Lý thuyết quy mô thị trƣờng và quyền lợi thị trƣờng
Balassa (1986) cho rằng quy mô thị trường có ảnh hưởng đến lượng vốn FDI vào các quốc gia. Quy mô thị trường được đo lường thông qua các yếu tố như: lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dân số,…Quy mô thị trường cho phép việc chuyên môn hóa sản xuất, giảm chi phí, đạt lợi nhuận cận biên hay nói cách khác quy mô thị trường cho phép đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô. Lý thuyết về quy mô thị trường và quyền lợi thị trường cho chúng ta căn cứ khoa học để giải thích dòng chảy vốn đầu tư và động thái của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Lý thuyết về FDI dựa trên thị trƣờng không hoàn hảo và FDI dựa trên sức mạnh độc quyền
Lý thuyết về FDI dựa trên thị trường không hoàn hảo và FDI dựa trên sức mạnh độc quyền của Kindleberger (1969) được sự ủng hộ của Kickerbocker (1973) và Vaitsos (1974). Theo lý thuyết này thị trường luôn không hoàn hảo, sự cạnh tranh không hoàn hảo giúp cho FDI tồn tại (nếu cạnh tranh tồn tại, không tồn tại FDI). Một số quốc gia tồn tại sự không hoàn hảo ở thị trường hàng hóa, thị trường các yếu tố sản xuất, công nghệ và sự can thiệp của Chính phủ vào môi trường cạnh tranh làm cho thị trường tách biệt nhau thì đầu tư nước ngoài mới phát triển mạnh. Hay nói cách khác, vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh ở những nơi có sự không hoàn hảo trong môi trường cạnh tranh, sự can thiệp của Chính phủ vào sự phát triển của thị trường nhiều và tính liên kết các loại thị trường trong nền kinh tế yếu
Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm
Lý thuyết chu kỳ sản phẩm do nhà kinh tế học Vernon đề xuất vào năm 1966 để giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện đầu tư trực tiếp. Lý thuyết này giải thích xu hướng dịch chuyển đầu tư của vốn đầu tư theo chu kỳ sản phẩm quốc tế, giải thích xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo lý thuyết này thì bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều tiến triển theo 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn phát minh và giới thiệu; (2) Giai đoạn phát triển quy trình và đi đến chín mùi; (3) Giai đoạn chín mùi hay được tiêu chuẩn hóa. Trong mỗi giai đoạn này các nền kinh tế khác nhau có lợi thế so sánh trong việc sản xuất những thành phàn khác nhau của sản phẩm
Giai đoạn phát minh và giới thiệu: Nhà đầu tư thường mong đợi nơi mà họ đầu tư sẽ có nhiều điều kiện để cải tiến sản phẩm và sẽ được tiêu thụ với mức giá cao. Vì thế địa điểm sản xuất được lựa chọn ở nơi có điều kiện để cải tiến sản phẩm mới (điều kiện thị trường thuận lợi, khách hàng có mức thu nhập cao, chi phí lao động đơn vị cao, đầu tư mạnh cho nghiên cứu). Vì vậy nhân tố thu thập của khách hàng và đầu tư nghiên cứu, phát triển là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài
Giai đoạn phát triển quy trình và đi đến chín mùi: Nhà đầu tư sẽ luôn muốn mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng lợi nhuận, dẫn đến việc nhà đầu tư sẽ lựa chọn những địa điểm đặt nhà máy dựa trên sự cân nhắc chi phí sản xuất cận biên cộng với chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu so với chi tiêu. Vì vậy việc lựa chọn một vị trí địa lý phù hợp, có quy mô thị trường, và xem xét kĩ các khoản chi phí cho nguyên liệu và lao động cũng là những nhân tố ảnh hưởng mà mọi nhà đầu tư quan tâm.
Giai đoạn chín mùi hay được tiêu chuẩn hóa: Bên cạnh những mong muốn nêu trên thì nhà đầu tư còn chú trọng làm thế nào để giảm chi chí sản xuất tối đa nhất có thể để mà từ đó gia tăng lợi nhuận dẫn đến nhà đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn địa điểm có chi phí thấp để thành lập cơ sở sản xuất, lắp ráp. Vì vậy các loại chi phí lao động, chi phí nguyên liệu và chính sách hỗ trợ thuế cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư
Quá trình phát triển kinh tế, nó được chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác. Giả thuyết chu kỳ sản xuất giải thích sự tập trung công nghiệp hóa ở các nước phát triển, đưa ra một lý luận về việc hợp nhất thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế giải thích sự gia tăng xuất khẩu hàng công nghiệp ở các nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ còn quan trọng đối với việc giải thích FDI của các công ty nhỏ vào các nước đang phát triển.
Lý thuyết nội địa hóa
Buckley và Casson (1976) đã phân tích đơn giản hoạt động của các DN đa quốc gia như là một chuỗi các hoạt động riêng biệt được liên kết thông qua việc trao đổi, vận chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm. Các MNCs thực hiện liên kết (theo chiều ngang và chiều dọc) bằng cách “nội hóa” các sản phẩm trung gian. Các sản phẩm trung gian giữa các công ty trong cùng hệ thống ở các quốc gia khác nhau. Từ đó giúp MNCs gia tăng thị phần, lợi nhuận thông qua các giao dịch “nội hóa” các sản phẩm trung gian. Lý thuyết nội địa hóa giải thích tại sao các MNCs di chuyển nguồn vốn của mình sang nhiều quốc gia nhằm tránh những ràng buộc về xuất khẩu, rào cản
xuất khẩu, rào cản thuế quan, phi thuế quan, giảm sự kiểm soát của các chính phủ, tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động SXKD.
Lý thuyết nội địa hóa cũng giải thích lý do các công ty trong cùng ngành, cũng nước xuất xứ có xu hướng tập trung ở cùng quốc gia, khu vực, đồng thời cũng lý giải thành công trong thu hút FDI của Trung Quốc, Việt Nam bằng cách thiết lập KCN, KCX. Địa phương hóa ngành công nghiệp là mật độ của các công ty trong cùng một ngành ở khu vực địa lý (Head, Ries and Swenson, 1995). Cơ chế khuyến khích sự tập trung của các công ty cùng ngành là sự tồn tài của nền kinh tế tích tụ. Địa phương hóa ngành công nghiệp tạo ra 3 yếu tố bên ngoài thuận lợi, kích thích sự có mặt của các công ty mong muốn tích tụ đó là (Marshall, 1920):
(i) Công ty có thể hưởng lợi từ lan truyền công nghệ. Thông tin hữu ích lan truyền giữa các công ty, nhà thiết kế, kỹ sư, quản lý gần ở gần nhau về không gian. Đối với nhà ĐTNN, thông tin lan truyền thường là kinh nghiệm làm thế nào để hoạt động có hiệu quả ở nước chủ nhà.
(ii)Cung cấp thị trường lao động chuyên môn chung. Địa phương hóa ngành công nghiệp hình thành thị trường lao động chuyên môn chung mang lại lợi ích cho người lao động và công ty. Số công ty gia tăng sẽ giảm khả năng thất nghiệp, nguồn cung cấp lao động chuyên ngành tăng sẽ giảm nguy cơ yêu cầu lương cao từ người lao động
(iii)Tạo ra thị trường đầu vào trung gian chuyên ngành chung cho ngành công nghiệp với sự đa dạng và chi phí thấp. Sự kết hợp giữa kinh tế theo quy mô và chi phí vận chuyển thúc đẩy người sử dụng và nhà cung cấp đầu vào trung gian thiết lập nhà máy gần nhau. Việc tích tụ này làm giảm chi phí vận chuyển và tạo ra trung tâm sản xuất lớn có hiệu quả, có nhiều nhà cung cấp đa dạng hơn so với trung tâm sản xuất nhỏ