Các nghiên cứu của Việt Nam

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 30 - 33)

Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006) sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian từ 1988 – 2003 thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Nghiên cứu đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng qua kênh đầu tư và tác động tràn đến năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Nhóm nghiên cứu đã phân tích số liệu theo quý (để đảm bảo đủ 60 quan sát trong kênh đầu tư). Kết quả nghiên cứu được tóm tắt như sau: Về kênh đầu tư: có mối tương tác giữa FDI với tăng trưởng kinh tế (tác động đồng biến với mức ý nghĩa 5%); Tác động trái chiều giữa biến GDP và tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã tốt nghiệp cấp tiểu học; Tác động đồng biến giữa biến hội nhập với FDI và GDP. Về tác động tràn: biến cường độ sử

dụng vốn cố định/lao động, tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng và trung cấp nghề trở lên/tổng lao động của doanh nghiệp, biến tỉnh có tác động làm thay đổi tăng năng suất của ngành dệt may, biến ngành điện tử. Những mặt hạn chế của đề tài là: (i) Dữ liệu phân tích theo quý và chỉ có 60 quan sát (cho kênh đầu tư); (ii) Dữ liệu thứ cấp có từ nhiều nguồn nên độ tin cậy chưa cao, mức độ giải thích mô hình thấp; (iii) Số biến mô hình sử dụng trong mô hình còn rất hạn chế

Nghiên cứu của Nguyen và Nguyen (2007) đã tập hợp dữ liệu bảng gồm

số liệu thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thành của Việt Nam từ công bố trong Niên giám thống kê và Bộ Kế Hoạch và Đầu tư giai đoạn 1988 – 2005 với mô hình đề xuất: FDI = f (Nhân tố thị trường, nhân tố lao động, nhân tố cơ sở hạ tầng, nhân tố chính sách của chính phủ/ chính quyền địa phương). Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất thông thường (Ordinary Least Square, OLS) cho kết quả: Nhân tố thị trường, nhân tố lao động, nhân tố cơ sở hạ tầng có tích cực đến thu hút FDI của địa phương.

Trần Thanh Hậu (2010), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở

Thành phố Hồ Chí Minh đầu thế kỷ XXI”, luận văn thạc sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Đề tài nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến 2010, so sánh, đánh giá với các địa phương khác làm nổi bật vai trò, vị trí TP. Hồ Chí Minh trong việc thu hút FDI nói chung mà trọng tâm là FDI từ Nhật Bản. Tác giả nêu lên triển vọng FDI của Nhật ở Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng, đồng thời đề xuất 4 nhóm giải pháp gồm: hệ thống luật và các thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư, nhân lực và công nghệ. Tuy nhiên cơ sở lý luận còn sơ sài, các nhân tố tác động đến tăng trưởng FDI của Nhật Bản chỉ trình bày chung chung.

Phan Văn Tâm (2011), “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam”,

luận án tiến sĩ Kinh tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Luận án nghiên cứu các nhân tố tác động đến FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, áp dụng phương pháp mô hình lực hấp dẫn xác định các nhân tố thu hút FDI. Đề xuất các định hướng thu hút FDI của Nhật Bản tại Việt Nam nên chuyển theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, từ thu hút các dự án thâm dụng vốn. Tác giả khuyến nghị 5 nhóm giải pháp thu hút

FDI: khuôn khổ pháp lý và chính sách, vai trò điều tiết kinh tế vi mô của Chính phủ, xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp Nhật Bản trả lời câu hỏi không nhiều, bộ dữ liệu sử dụng để phân tích và ước lượng mô hình ngắn.

Nguyễn Huy Hoàng (2012), “FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối

cảnh hội nhập WTO”, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức đối với việc thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO, trên cơ sở đó đánh giá những ưu nhược điểm, tìm ra các nguyên nhân tồn tại. Tác giả chưa phân tích định lượng để làm rõ các yếu tố chính tác động đến FDI của Nhật Bản để có thể ưu tiên những giải pháp cần thiết và tối ưu trước.

Phạm Kim Phƣớc (2017), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng

kinh tế ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”, luận án tiến sĩ, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI và GDP của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và mối quan hệ nhân quả giữa FDI và GDI. Đồng thời luận án cũng đánh giá tăng trưởng kinh tế qua chỉ số TFP (Total Factor Poundation). Tác giả sử dụng phương pháp định lượng đối với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 10 năm 2005-2014 để tìm ra 9 nhân tố tác động đến FDI gồm: FDI năm trước, tăng trưởng kinh tế của địa phương, vốn đầu tư của nhà nước, tỷ lệ lực lượng lao động đang làm việc/dân số, độ mở nền kinh tế, tỷ lệ chi thường xuyên/gdp, tổng giá trị hàng hóa bán lẻ, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy

Nguyễn Minh Tiến (2014), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng cường kinh tế ở các vùng của Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế. Đề tài luận án tiến hành nghiên cứu thực nghiệm vùng đối với: Đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ - Duyên hải miền Trung. Luận án tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa FDI với các biến có quan hệ với tăng trưởng kinh tế để đánh giá tác động lan tỏa của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Luận án đưa ra các nhân tố thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam gồm: Quy mô thị trường, nguồn nhân

lực, lao động có kĩ năng, chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời luận án cũng gợi ý một số chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường thu hút dòng vốn FDI

Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Luận án tập trung vào yếu tố vùng và sử dụng mô hình hồi quy. Kết quả của luận án cho thấy các yếu tố tác động đến sự thuận lợi của yếu tố vùng bao gồm: thể chế, lao động, tài nguyên, công nghiệp hỗ trợ và công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường. Luận án cũng gợi ý 5 chính sách đề xuất tập trung vào 5 nhóm nhân tố quan trọng: (1) hoàn thiện thể chế và cơ chế thực thi tại địa phương; (2) phát triển nguyên vật liệu; (3) phát triển công nghiệp hỗ trợ; (4) phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng bên trong khu công nghiệp, khu chế xuất; và (5) chính sách xúc tiến đầu tư nhằm tạo ra lợi thế so sánh vùng, tạo sức hút lớn đối với doanh nghiệp FDI

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w