Trình tự phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 48)

Thống kê mô tả biến để biết được đặc điểm của các biến, tìm ra giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Kiểm tra tương quan giữa các biến trong mô hình nhằm tránh hiện tượng đa cộng tuyến. Theo Guijarati (2009), các biến có hệ số tương quan cao >0,8 sẽ bị loại ra khỏi mô hình để đảm bảo hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra. Ước lượng mô hình bằng phương pháp Poolded OLS, FEM, REM. Thực hiện các phương pháp kiểm định để chọn ra mô hình tốt nhất trong 3 phương pháp Poolded OLS, FEM, REM.

Kiểm định Wald: Kiểm định Wald nhằm mục đích xác định hệ số tung độ gốc có bằng nhau giữa các biến hay không, điều này đồng nghĩa với hệ số tung độ gốc của các đối tượng nghiên cứu có bằng nhau hay không, nếu bằng nhau tức là thỏa mãn trường hợp hệ số trục tung và hệ số độ dốc không thay đổi, ta sẽ chạy hồi quy OLS mô hình Pooled.

H0: tung độ góc bằng nhau giữa các biến. Nếu p_value ≤ α (α = 0,05) cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết H1 nghĩa là tung độ gốc không bằng nhau giữa các biến, phương pháp FEM có thể khả thi hơn.

Kiểm định Hausman: Để có cơ sở lựa chọn FEM hay REM ta dùng kiểm định Hausman. Giá trị của kiểm định này được phát triển bởi Hausman có phân phối tiệm cận và dùng để kiểm định giả thuyết H0 rằng kết quả hồi quy của FEM và REM là không có sự khác biệt rõ rệt, (hay còn có nghĩa là giả định H0 là không có sự tương quan giữa biến độc lập và yếu tố ngẫu nhiên vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM.

H0: Không có khác biệt giữa hai phương pháp FEM và REM (chọn REM). Nếu p_value ≤ α (α = 0,05) cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận giả thuyết H1 . Nếu giả thuyết này bị bác bỏ thì kết luận mô hình REM không phù hợp và trong trường hợp nay FEM sẽ được lựa chọn. Ngược lại, REM là phù hợp hơn cho mô hình nếu chấp nhận giả thuyết H0

Kiểm định phương sai sai số thay đổi dùng kiểm định White bằng cách sử dụng hồi quy bình phương nhằm giảm mất bậc tự do, xem xét phần dư tương quan bậc 2 và xem là có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không. Nếu

Prob(F-statistic) > α (α = 0,05) thì kết luận không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Cuối cùng là phân tích kết quả hồi quy để kiểm định các giả thiết của hồi quy tuyến tính và thảo luận kết quả.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thống kê mô tả biến

Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến trong mô hình nghiên cứu

Biến quan sát Đơn vị tính Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

FDI triệu USD 22.073 20.646 3.2516 101.74

TC điểm 3.94 0.6741 2.57 7.05 GDP tỷ USD 395.27 285.65 66.37 990.49 LD điểm 4.765 1.531 1.35 10.8 NS ngàn USD 22.386 9.6408 6.55 50.48 DM % 1.4565 1.3129 0.42 5.64 CPI % 106.13 21.529 64.4 183 TNS % 18.668 4.7947 12 35.52 CNS % 51.542 263.74 12.21 2060 NVL % 33.822 7.5984 22.1 50.1 Mẫu quan sát = 60

(Nguồn: Trích xuất từ Eview 7)

Vốn FDI vào khu vực 6 nước Đông Nam Á có giá trị trung bình là 22.073 triệu USD. Nguồn vốn này cao nhất vào thời điểm 2013 cho nước Thái Lan là 101.74 triệu USD và nhỏ nhất vào năm 2012 cho nước Malaysia là 3.2516 triệu USD. Đây là một con số khá cao so với các khu vực khác. Tuy nhiên Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào khu vực Bắc Mỹ, khi lượng vốn FDI từ Nhật đổ vào khu vực này tăng lên khá mạnh trong những năm qua và tốc độ tăng vốn FDI vào Đông Nam Á đang giảm

GDP theo giá hiện hành bình quân của 6 nước Đông Nam Á có giá trị không cao. Giá trị cao nhất của khu vực này là 990.49 tỷ USD, có quốc gia có năm giá trị thấp nhất chỉ đến 66.37 tỷ USD. Giá trị GDP trung bình trong 10 năm 2011-

2020 của toàn khu vực là 395.27 tỷ USD. Giá trị GDP của khu vực chưa cao, như vậy nền kinh tế của các nước Đông Nam Á chưa thực sự phát triển

Bình quân giai đoạn 10 năm, hiệu quả của thị trường lao động của khu vực đạt ở mức khá cao 4,6/7 điểm theo đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới. Hiệu quả thị trường làm việc được đánh giá cao nhất là Singapore với 5,92/7 điểm vào năm 2015 và thấp nhất là Thái Lan với 3,74/7 điểm vào năm 2017. Số liệu cho thấy, lực lượng lao động là lợi thế của khu vực vì lao động là một yếu tố đầu vào cần thiết và quan trọng cho mọi hoạt động kinh tế. Thông thường, các doanh nghiệp khi đầu tư vào một quốc gia thường có nhu cầu tuyển lao động địa phương nhiều hơn vì có nhiều lợi thế hơn lao động di cư từ quốc gia khác chuyển đến. Tuy nhiên năng suất lao động ở 6 nước Đông Nam Á không đồng đều, trung bình năng suất lao động của khu vực là 22.386 USD. Trong đó năng suất của Singapore là cao nhất với 142.35 ngàn USD vào năm 2017 và thấp nhất là Việt Nam là 6.55 ngàn USD vào năm 2011. Tuy Việt Nam đã dần cải thiện được năng suất lao động nhưng năng xuất lao động vẫn còn cách rất xa so với giá trị trung bình của các nước trong khu vực.

Độ mở của nền kinh tế (DM) của các nước trong khu vực chưa cao. Trung bình độ mở nền kinh tế khu vực đạt 1.4565, giá trị nhỏ nhất là 0.42. Như vậy độ mở nền kinh tế chưa cao. Điều này do tình hình xuất nhập khẩu của khu vực cũng chưa nhiều nên độ mở nền kinh tế cũng chưa lớn, đa phần các nước trong khu vực Đông Nam Á xuất khẩu các loại mặt hàng thủy hải sản nuôi trồng, thủ công mỹ nghệ nên giá trị xuất khẩu chưa cao… ngược lại các quốc gia chủ yếu nhập khẩu khá nhiều thiết bị, máy móc, nguyên liệu đầu vào. Tình hình này cần được cải thiện cả về hướng xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của khu vực đạt giá trị trung bình 106.13%, cao nhất là 183% và thấp nhất là 64.4%. Như vậy CPI của khu vực Đông Nam Á so với các khu vực khác co xu hướng thấp hơn.

Thể chế nhà nước (TC) không ổn định, không có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài và tỷ lệ thuế phí cao là những khuyết điểm của một số nước Đông Nam Á. Số liệu thống kê cũng cho thấy, thể chế nhà nước được đánh giá

là 3.94/7 điểm, chỉ trên mức trung bình 1 ít. Trong đó quốc gia được đánh giá cao nhất là Singapore với 6,19/7 điểm vào năm 2013, ngược lại vào năm 2011 Thái Lan là quốc gia được đánh giá thấp nhất với 3,14/7 điểm. Đây cũng là một trong những khuyết điểm của các quốc gia Đông Nam Á so với các nước ở khu vực khác.

Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu (NVL) còn thấp với bình quân 33.822% các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng nguyên vật liệu tại quốc gia sở tại vào sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nội địa hóa cao nhất là Indonesia với 45,9% nguyên liệu địa phương được doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng và sản xuất vào năm 2015. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nội địa hóa thấp với mức độ đóng góp nguyên vật liệu chỉ 22,3% cho doanh nghiệp Nhật Bản. Đây cũng là một trong những khuyết điểm của các quốc gia Đông Nam Á nói chung và của Việt Nam nói riêng. Để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam và các quốc gia khác cần chú trọng cải thiện ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI. Thực tế, các doanh nghiệp FDI luôn có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu tại nước sở tại để tiết kiệm chi phí vận chuyển và chi phí kho bãi…

Thu ngân sách/GDP (TNS) trong toàn khu vực, giai đoạn 2011-2020 cao nhất cũng chỉ đến 35.52%, thấp nhất 12%. Trong khi đó tỷ lệ chi thường xuyên/GDP cao nhất đến 2060% và thấp nhất là 12.21%, mức bình quân chi thường xuyên chiếm 51.542%. Tỷ lệ này cho thấy những lúc đỉnh điểm, khu vực Đông Nam Á tỷ lệ thu ngân sách gần bằng tỷ lệ chi ngân sách. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình thu ngân sách khu vực Đông Nam Á không cao, thu bù đắp được chi là chủ yếu. Đồng thời nhìn vào bảng thu chi ngân sách của khu vực cho thấy, ngân sách khu vực đa phần là thu ít, chi nhiều, nói chung là ngân sách thâm hụt, biểu hiện là tỷ lệ thu chi khá nhỏ. Chính điều đó ảnh hưởng đến vốn tích lũy để đầu tư của các quốc gia. Đồng thời tỷ lệ này cũng cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các khu vực Đông Nam Á chưa nhiều, vì vậy tỷ lệ thu chi rất nhỏ.

4.1.1 Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Nhật Bản

Những năm 1960 Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Từ những năm 70 đến những năm 80 là đầu tư mở rộng thị

trường và tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ nhằm giảm thiểu chi phí. Từ những năm 90 là đầu tư thâm nhập thị trường (Phan Văn Tâm, 2011).

Hiện nay, Nhật Bản đang tái cơ cấu nền kinh tế, định hình lại mô hình tăng trưởng nên nhiều doanh nghiệp Nhật tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm từ nhiều năm qua, tình trạng dân số già hóa của Nhật Bản, v.v. Bên cạnh đó, các vụ thiên tai liên tiếp như thảm họa động đất, sóng thần, sự cố điện hạt nhân,…cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của họ

Theo bảng điểm năng lực cạnh tranh toàn cầu 2020 Nhật bản đạt 5.47/7 điểm, đứng thứ 6 trong tổng 138 quốc gia được khảo sát (năm 2019 là 9). Theo báo cáo của Unctad (WIR 2021) năm 2020 Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 2 trên thế giới với tổng vốn đầu tư là 129 tỷ USD sau Mỹ (300 tỷ USD), năm 2019 Nhật Bản đạt 114 tỷ USD thứ tư sau Mỹ (317 tỷ USD). Tỷ lệ tăng 2019 so với 2020 là 13,16%

4.1.1.1 Theo khu vực

Đầu tư nước ngoài của Nhật ngày càng tăng, trong đó năm 2020 khu vực thu hút FDI của Nhật nhiều nhất là Bắc Mỹ với vốn đầu tư đạt 46.013 tỷ USD chiếm 35,19% tổng vốn đầu tư, đứng thứ 2 là Châu Âu với 34,574 tỷ USD chiếm 26,44% đứng thứ 3 là Châu Á với vốn đầu tư là 32,267 tỷ USD chiếm 24,67%, còn lại là các khu vực như Trung và Nam Mỹ, Châu Đại Dương, Trung Đông và Châu Phi nhà đầu tư Nhật đã đầu tư khoảng 15.85 tỷ USD chiếm tỷ lệ 13,68%. Năm 2020 tổng vốn FDI ra nước ngoài của Nhật Bản có giảm hơn so với năm 2014 đạt 130,749 tỷ USD.

Hình 4.1: FDI của Nhật Bản ra nƣớc ngoài theo khu vực từ 2011-2020

(Đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: JETRO và tác giả tự tổng hợp)

4.1.1.2 Theo ngành

 Lĩnh vực sản xuất

Năm 2020 Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất 47,56 tỷ USD chiếm 36,96% vốn đầu tư, trong đó ngành thiết bị giao thông vận tải được đầu tư nhiều nhất với 10,03 tỷ USD, đứng thứ 2 là máy điện 8,18 tỷ USD, thứ 3 là ngành máy móc tổng hợp với vốn đầu tư 7,85 tỷ USD, kế đó ngành hóa chất và dược phẩm, thực phẩm và máy móc, gỗ và bột giấy cũng được doanh nghiệp Nhật đầu tư nhiều. Trong giai đoạn 2011-2020, 9/2019 lĩnh vực sản xuất đạt 43,40 tỷ USD, trong đó ngành thực phẩm đột biến tăng kỷ lục 17.29 tỷ USD chiếm 39.84% vốn đầu tư của lĩnh vực sản xuất, cao nhất trong vòng 10 năm qua

Hình 4.2: FDI của Nhật Bản ra nƣớc ngoài theo ngành sản xuất từ 2011-2020

(Đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: JETRO và tác giả tự tổng hợp)

 Lĩnh vực phi sản xuất

Năm 2020 lĩnh vực phi sản xuất được đầu tư gần gấp đôi lĩnh vực sản xuất đạt 81,108 tỷ USD, trong đó lĩnh vực được nhà đầu tư Nhật ưu tiên nhất là tài chính và bảo hiểm với vốn đầu tư 32,647 tỷ USD, thứ 2 là ngành truyền thông cũng thu hút được 23.41 tỷ USD vốn FDI của Nhật, đứng thứ 3 ngành bán buôn và bán lẻ thu hút được 9,259 tỷ USD, ngành khai thác khoáng sản đạt 8,889 tỷ . Năm 2020, Nhật Bản đầu tư mạnh vào lĩnh vực phi sản xuất cụ thể tăng 25,33% từ 64,712 tỷ USD lên 81,108 tỷ USD

Hình 4.3: FDI của Nhật Bản ra nƣớc ngoài theo ngành phi sản xuất từ 2011-2020

(Đơn vị: tỷ USD)

(Nguồn: JETRO và tác giả tự tổng hợp)

4.1.2 Đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Đông Nam Á

Doanh nghiệp Nhật có xu hướng chuyển đầu tư sang các nước Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á do sự tăng trưởng cao cùng tính năng động của khu vực này. Đồng thời, để giảm bớt rủi ro khi quá cú trọng vào các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, Nhật đang có xu hướng tăng mạnh chuyển dịch chức năng sản xuất từ Trung Quốc sang việc xây mới các cơ sở ở Đông Nam Á.

Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới việc vốn đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc giảm sút là mối quan hệ Trung-Nhật ngày càng trở nên căng thẳng do cuộc tranh chấp lãnh hải giữa hai nước trên biển Đông. Vốn đầu tư của Nhật Bản rót vào Trung Quốc đã co hẹp sau làn sóng biểu tình nổ ra vào năm 2012, liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo tại Biển Hoa Đông. Điều này thúc đẩy các công ty Nhật Bản đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh rủi ro. Ngoài ra, việc liên tục tăng trưởng tại Trung Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty

đang cố gắng giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Lương trung bình ở Trung Quốc hiện cao hơn Thái Lan. Trong khi đó chi phí lao động ở Philippines và Indonesia chỉ bằng khoảng 1/3 chi phí lao động ở Trung Quốc, và tại Việt Nam, con số này chỉ bằng một nửa Trung Quốc (Jetro, YF 2019 Survey on the International Operations of Japanese Firms, February 27, 2020)

Theo JETRO (2018), các công ty của Nhật Bản đã đầu tư 2.330 tỷ yên (22,8 tỷ USD) vào Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam, gấp 3 lần so với mức đầu tư vào thị trường Trung Quốc (887 tỷ yên) – đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, vốn đầu tư của Nhật vào thị trường các nước Đông Nam Á tăng gấp đôi nhưng đầu tư vào Trung Quốc giảm 18% trong năm 2017. Tỷ lệ các công ty Nhật Bản có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại đây đã giảm xuống mức thấp kỷ lục xuống còn dưới 55%. Xu hướng giảm mạnh vốn đầu tư Nhật Bản vào Trung Quốc vẫn tiếp tục, theo số liệu được công bố hồi cuối tháng 5/2019 của Bộ Thương mại Trung Quốc, 4 tháng đầu năm nay, đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc chỉ đạt 1,6 tỷ USD, giảm tới 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên xu hướng này chưa có dấu hiệu giảm tốc, lượng vốn đầu tư năm 2020 chỉ đạt 8,8 tỷ USD giảm 25% so với năm 2019

Tại các nước Đông Nam Á, sức tiêu dùng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ là những nhân tố hấp dẫn các doanh nghiệp Nhật Bản. Ở Philippines trong vòng vài năm gần đây, các nhà máy của Nhật rất nhiều, trong đó có trường hợp doanh nghiệp Nhật Bản chuyển một phần bộ phận sản xuất từ Trung Quốc. Ở Myanmar, trọng tâm hướng tới của Nhật Bản là ngành dệt may và da giày. Singapore là quốc gia thu hút vốn FDI từ Nhật Bản là lớn nhất với 6,5 tỷ USD vào năm 2020. Tiếp theo là Thái Lan với 3,779 tỷ USD. Indonesia cũng đã thu hút được một lượng vốn rất lớn từ Nhật với vị trí thứ 3 và thu hút được 3,560

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w