hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm
2.2.4.1 Mục đích của việc khảo sát
Để có sự đánh giá khách quan về tính hiệu lực và hiệu lực của KSNB hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. Thông qua đó, người viết sẽ nhận diện được những rủi ro đang tồn tại ở đơn vị, đánh giá các ưu, nhược điểm và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 2.
2.2.4.2. Phương pháp phỏng vấn khảo sát
Dựa trên hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ của COSO khung sửa đổi 2013, cùng với những nguyên tắc của Ủy ban Basel II về những yếu tố góp phần hình thành HT KSNB, tác giả tiến hành khảo sát dựa trên việc phỏng vấn trực tiếp đến các đối tượng khảo sát hoặc gửi bảng câu hỏi thông qua email.
Bảng câu hỏi khảo sát (Phụ lục 2), bao gồm 40 câu hỏi được xây dựng dựa theo các nghiên cứu trước đây, dựa trên công cụ đánh giá tính hiệu lực của KSNB theo báo cáo COSO 2013, các nguyên tắc của Basel và kết hợp các quy định
HTKSNB trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV SGD2. Phân bổ các câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5 mức độ cho toàn bộ nội dung chính của Bảng câu hỏi từ 1 – rất thấp, 2 – thấp, 3 – trung bình, 4 – cao và 5 – rất cao. Bên cạnh các câu hỏi khảo sát với thang đo Likert 5, nghiên cứu còn có thiết kế các câu hỏi mở cuối Bảng khảo sát để tổng hợp ý kiến của ban lãnh đạo, nhân viên về các giải pháp tác động đến các nhân tố của KSNB hoạt động huy động TGTK góp phần nâng cao tính hiệu lực trong KSNB và làm cơ sở cho đánh giá, kiến nghị giải pháp.
2.2.4.3.Đối tượng khảo sát:
Đối tượng được khảo sát:
+ Phòng Quản lý rủi ro: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 3 nhân viên
+ Phòng Kế hoạch – Tài Chính: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 16 nhân viên + Phòng Giao dịch Nguyễn Du: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 5 GDV, 2 KSV
2.2.4.4.Kết quả đạt được về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2.
Với phạm vi nghiên cứu đề tài ở cấp chi nhánh, nên số lượng mẫu khảo sát nghiên cứu chỉ giới hạn 32 mẫu. Kết quả này là đánh giá khách quan về KSNB hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại NH BIDV SGD2 dựa trên tần suất mẫu:
Bảng 2.7. Bảng kết quả khảo sát về Môi trường kiểm soát
STT Nội dung câu hỏi Rất
thấp Thấp
Trung
bình Cao
Rất cao MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT - MT
MT1
Lãnh đạo NH chấp hành tốt các quy định chung về kiểm soát huy động TGTK tại ngân hàng
0% 0% 0% 88% 12%
MT2 NH có đưa ra các văn bản cụ thể trong việc
tuyển dụng, bố trí và đề bạt nhân sự 0% 0% 66% 22% 12%
MT3 NH có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong chính
MT4
Đảm bảo nhân viên có những năng lực và kiến thức đầy đủ và cần thiết để thực hiện công việc của mình
0% 0% 3% 91% 6%
MT5 BGĐ có đủ năng lực và trình độ để hoàn
thành công việc và trách nhiệm 0% 0% 0% 94% 6%
MT6
Ban lãnh đạo chi nhánh có tạo dựng môi trường văn hóa trong tổ chức nhằm nâng cao sự chính trực và đạo đức của nhân viên
0% 0% 0% 82% 18%
MT7
Các quy định về chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với CBNV sai phạm được ban hành cụ thể, rõ ràng, hợp lý.
0% 0% 6% 66% 28%
MT8
NH có quy định cụ thể và thể chế hóa bằng văn bản rõ ràng chức năng, trách nhiệm của cán bộ quản lý và từng nhân viên
0% 0% 9% 85% 6%
MT9
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện kiểm soát cho hoạt động huy động TGTK hoàn toàn hợp lý đảm bảo chức năng quyền hạn giữa các bộ phận không bị chồng chéo hay bỏ trống, tạo khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau trong từng bước công việc cụ thể,....
0% 0% 0% 91% 9%
MT10
Cẩm nang về đạo đức nghề nghiệp được phổ biến nhắc lại và có cam kết của nhân viên từng định kỳ
0% 0% 0% 94% 6%
Nhìn chung, tính hiệu lực các nhân tố liên quan đến môi trường kiểm soát được đánh giá cao từ 50% - 94% vả rất cao từ 6% - 28%. Trong đó, những yếu tố bị đánh giá ở mức trung bình như NH có kế hoạch cụ thể, rõ ràng trong chính sách đào tạo đối với lãnh đạo và nhân viên; NH có đưa ra các văn bản cụ thể trong việc tuyển dụng, bố trí và đề bạt nhân sự.
Bảng 2.8. Bảng kết quả khảo sát về Đánh giá rủi ro
STT Nội dung câu hỏi Rất
thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao ĐÁNH GIÁ RỦI RO - ĐG ĐG1
Việc nhận dạng, cảnh báo rủi ro có thể xảy ra trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm cho nhân viên bộ phận dịch vụ khách hàng, ngân quỹ.
0% 0% 38% 28% 34%
ĐG2
Mức độ linh hoạt về lãi suất TGTK khách hàng so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động TGTK
0% 6% 22% 72% 0%
ĐG3 Tính cập nhật của các quy định về
quản lý rủi ro trong ngân hàng 0% 0% 12% 63% 25%
ĐG4
Tính kịp thời của các biện pháp quản lý rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động TGTK khách hàng tại ngân hàng
0% 0% 9% 85% 6%
Về đánh giá rủi ro tại BIDV, kết quả khảo sát cho thấy ban lãnh đạo rất chú trọng đến dự đoán và phát hiện các rủi ro, nhận diện và đánh giá các tác động của các rủi ro và cũng đã để ra những biện pháp khắc phục ngăn ngừa rủi ro. Trong đó, tính kịp thời của các biện pháp quản lý rủi ro khi có sự thay đổi bất lợi trong môi trường kinh doanh, hoạt động TGTK khách hàng tại ngân hàng; mức độ linh hoạt về lãi suất TGTK khách hàng so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động TGTK; tính cập nhật của các quy định về quản lý rủi ro trong ngân hàng được đánh giá khá cao lần lượt là 85%; 72% và 63%.
Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát về Thủ tục kiểm soát
STT Nội dung câu hỏi Rất
thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao THỦ TỤC KIỂM SOÁT - TTKS TTKS1
Phân chia trách nhiệm phù hợp với năng lực từng CBNV tham gia vào hoạt động TGTK.
0% 0% 12% 75% 13%
TTKS2
Tính tuân thủ nguyên tắc “4 mắt” mọi công việc đều phải được kiểm tra thông qua ít nhất 2 người
0% 0% 0% 88% 12%
TTKS3 Tính tuân thủ về lập và ký duyệt
chứng từ 0% 0% 15% 85% 0%
TTKS4
Biểu mẫu chứng từ, sổ sách chứng từ liên quan hoạt động huy động TGTK được sử dụng trong NH rõ ràng, cụ thể và thuận tiện
0% 0% 5% 63% 32%
TTKS5
Tính tuân thủ quy định luân chuyển chứng từ cho KSV thực hiện kiểm soát sau
0% 28% 44% 28% 0%
TTKS6
NH thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho thông tin trên hệ thống máy tính, có hệ thống sao lưu phòng trường hợp mất cắp
0% 3% 25% 66% 6%
TTKS7
NH thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch và đột xuất các hoạt động TGTK của khách hàng.
Nhìn chung, thủ tục kiểm soát của chi nhánh khá hiệu quả, qua bảng khảo sát, cho thấy biểu mẫu chứng từ, sổ sách chứng từ liên quan hoạt động huy động TGTK được sử dụng trong NH rõ ràng, cụ thể và thuận tiện được đánh giá rất cao với 32% ý kiến. Tính tuân thủ về lập và ký duyệt chứng từ; tính tuân thủ nguyên tắc “4 mắt” mọi công việc đều phải được kiểm tra thông qua ít nhất 2 người được đánh giá ở mức cao tương ứng 85% và 88% ý kiến đồng ý.
Bảng 2.10. Bảng kết quả khảo sát về Thông tin và truyền thông
STT Nội dung câu hỏi Rất
thấp Thấp
Trung
bình Cao
Rất cao THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - TT
TT1
Hệ thống truyền thông của chi nhánh đảm bảo cho các nhân viên có thề hiểu và nắm rõ các nội quy, quy định và quy trình thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm
0% 0% 0% 72% 28%
TT2
Việc trao đổi thông tin giữa các cấp được thực hiện qua mạng nội bộ
0% 0% 0% 54% 46%
TT3 Tính bảo mật về quyền truy
cập và làm việc trên hệ thống 0% 0% 10% 60% 30%
TT4
Tính hiệu quả của các biện pháp đảm bảo chất lượng của hệ thống thông tin kế toán trong hoạt động tiền gửi tiết kiệm.
0% 0% 6% 72% 28%
TT5 Chi nhánh thiết lập các kênh
báo cáo về hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng
TT6
NH thực hiện cách thức để tiếp nhận ý kiến khách hàng về vi phạm, sai sót của cán bộ, nhân viên (hộp thư góp ý, đường dây nóng, bộ phận chăm sóc khách hàng,….)
0% 10% 62% 28% 0%
TT7
Cách thức truyền thông tin như hiện tại của Chi nhánh đảm bảo cấp dưới có thể tiếp nhận được chỉ thị, mong muốn của cấp trên và cấp trên có thể lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
0% 0% 3% 84% 13%
TT8
Khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu về hoạt động TGTK của hệ thống Corebanking (SIBS, BDS,.)
0% 0% 12% 38% 50%
Hệ thống thông tin và truyền thông là chìa khóa hết sức quan trọng trong việc quyết định yếu tố thành công của tổ chức. Kết quả khảo sát cho thấy, tại BIDV: Hệ thống thông tin truyền thông luôn được chú trọng với mức đánh giá từ 28% đến 84% đánh giá cao về cách thức truyền thông tin như hiện tại của Chi nhánh đảm bảo cấp dưới có thể tiếp nhận được chỉ thị, mong muốn của cấp trên và cấp trên có thể lắng nghe ý kiến của cấp dưới; Chi nhánh thiết lập các kênh thông tin cho phép nhân viên báo cáo về hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho ngân hàng,…..
Đặc biệt, BIDV luôn cải thiện và áp dụng công nghệ hiện đại để quá trình tác nghiệp luôn trôi chảy, có 38% ý kiến đánh giá cao và 50% đánh giá rất cao về khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu về hoạt động TGTK của hệ thống Corebanking.
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề chưa được đánh giá tốt, chiếm tỷ lệ 62% ở mức trung bình về NH thực hiện cách thức để tiếp nhận ý kiến khách hàng về vi phạm, sai sót của cán bộ, nhân viên.
Bảng 2.11. Bảng kết quả khảo sát về Giám sát
STT Nội dung câu hỏi Rất
thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao GIÁM SÁT - GS
GS1 NH thực hiện giám sát suốt quá trình
huy động tiền gửi tiết kiệm 0% 0% 16% 75% 9%
GS2
NH thường xuyên gửi thư đối chiếu, thăm dò ý kiến khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh
0% 12% 19% 66% 0%
GS3 BGĐ có nhiều đợt kiểm tra hoạt động
của các Phòng/Ban 0% 0% 6% 78% 16%
GS4
Chất lượng của các báo cáo rủi ro đối với hoạt động TGTK của KTNB, Kiểm tra nội bộ sau mỗi đợt kiểm toán.
0% 10% 6% 66% 18%
GS5 Chi nhánh có hệ thống báo cáo cho
phép phát hiện các sai lệch 0% 0% 0% 0% 100%
GS6 Khi phát hiện sai lệch Chi nhánh triển
khai thực hiện các biện pháp điều chỉnh 0% 0% 0% 0% 100%
GS7
Chi nhánh yêu cầu cấp quản lý báo cáo ngay về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận các nội quy, quy trình nghiệp vụ.
Tại BIDV SGD2, hoạt động giám sát thường xuyên được đánh giá ở mức rất cao chiếm 100% ý kiến khảo sát cho rằng việc giám sát được thực hiện. Chi nhánh có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch; Chi nhánh yêu cầu cấp quản lý báo cáo ngay về mọi trường hợp gian lận, nghi ngờ gian lận các nội quy, quy trình nghiệp vụ; Khi phát hiện sai lệch Chi nhánh triển khai thực hiện các biện pháp điều chỉnh. Hàng năm, BGĐ có nhiều đợt kiểm tra hoạt động của các Phòng/Ban (78% ý kiến đánh giá cao, 16% ý kiến đánh giá rất cao)
Bảng 2.12. Bảng kết quả khảo sát về Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ
STT Nội dung câu hỏi Rất
thấp Thấp
Trung
bình Cao Rất cao TÍNH HIỆU LỰC CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TGTK - HH
HH1 Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động TGTK có tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro
0% 0% 29% 43% 29%
HH2 Kiểm soát nội bộ hoạt động TGTK có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu lực hoạt động huy động TGTK.
0% 0% 10% 65% 25%
HH3 Mức độ thực hiện chỉ tiêu huy động
tiền gửi tiết kiệm so với kế hoạch 0% 0% 33% 67% 0%
Hệ thống KSNB của NH có tác động tích cực trong việc ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động huy động TGTK (43% ý kiến đánh giá cao, 29% đánh giá rất cao); KSNB hoạt động TGTK có tác dụng tích cực trong việc nâng cao tính hiệu lực hoạt động huy động TGTK (65% ý kiến đánh giá cao, 25% đánh giá rất cao); Mức độ thực hiện chỉ tiêu huy động tiền gửi tiết kiệm so với kế hoạch (67% ý
kiến đánh giá cao). Nhìn chung, kết quả khảo sát đánh giá kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm là hiệu lực.