Môi trƣờng kiểm soát

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 71 - 73)

8. Ế TK CẤU ĐỀ TÀI

2.3.3.1. Môi trƣờng kiểm soát

Tính chính trực và giá trị đạo đức

Các CVQHKH tại chi nhánh trƣớc khi tuyển dụng đều đƣợc phòng nhân sự điều tra, thẩm định tƣ cách và đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp tại VPBank.

Ngoài ra, VPBank chi nhánh HCM tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng thêm kiến thức về sản phẩm mới và củng cố lại tƣ cách nghề nghiệp của mỗi CVKH – lực lƣợng nòng cốt của chi nhánh tại Hội sở vào tháng 1 hằng năm.

Đảm bảo về năng lực

CBTD tại chi nhánh đƣợc tuyển dụng dựa vào những quy định đƣợc đặt ra từ Hội sở chính. Quy định yêu cầu cụ thể về trình độ tốt nghiệp đại học các chuyên ngành kinh tế, có các kiến thức về Anh văn, tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, chịu đƣợc áp lực công việc,… Khâu tuyển dụng tại chi nhánh đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc: hồ sơ xét tuyển, thi tuyển, phỏng vấn. Đặc biệt, yêu cầu của vị trí CVKH còn chú trọng vào kỹ năng tiếp xúc KH và khả năng làm việc thực tế, đam mê với công việc cao hơn các vị trí khác vì áp lực công việc nhiều hơn. Do đó, các CVKH đƣợc tuyển dụng đảm bảo năng lực chuyên môn và các kỹ năng cần thiết cho công việc tạo ra môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp trong NH. Đồng thời, trong thời gian đầu khi vào vị trí chính thức, CBTD sẽ đƣợc học những khóa học online về đào tạo định hƣớng cho nhân viên mới về Các nội quy, quy tắc ứng xử; Các hoạt động phòng chống rửa tiền; Quản lý RR, an ninh thông tin; Hƣớng dẫn sử dụng phần mềm tại VPBank và phần mềm tin học (Word, Excel, Outlook,…).

dụng đối với những khoản vay có giá trị lớn, vƣợt hạn mức thẩm định của CVKH và có trình độ thâm niên công tác cao, giữ những chức vụ quan trọng trong chi nhánh.

Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý

Phòng KHDN của chi nhánh đƣợc trực tiếp quản lý bởi Trƣởng phòng kinh doanh, Phó phòng kinh doanh và Giám đốc chi nhánh là những ngƣời nhân viên tài năng và đầy kinh nghiệm của VPBank chi nhánh HCM, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cao, thân thiện, luôn đề cao sự tự chủ, phát huy khả năng của từng nhân viên, tạo môi trƣờng làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, giảm thiểu áp lực, tạo động lực hơn cho nhân viên. Đồng thời, Trƣởng và Phó phòng kinh doanh luôn đi sát theo từng CVKH và từng khoản vay để giảm thiểu đƣợc RR và giúp đỡ đào tạo bồi dƣỡng thêm kiến thức cho nhân viên.

VPBank chi nhánh HCM có sự phân định quyền hạn trách nhiệm rõ ràng giữa nhiệm vụ của Giám đốc và Phó giám đốc chi nhánh. Tại chi nhánh, Giám đốc là ngƣời gián tiếp theo dõi các nhân viên, nhiệm vụ chính của Giám đốc là tạo các mối quan hệ bên ngoài NH hay gọi là đối ngoại, trong khi Phó giám đốc là ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành, giám sát công việc của tất cả các nhân viên trong chi nhánh, khen thƣởng những cá nhân tích cực, phê bình những nhân viên có thái độ kém, thực hiện công tác đối nội. Phòng làm việc của Giám đốc chi nhánh đặt tại sảnh chính của chi nhánh, đồng thời màn hình ghi nhận camera của NH cũng đƣợc đặt tại đây giúp thuận tiện cho việc theo dõi kiểm tra tình hình của NH.

Tuy quyền hạn đƣợc phân định rõ ràng giữa các vị trí nhƣng Giám đốc chi nhánh, Trƣờng phòng và Phó phòng kinh doanh không hề giữ khoảng cách với các nhân viên cấp dƣới, họ luôn thân thiện, quan tâm và xem các nhân viên tại chi nhánh nhƣ là những ngƣời bạn, ngƣời thân trong gia đình. Nhờ đó không khí làm việc rất thân thiện và các nhân viên cảm thấy thoải mái trong việc nêu lên ý kiến, quan điểm cá nhân, tạo nên một môi trƣờng làm việc lành mạnh và tự do ngôn luận.

Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm

NH quy định rõ nhiệm vụ của từng nhân viên tại chi nhánh. Tại VPBank chi nhánh SME, Giám đốc chi nhánh là ngƣời có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm sử dụng, quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản bằng cách xây dựng, điều hành và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, đồng thời theo dõi tình hình kinh doanh và tài chánh tại chi nhánh để báo cáo kịp thời về văn phòng chính. Phó giám đốc chi nhánh chính là Trƣởng phòng và Phó phòng SME, chịu trách nhiệm chủ yếu chuyên môn tín dụng, hỗ trợ cho Giám đốc chi nhánh trong công tác lập kế hoạch kinh doanh cũng nhƣ duy trì và phát triển các mối quan hệ với KH của chi nhánh, quản lý về con ngƣời, hoạt động kinh doanh và nhu cầu KH, phụ trách các CVKH. CVKH thì có nhiệm vụ tìm kiếm khai thác các hệ KH tiềm năng, chăm sóc KH; Hƣớng dẫn, giới thiệu, thuyết phục KH sử dụng sản phẩm dịch vụ của NH; Thực hiện các hồ sơ, thủ tục, tài liệu liên quan trong quá trình cấp tín dụng, bảo lãnh, gia hạn…theo quy định của NH; Quản lý, theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ NH của KH; Mỗi CBTD sẽ có một mức phán quyết tín dụng tùy vào kinh nghiệm của nhân viên, thời hạn cấp tín dụng, hình thức cấp tín dụng (chiết khấu, cho vay, bảo lãnh,…) và đồng tiền cấp.

Quy trình cho vay đƣợc thiết lập rõ ràng theo quy định của từng NH, đi từ bộ phận đề xuất là CVQHKH đến bộ phận thẩm định là Phòng thẩm định tín dụng và bộ phận xét duyệt là các cấp có thẩm quyền từ phó phòng trở lên.

Hàng tháng, Phòng KHDN tổ chức tổng kết lại các chỉ tiêu đã đạt đƣợc để khen thƣởng đồng thời sẽ có những góp ý cải thiện đối với những sai sót hay các chỉ tiêu chƣa đạt.

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (Trang 71 - 73)