩy việc chống “ Đô la hoá” trong nền kinh tế Việt Nam.

2.2.3.4. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn.

Nếu như phân tích huy động vốn TGTK theo loại tiền cho chúng ta biết được sự tăng trưởng huy động vốn TGTK của đồng nội tệ, ngoại tệ và cơ cấu loại tiền huy động từ đó đưa ra giải pháp huy động tốt thì khi phân tích huy động TGTK theo kỳ hạn sẽ giúp chi nhánh đưa ra các giải pháp sử dụng nguồn vốn này hiệu quả nhất.

Bảng 2.5. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 2019/2018(+/-) Năm 2020 2020/2019(+/-) Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối HĐV từ TGTK 6,167 6,448 281 4.6% 4,482 (1,966) (30.5%) TGTK không kỳ hạn 521 568 47 9% 675 107 18.8% TGTK có kỳ hạn 5,646 5,880 234 4.1% 3,807 (2,073) (35.3%) TGTK có kỳ hạn < 12 tháng 2,395 3,715 1,320 55.1% 3,161 (544) (14.9%) TGTK có kỳ hạn >= 12 tháng 3,251 2,165 (1,086) (33.4%) 646 (1,519) (70.2%) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng BIDV CNSGD2)

Dựa vào bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động TGTK có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả trong tổng nguồn vốn huy động TGTK và biến động khá nhiều.

Năm 2018, TGTK có kỳ hạn tại chi nhánh đạt 5,646 tỷ đồng. Sang năm 2019, nguồn vốn này tăng thêm 234 tỷ đồng tương ứng với 4.1% so với năm 2018, đạt mức 5,880 tỷ đồng. Tới năm 2020, vốn huy động từ TGTK có kỳ hạn biến động lớn, giảm xuống mức 3,807 tỷ đồng, tức là giảm tới 2,073 tỷ đồng tương đương 35,3% so với năm 2019.

Nguồn vốn TGTK có kì hạn thường được chia ra làm hai loại chính là TGTK ngắn hạn (kì hạn nhỏ hơn 12 tháng) và TGTK trung và dài hạn (kì hạn từ 12 tháng trở lên). Từ bảng 2.5, ta thấy TGTK ngắn hạn thường chiếm ưu thế hơn so với TGTK trung và dài hạn. Điều này xuất phát từ thực tế đó là các khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những công nhân viên chức và tiểu thương, thường khó xác định được trong dài hạn chính xác khi nào lượng tiền tạm thời nhàn rỗi của mình sẽ cần dùng đến. Do vậy, để đảm bảo việc hưởng lãi trong đầu tư tiền gửi ngân hàng của mình họ thường chọn những gói sản phẩm tiền gửi với các kỳ hạn ngắn. Còn những khoản tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn dài thường tập trung vào các nhóm khách hàng có lượng tiền nhàn rỗi nhiều nhưng không có mong muốn đầu tư vào những lĩnh vực cần sự linh động và ẩn chứa nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại hối,…. Khoản mục này đang có xu hướng giảm khá mạnh qua các năm. Ta có thể thấy, từ 3,251 tỷ đồng năm 2018 sang năm 2019 chỉ còn 2,165 tỷ đồng và tụt dốc vào năm 2020 với 646 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, TGTK không kỳ hạn chiếm một phần khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động từ TGTK của CNSGD2 và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2018, lượng TGTK KKH ở mức 521 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 568 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng tuyệt đối 47 tỷ đồng và mức tăng tương đối là 9%. Sang tới năm 2020, lượng TGTK KKH chạm mức 675 tỷ đồng tương ứng tăng 18.8% tương đương 107 tỷ đồng. Tuy đây là lượng vốn huy động có ổn định không cao, song chi phí lãi cho khoản tiền gửi này lại thấp nên chi nhánh vẫn có thể nghiên cứu kĩ lưỡng tận dụng nguồn vốn này hợp lý để không bị bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư có lợi tức thời.

2.2.3.5. Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm bình quân: Bảng 2.6. Chi phí huy động tiền gửi bình quân

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng mức huy động 14,993 18,235 16,859

Chi phí huy động 726.8 911.1 940.5

Chi phí huy động bình quân 0.048 0.05 0.056

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng BIDV CNSGD2)

Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm bình quân phản ánh số tiền mà ngân hàng bỏ ra để có được một đồng vốn huy động. Qua các năm 2018 – 2020, chi phí huy động vốn bình quân có sự biến động nhẹ, cụ thể là năm 2018 là 0.048, năm 2019 tăng nhẹ lên 0.05 và năm 2020 là 0.056.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w