Những hạn chế tồn tại của hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động huy

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (Trang 74 - 78)

huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2.

Bên cạnh những kết quả đạt được từ hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tiền gửi tiết kiệm, Ngân hàng BIDV CN SGD2 còn tồn tại một số hạn chế sau:

Chất lượng nhân sự chưa rõ ràng, cụ thể

Công tác tuyển dụng GDV, KSV,… hiện nay tại chi nhánh còn chưa thực sự rõ ràng, việc cán bộ làm công tác kiểm tra thiếu năng lực, thiếu trình độ quản lý hoặc thiếu tâm huyết với hoạt động kiểm soát. Thêm vào đó, tình trạng thiếu nhân viên tại phòng kế toán giao dịch thường xuyên xảy ra (bị bệnh, nghỉ phép,…) khiến cho khối lượng công việc của mỗi giao dịch viên nhiều, tình trạng làm thêm giờ thường xuyên xảy ra, gây áp lực cho cán bộ nhân viên dẫn đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm cũng kém hiệu quả (66% đánh giá mức trung bình).

Một số cán bộ, GDV vẫn chưa tuân thủ đúng quy định trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

Thông qua kết quả khảo sát TTKS về việc tuân thủ trong việc lập và ký duyệt chứng từ ngoại trừ 85% ý kiến đồng thuận thì vẫn còn 15% ý kiến cho ràng việc tuân thủ quy định chỉ ở mức trung bình. Một số GDV ở BIDV SGD2 chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm, ví dụ như : Trong nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm, một số GDV vì muốn thao tác nhanh nên trong quá trình làm sổ tiết kiệm cho KH đã đóng dấu trước khi in thông tin số tiền huy động, kỳ hạn gửi tiền của KH,….Theo quy định sau khi in thông tin đầy đủ của KH lên trước nếu thông tin hợp lệ thì KSV xét duyệt ký tên sau đó mới đóng dấu. Chính điều này có thể gây rủi ro cho Ngân hàng, nếu thông tin KH in sai hoặc kỳ hạn không đúng.

Bên cạnh đó, GDV vẫn chưa thực hiện nghiêm túc trong việc kiểm tra chứng từ kế toán một cách hiệu lực: chứng từ đôi khi bị đánh sót, công tác luân chuyển, bổ sung chứng từ của GDV cho tổ kiểm soát sau còn chậm trễ (chiếm 28% ý kiến đánh

giá thấp và 44% đánh giá trung bình). Theo quy định cuối ngày giao dịch, GDV phải in Báo cáo liệt kê các giao dịch, sắp xếp, đánh số chứng từ, chấm kiểm soát lại chứng từ lại trước khi chuyển sang cho KSV. Nhưng cuối ngày giao dịch, công tác kiểm lại chứng từ của GDV thường ít khi được thực hiện kịp và thường thì đến sáng hôm sau các GDV mới kiểm tra, sắp xếp lại chứng từ, chuyển cho KSV ký xác nhận hoặc thực hiện vào cuối ngày nhưng chưa nghiêm túc, hiệu quả.

Công tác kiểm tra, giám sát tại chi nhánh còn mang tính hình thức, chưa mang tính dự báo

Bộ phận kiểm toán nội bộ tại TSC chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Việc giám sát các hoạt động tại chi nhánh vẫn chưa triệt để, chất lượng của các báo cáo rủi ro đối với hoạt động TGTK của kiểm toán nội bộ, kiểm tra nội bộ sau mỗi đợt kiểm toán được đánh giá 10% thấp và 6% trung bình, do công tác kiểm tra nội bộ chỉ chủ yếu tập trung vào các sai sót trên chứng từ họ nhìn thấy, còn các rủi ro, sai sót do thiếu thận trọng của GDV, KSV trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ huy động tiền gửi tiết kiệm như vấn đề phân biệt tiền thật giả, việc nhận dạng nguồn tiền gửi tiết kiệm hợp pháp hoặc các vấn đề về thay đổi lãi suất, tỉ giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác (38% đánh giá trung bình) thì KTNB không thể phát hiện được. Chính vì chỉ dừng lại ở mức trên cho nên hoạt động KTNB không thể hoàn thành tốt chức năng dự báo, dự phòng rủi ro.

Hệ thống thông tin phục vụ cho khách hàng còn hạn chế

Hiện nay, BIDV đang áp dụng phần mềm mới SIBS trong quá trình quản lý hệ thống thông tin trong ngân hàng. Tuy nhiên, vì đây là phần mềm mới nên quá trình sử dụng chưa thật sự thuận tiện, cán bộ nhân viên chưa khai thác hết tính năng của phần mềm. Hệ thống phần mềm hoạt động đôi khi còn xảy ra tình trạng bị treo, bị lỗi không đăng nhập được làm cho giao dịch kéo dài, khách hàng chờ đợi lâu. Có nhiều trường hợp các PGD, CN khác chưa cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm cho ngân hàng trước đó nên GDV không truy cập được vào hệ thống xem chữ ký khách hàng, thời gian đáo hạn, lãi suất,…. GDV phải gọi điện về

các chi nhánh, PGD chờ bổ sung thông tin hay quét/fax chữ ký qua đối chiếu rất lâu (12% ý kiến đánh giá trung bình)

Mặc khác, khi khách hàng gửi phản hồi, phàn nàn, góp ý thì bên phía ngân hàng nhận được thông tin chậm trễ dẫn đến việc xử lý chưa thỏa đáng cho khách hàng gây mất lòng tin và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có 10% ý kiến đánh giá thấp và 62% ý kiến đánh giá trung bình về việc ghi nhận ý kiến phản hồi, phàn nàn, góp ý từ phía khách hàng.

Công tác bảo mật còn nhiều bất cập

Mã khoá truy cập được khuyến cáo là nên thay đổi trong vòng 30 ngày, nhưng các GDV thường không đổi. Có trường hợp người này đăng nhập với tên của người khác, nguy cơ rủi ro khá cao. Mặt khác, những User ID của nhân viên được điều chuyển hay nghỉ việc phải bị khóa nhưng do bộ phận IT chưa cập nhật kịp thời nên vẫn được sử dụng trong thời gian gần đây có thể bị lợi dụng cho các mục đích cá nhân, giả mạo hoặc sửa chữa thông tin về sổ tiết kiệm của khách hàng trên hệ thống nhằm thu lợi bất chính (10% đánh giá trung bình). Điều này, có thể gây ra tổn thất vô cùng nghiêm trọng về tài sản và uy tín của Ngân hàng mà không thể quy trách nhiệm cho ai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tập trung nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2: những chính sách, quy định, quy trình thực tế của ngân hàng và tình hình thực tế khi áp dụng những quy trình, quy định đó vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tác giả cũng tiến hành phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, hiệu quả làm việc cũng như tác động của kiểm soát nội bộ lên chất lượng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua những thông tin thu thập được tại ngân hàng.

Bên cạnh đó, cũng tiến hành khảo sát, đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, KSNB hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm còn tồn tại nhiều hạn chế, đòi hỏi đơn vị phải có biện pháp phát hiện và khắc phục kịp thời.

Đây chính là cơ sở quan trọng giúp người viết đưa ra các đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao Dịch 2.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO TÍNH HIỆU LỰC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 .

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 (Trang 74 - 78)