Tỉ lệ thiếu tài sản đảm bảo theo từng hình thức cấp tín dụng

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 69)

Xếp hạng KH

Cho vay vốn lƣu động theo hạn mức + tƣơng đƣơng cho vay vốn lƣu

động theo hạn mức

Cho vay trung, dài hạn; cho vay mua sắm

TSCĐ, đầu tƣ dự án Khách hàng Middle SME2 Nhóm A (1.1 ÷ 2.2) 40% 0% Nhóm B (3.1 ÷ 4.2) 30% 0% Nhóm C (5.1÷7.1) 0% 0% Khách hàng Middle SME1 Nhóm A (1.1 ÷ 2.2) 30% 0% Nhóm B (3.1 ÷ 4.2) 20% 0% Nhóm C (5.1÷7.1) 0% 0% Khách hàng Small SME Nhóm A (1.1 ÷ 2.2) 25% 0% Nhóm B (3.1 ÷ 4.2) 15% 0% Nhóm C (5.1÷7.1) 0% 0% Khách hàng Micro SME Nhóm A (1.1 ÷ 2.2) 0% 0% Nhóm B (3.1 ÷ 4.2) 0% 0% Nhóm C (5.1÷7.1) 0% 0%

(Nguồn: Trung tâm SME VPBank chi nhánh HCM) Chỉ áp dụng tỉ lệ thiếu TSĐB đối với hình thức Cho vay vốn lƣu động theo hạn mức + Tƣơng đƣơng cho vay vốn lƣu động theo hạn mức theo bảng 2.4 trên

đây khi đáp ứng các điều kiện sau: KH thuộc phân khúc KH Middle SME và Small SME; KH có xếp hạng tín dụng từ 1.1 đến 4.2, riêng đối với KH có xếp hạng 4.2, trƣờng hợp cho vay và tƣơng đƣơng cho vay thiếu TSĐB thì phải đáp ứng tổng hạn mức cho vay và tƣơng đƣơng cho vay ≤ 100% giá trị các TSĐB đang thế chấp vay vốn bổ sung vốn lƣu động tại VPBank; KH đƣợc cấp hạn mức vốn lƣu động tại VPBank từ 2 năm trở lên;…

Chính sách giá (Lãi suất và Phí) đều thực hiện theo quy định của VPBank trong từng thời kì.

Các quy định về ký kết hợp đồng khi cho vay, giải ngân và thời hạn giải ngân đƣợc trình bảy rõ ràng và cụ thể trong từng trƣờng hợp. Việc ký kết hợp đồng cho vay ngắn hạn phải đƣợc thục hiện trong vòng 1 tháng kể từ ngày phê duyệt (ngày Nghị quyết/quyết định phê duyệt có hiệu lực), trƣờng hợp quá 1 tháng thì phê duyệt sẽ hết hiệu lực. Đối với cho vay trung và dài hạn thì cần ký kết hợp đồng trong vòng 3 tháng kể từ ngày phê duyệt. Cho vay theo hạn mức thì hợp đồng tín dụng phải đƣợc ký kết và hạch toán trên T24 trong vòng 3 tháng kể từ ngày phê duyệt, nếu trên 3 tháng đến dƣới 6 tháng KH mới có nhu cầu kí Hợp đồng tín dụng thì phải có sự đồng ý của cấp phê duyệt ban đầu. Giải ngân theo món/từng lần đối với cho vay ngắn hạn là trong vòng 3 tháng kể từ ngày phê duyệt và cho vay trung, dài hạn là lần giải ngân đầu phải thực hiện trong vòng tối đa 3 tháng kể từ ngày phê duyệt, các lần giải ngân tiếp theo thực hiện trong phạm vi số tiền vay đã đƣợc phê duyệt phù hợp với tiến độ dự án/phƣơng án và trong thời hạn rút vốn đã đƣợc phê duyệt. Giải ngân theo hạn mức phải đƣợc thực hiện trong vòng 3 tháng kể từ ngày đƣợc phê duyệt. Có một số trƣờng hợp xảy ra nhƣ hợp đồng tín dụng đã đƣợc ký kết nhƣng chƣa hạch toán trên T24 hay KH mới có nhu cầu giải ngân trên 3 đến 6 tháng kể từ ngày phê duyệt thì lúc này cần có sự đồng ý của cấp phê duyệt ban đầu. Ngoài ra, thời hạn giải ngân đối với trƣờng hợp vay bổ sung vốn lƣu động trả gốc định kỳ thì đối với cho vay tài trợ theo món cần phải thực hiện giải ngân trong vòng tối đa 3 tháng kể từ ngày phê duyệt.

khách hàng doanh nghiệp tại VPBank chi nhánh HCM

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 (ban hành kèm theo Thông tƣ 214/2012/TT-BC ngày 06/12/2014) và theo COSO (2003), một HTKSNB ở bất kì tổ chức, DN nào cũng sẽ cũng bao gồm 5 yếu tố: Môi trƣờng KS, Đánh giá RR, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông và cuối cùng là Giám sát.

2.3.3.1. Môi trƣờng kiểm soát

Tính chính trực và giá trị đạo đức

Các CVQHKH tại chi nhánh trƣớc khi tuyển dụng đều đƣợc phòng nhân sự điều tra, thẩm định tƣ cách và đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp tại VPBank.

Ngoài ra, VPBank chi nhánh HCM tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng thêm kiến thức về sản phẩm mới và củng cố lại tƣ cách nghề nghiệp của mỗi CVKH – lực lƣợng nòng cốt của chi nhánh tại Hội sở vào tháng 1 hằng năm.

Đảm bảo về năng lực

CBTD tại chi nhánh đƣợc tuyển dụng dựa vào những quy định đƣợc đặt ra từ Hội sở chính. Quy định yêu cầu cụ thể về trình độ tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kinh tế, có các kiến thức về Anh văn, tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, chịu đƣợc áp lực công việc,… Khâu tuyển dụng tại chi nhánh đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc: hồ sơ xét tuyển, thi tuyển, phỏng vấn. Đặc biệt, yêu cầu của vị trí CVKH còn chú trọng vào kỹ năng tiếp xúc KH và khả năng làm việc thực tế, đam mê với công việc cao hơn các vị trí khác vì áp lực công việc nhiều hơn. Do đó, các CVKH đƣợc tuyển dụng đảm bảo năng lực chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho công việc tạo ra môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp trong NH. Đồng thời, trong thời gian đầu khi vào vị trí chính thức, CBTD sẽ đƣợc học những khóa học online về đào tạo định hƣớng cho nhân viên mới về Các nội quy, quy tắc ứng xử; Các hoạt động phòng chống rửa tiền; Quản lý RR, an ninh thông tin; Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm tại VPBank và phần mềm tin học (Word, Excel, Outlook,…).

dụng đối với những khoản vay có giá trị lớn, vƣợt hạn mức thẩm định của CVKH và có trình độ thâm niên công tác cao, giữ những chức vụ quan trọng trong chi nhánh.

Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý

Phòng KHDN của chi nhánh đƣợc trực tiếp quản lý bởi Trƣởng phòng kinh doanh, Phó phòng kinh doanh và Giám đốc chi nhánh là những ngƣời nhân viên tài năng và đầy kinh nghiệm của VPBank chi nhánh HCM, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cao, thân thiện, luôn đề cao sự tự chủ, phát huy khả năng của từng nhân viên, tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, giảm thiểu áp lực, tạo động lực hơn cho nhân viên. Đồng thời, Trƣởng và Phó phòng kinh doanh luôn đi sát theo từng CVKH và từng khoản vay để giảm thiểu đƣợc RR và giúp đỡ đào tạo bồi dƣỡng thêm kiến thức cho nhân viên.

VPBank chi nhánh HCM có sự phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng giữa nhiệm vụ của Giám đốc và Phó giám đốc chi nhánh. Tại chi nhánh, Giám đốc là ngƣời gián tiếp theo dõi các nhân viên, nhiệm vụ chính của Giám đốc là tạo các mối quan hệ bên ngoài NH hay gọi là đối ngoại, trong khi Phó giám đốc là ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành, giám sát công việc của tất cả các nhân viên trong chi nhánh, khen thƣởng những cá nhân tích cực, phê bình những nhân viên có thái độ kém, thực hiện công tác đối nội. Phòng làm việc của Giám đốc chi nhánh đặt tại sảnh chính của chi nhánh, đồng thời màn hình ghi nhận camera của NH cũng đƣợc đặt tại đây giúp thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra tình hình của NH.

Tuy quyền hạn đƣợc phân định rõ ràng giữa các vị trí nhƣng Giám đốc chi nhánh, Trƣờng phòng và Phó phòng kinh doanh không hề giữ khoảng cách với các nhân viên cấp dƣới, họ luôn thân thiện, quan tâm và xem các nhân viên tại chi nhánh nhƣ là những ngƣời bạn, ngƣời thân trong gia đình. Nhờ đó không khí làm việc rất thân thiện và các nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc nêu lên ý kiến, quan điểm cá nhân, tạo nên một môi trƣờng làm việc lành mạnh và tự do ngôn luận.

Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm

NH quy định rõ nhiệm vụ của từng nhân viên tại chi nhánh. Tại VPBank chi nhánh SME, Giám đốc chi nhánh là ngƣời có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm sử dụng, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản bằng cách xây dựng, điều hành và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, đồng thời theo dõi tình hình kinh doanh và tài chánh tại chi nhánh để báo cáo kịp thời về văn phòng chính. Phó giám đốc chi nhánh chính là Trƣởng phòng và Phó phòng SME, chịu trách nhiệm chủ yếu chuyên môn tín dụng, hỗ trợ cho Giám đốc chi nhánh trong công tác lập kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ duy trì và phát triển các mối quan hệ với KH của chi nhánh, quản lý về con ngƣời, hoạt động kinh doanh và nhu cầu KH, phụ trách các CVKH. CVKH thì có nhiệm vụ tìm kiếm khai thác các hệ KH tiềm năng, chăm sóc KH; Hƣớng dẫn, giới thiệu, thuyết phục KH sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH; Thực hiện các hồ sơ, thủ tục, tài liệu liên quan trong quá trình cấp tín dụng, bảo lãnh, gia hạn…theo quy định của NH; Quản lý, theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ NH của KH; Mỗi CBTD sẽ có một mức phán quyết tín dụng tùy vào kinh nghiệm của nhân viên, thời hạn cấp tín dụng, hình thức cấp tín dụng (chiết khấu, cho vay, bảo lãnh,…) và đồng tiền cấp.

Quy trình cho vay đƣợc thiết lập rõ ràng theo quy định của từng NH, đi từ bộ phận đề xuất là CVQHKH đến bộ phận thẩm định là Phòng thẩm định tín dụng và bộ phận xét duyệt là các cấp có thẩm quyền từ phó phòng trở lên.

Hàng tháng, Phòng KHDN tổ chức tổng kết lại các chỉ tiêu đã đạt đƣợc để khen thƣởng đồng thời sẽ có những góp ý cải thiện đối với những sai sót hay các chỉ tiêu chƣa đạt.

2.3.3.2. Đánh giá rủi ro

Cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều RR tiềm ẩn nhất, do đó, VPBank thành lập phòng thẩm định tín dụng nằm tách biệt với các phòng KHDN của chi nhánh nhằm đánh giá khách quan các RR xuất hiện trong quá trình cho vay. Mọi

hoạt động cho vay đều phải thông qua sự xét duyệt của trƣởng/phó phòng và phòng thẩm định.

VPBank chi nhánh HCM luôn thiết lập trƣớc một khoản dự phòng RR đối với những khoản cho vay, đây là một yêu cầu bắt buộc nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt quản lý cũng nhƣ dự tính bù đắp các khoản tổn thất của NH. Kế toán chi nhánh sẽ dựa vào phân loại nợ để xác định khoản dự phòng theo văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN do NH nhà nƣớc ban hành.

Ngoài khoản trích lập dự phòng, CVQHKH còn xác định đƣợc khoản lỗ dự kiến của mỗi khoản vay. Công thức khoản lỗ dự kiến đƣợc xác định nhƣ sau:

EL = EAD * PD *LGD

Trong đó: EL là khoản lỗ dự kiến.

EAD là dƣ nợ tại thời điểm.

PD là xác suất vỡ nợ.

LGD là tỷ lệ lỗ khi thanh toán tài sản.

Khoản lỗ dự kiến là cơ sở xác định mức độ RR của khoản vay và là yếu tố cộng thêm vào giá thành khoản cấp tín dụng. Từ đó, CVKH sẽ xem xét khoản lỗ dự kiến để cho vay với hạn mức, thời gian và lãi suất phù hợp. Ngoài ra, các giá trị PD và LGD sẽ đƣợc xem xét và điều chỉnh hằng năm hoặc khi có biến động lớn ảnh hƣởng đến. Việc xác định đƣợc khoản lỗ dự kiến của một khoản nợ sẽ giúp các CVKH đƣa ra các chính sách hợp lý về lãi suất và TSĐB đối với từng khoản vay cụ thể. Đối với các khoản vay bổ sung vốn lƣu động hoặc đầu tƣ dự án, CVKH thƣờng căn cứ vào lãi suất từ trong hội sở để áp dụng cho KH.

Do giá trị của TSĐB sẽ thay đổi theo thời gian nên cần tái định giá TSĐB. VPBank quy định cụ thể các loại TSĐB cần định giá lại nhƣ sau: Chứng khoán niêm yết, vàng vật chất, sổ tiết kiệm và số dƣ tài khoản tiền gửi ngoại tệ thì thực hiện định giá ít nhất 1 lần/ ngày vào đầu ngày làm việc; Chứng khoán chƣa niêm yết thực hiện tái định giá ít nhất 1 lần/ 6 tháng; Hàng hóa thì thực hiện tái định giá ít nhất 1 lần/ tháng. Riêng đối với hàng hóa có giá biến động thƣờng xuyên trên thị

trƣờng thì thực hiện định giá hàng tuần theo quy định: Máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển thực hiện tái định giá ít nhất 1 lần/ 6 tháng; Bất động sản thực hiện tái định giá ít nhất 1 lần/ 12 tháng và các tài sản khác thực hiện tái định giá ít nhất 1 lần/ 6 tháng.

Việc tái định giá sẽ đƣợc các công ty định giá độc lập thực hiện; các CVQHKH sẽ sẽ xem xét, kiểm tra lại và bổ sung vào hồ sơ cho vay của DN theo từng thời điểm định giá. NH sẽ cho tái định giá khi KH muốn/khi quá 1 năm tính từ ngày định giá gần nhất trƣớc đó/khi thấy giá cả thị trƣờng biến động.

2.3.3.3. Hoạt động kiểm soát

Thẩm định tư cách KH

Để tránh đƣợc sự sai sót hoặc sự thông đồng của CVQHKH trong quá trình đánh giá KH, hệ thống xếp hạng tín dụng tài chính KH tại VPBank đƣợc thực hiện theo phần mềm hiện đại, tự động cập nhật và xét duyệt trực tiếp trên hệ thống thông tin. Hệ thống sẽ cho biết mức độ tín nhiệm của KH, lãi/lỗ mà KH đƣa lại cho NH, lƣu trữ thông tin phục vụ cho công tác tra cứu kiểm tra về sau.

Khi một KHDN mới quan hệ tín dụng lần đầu với NH, CVKH sẽ trực tiếp nhập liệu theo những tiêu chí đã đƣợc mặc định sẵn trên hệ thống sau khi tiến hành thu thập đầy đủ thông tin theo quy định, hệ thống sẽ tự động chấm điểm xếp hạng KH. CVKH đƣa toàn bộ hồ sơ giấy tờ pháp lý và tài chính cho trƣởng/ phó phòng kinh doanh và bộ phận thẩm định tín dụng xem xét và duyệt những thông tin đã đƣợc CVKH nhập. Nếu dƣợc duyệt, CVKH tiến hành in kết quả từ hệ thống và ký xác nhận, đồng thời, trƣởng/phó phòng ký duyệt thì kết quả đó mới đƣợc chấp nhận. Trên hệ thống thông tin tín dụng quy định rõ các user đƣợc phép nhập liệu và in kết quả trên hệ thống, tuy nhiên, chỉ có user của trƣởng/ phó phòng kinh doanh và trƣởng/phó phòng thẩm định tín dụng mới đƣợc phép duyệt thông tin trên hệ thống, mọi thông tin đã đƣợc duyệt trên hệ thống chỉ đƣợc sửa đổi khi có sự cho phép của các cấp có thẩm quyền và của trung tâm tín dụng hoặc công nghệ thông tin tại Hội sở chính.

Theo quy trình tín dụng của VPBank chi nhánh HCM khi tiến hành phê duyệt giải ngân một hồ sơ cho vay đƣợc chia ra thành 2 trƣờng hợp dựa vào loại hình TSĐB. Đối với hạn mức/món đƣợc đảm bảo bằng tài sản là bất động sản/động sản/máy móc thiết bị/quyền đòi nợ thì cấp phê duyệt hạn mức/món là hội đồng tín dụng/chuyên gia phê duyệt. Sau đó trƣởng phòng SME sẽ là ngƣời duyệt giải ngân theo hạn mức đó. Còn đối với hạn mức/món đảm bảo bằng tiền gửi/sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi thì trƣởng phòng SME đƣợc duyệt hạn mức và giải ngân luôn, số tiền giải ngân tối đa là 30 tỉ đồng, nếu trên 30 tỉ thì phải trình lên cấp cao hơn.

Thẩm định và kiểm soát TSĐB

Tùy vào tính thanh khoản cao hay thấp mà NH sẽ xem xét tỉ lệ cấp tín dụng tối đa đối với từng loại TSĐB đƣợc đem ra thế chấp. Đồng thời VPBank cũng có những quy định cụ thể về hạn mức cho vay của KH dựa vào TSĐB. Tỉ lệ cấp tín dụng đƣợc thể hiện đầy đủ trong bảng 2.5 dƣới đây:

Bảng 2.5. Tỷ lệ cho vay dựa theo tài sản đảm bảo

STT Loại

TSĐB

Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa

1 Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VPBank phát hành

100%

2 Tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm do tổ chức tín dụng khác phát hành

95%

3 Vàng vật chất, kim loại đá quý 90%

4 Tiền mặt 100%

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 69)