Các yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 33)

Các yếu tố tác động đến vốn FDI bao gồm từ 2 phía: từ nước chủ nhà (quốc gia đi đầu tư) và từ nước tiếp nhận đầu tư hay nói cách khác là từ nước có đầu tư ra nước ngoài và nước muốn thu hút đầu tư và trong nước

2.4.1. Các yếu tố thúc đẩy sự dịch chuyển vốn đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài

Samuelson và Puttaswamaniah (2002) đã đưa ra lý thuyết “vòng luẩn quẩn của sự chậm tiến và cú huých từ bên ngoài”. Theo lý thuyết này đa số các nước đang phát triển đều thiếu vốn, do khả năng tích lũy vốn còn hạn chế, để phát triển kinh tế phải có cú huých từ bên ngoài nhằm phá vỡ cái vòng luẩn quẩn đó. FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển mà còn là nguồn vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư, do vậy, ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huống bất lợi (Samuelson và Puttaswamaniah, 2002).

Chu kì của sản phẩm bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: Giai đoạn phát minh và giới thiệu, giai đoạn phát triển quy trình và đi tới chín muồi, giai đoạn chín muồi hay được tiêu chuẩn hóa. Theo Akamatsu (1962), sản phẩm mới ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài (giai đoạn sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu sản phẩm mới trên thị trường bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.

Trong chu kỳ phát triển sản phẩm, khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa là lúc có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm đó trên thị trường (Vernon, 1966). Lúc này, DN ít thực hiện cải tiến sản phẩm nhưng mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp rất khốc liệt. Các nhà cung cấp có xu hướng giảm giá bán sản phẩm nhờ cắt giảm chi phí sản xuất, kinh doanh ở những quốc gia có chi phí sản xuất thấp.

Lợi thế của các công ty đa quốc gia (MNCs)

Theo Hymer (1976) Dunning (1981), các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính sách đầu tư,…) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế về vốn và công nghệ nên lựa chọn đầu tư và các nước có nguồn nguyên liệu dồi dào và sẵn có, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ tiềm năng,…

Khai thác lợi thế của nƣớc nhận đầu tƣ

Theo Hymer (1976), các công ty đa quốc gia là các công ty tiến hành các hoạt động sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau. Hầu hết các công ty này khởi phát từ các quốc gia giàu có phát triển và phần nhiều dự án đầu tư nước ngoài của họ là nhằm vào các nước phát triển khác. Thông thường, các công ty này mang vốn ra nước ngoài bởi vì họ sở hữu một lợi thế đặc biệt mà họ muốn khai thác tối đa, hơn

nữa họ có thể thu được nhiều lợi nhuận từ các hoạt động ở nước ngoài. Những lợi nhuận này có được có thể là nhờ việc tránh được hàng rào thuế quan hay sử dụng lao động nước ngoài rẻ. Theo Akamatsu (1962), các yếu tố hấp dẫn FDI là nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản (như dầu mỏ ở Indonesia) hay giá lao động rẻ (như Trung Quốc, Malaysia) cũng có vai trò quan trọng không kém, đặc biệt khi áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu là một cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

Khai thác ƣu đãi đầu tƣ của nƣớc nhận đầu tƣ

Theo Akamatsu (1962), để thu hút FDI, nhiều chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế, khấu hao nhanh, giảm thuế nhập khẩu đầu vào sản xuất, đặc khu kinh tế, khuyến khích xuất khẩu đối với những người muốn đầu tư. Các công ty ĐTNN nhằm giành trước hay ngăn chặn những hoạt động tương tự của các đối thủ cạnh tranh. Một số nước cho phép các nhà đầu tư được nhập khẩu miễn thuế một số sản phẩm chế tạo tại các chi nhánh của họ tại nước ngoài. Một trong những động cơ của các DN FDI khi thực hiện đầu tư nước ngoài là nhằm phân tán rủi ro bằng cách đầu tư tại nhiều địa điểm khác nhau.

Né tránh cạnh tranh và các rào cản khác

Theo Thunell (1977), đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Một số quốc gia đặc biệt là những quốc gia có nhiều lợi thế trong hoạt động thương mại quốc tế thường gặp các rào cản tư các quốc gia không có lợi thế hay bị thâm hụt thương mại. Để né tránh vấn đề này, các quốc gia tiến hành đầu tư trực tiếp vào nước thứ 3 để xuất khẩu trở lại nước không có lợi thế (giảm số lượng hàng hóa xuất khẩu trực tiếp từ nước chủ nhà).

2.4.2. Các yếu tố thu hút FDI của các nhà đầu tƣ trong nƣớc

Yếu tố về môi trƣờng vĩ mô

Globerman và Shapiro (2003) cho rằng kinh tế vĩ mô bao gồm: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán, tỷ giá ngoại hối, các thuộc tính của pháp luật, quy định và hệ thống pháp lý, đảm bảo quyền sở hữu, tính minh bạch của quy trình chính phủ và pháp lý,…có tác động đến việc thu hút vốn FDI vào quốc gia. Lê Xuân

Bá (2006) cho rằng Việt Nam thu hút được nhiều hơn vốn FDI là nhờ ổn định kinh tế vĩ mô đặc biệt là quá trình kiểm soát lạm phát tốt, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Trần Kim Cương (2015) cho rằng cải thiện thể chế kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát tốt tiến trình đô thị hóa có thể gia tăng lợi ích nhận được từ FDI cho nền kinh tế.

Yếu tố về chính sách thu hút vốn FDI

Theo Garibaldi và cộng sự (2002) chứng minh rằng FDI có thể bị tác động bởi các nhân tố: mức độ cải cách của nền kinh tế, chiến lược và chính sách của quốc gia, tình trạng quan liêu của chính phủ (liên quan đến vấn nạn tham nhũng ở những nước nhận đầu tư). Okafor (2015) cho rằng, DN FDI dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư vào các quốc gia có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Nguyễn Ngọc Mai (2013) cho rằng, việc thu hút FDI tùy thuộc khá nhiều vào chính sách, chiến lược về thuế, đất đai, hỗ trợ đầu tư, lao động và việc làm và kế hoạch phát triển của từng quốc gia. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Chiến và cộng sự (2012) cho thấy, mở cửa nền kinh tế có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI chảy vào trong nước.

Yếu tố về môi trƣờng vi mô

Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh, vị trí địa lý, văn hóa, lực lượng lao động,…là những yếu tố được nhà ĐTNN quan tâm cân nhắc khi lựa chọn địa điểm đầu tư (Jetro, 2013), Ozturk (2007) nhận định rằng quốc gia sẽ thu hút được nhiều hơn vốn FDI khi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Harris và Reid (2010) các quốc gia có nhiều rào cản thương mại có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và thu hút vốn FDI. Nghiên cứu của Pravakar Sahoo (2006) cho rằng các nhân tố như quy mô thị trường, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động, chỉ số cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại có tác động lên FDI. Nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng để thu hút nhiều hơn nữa dòng vốn FDI vào những nước này cần duy trì đà tăng trưởng để cải thiện quy mô thị trường, chính sách thương mại để sử dụng lao động dư thừa tốt hơn, giải quyết những ách tắt về cơ sở hạ tầng và cho phép chính sách thương mại mở cửa hơn.

Yếu tố về môi trƣờng kinh tế thế giới

Shahzad và Al-Swidi (2013) cho rằng các công ty đa quốc gia sẽ dịch chuyển vốn đầu tư khi môi trường đầu tư thế giới có sự biến động. Các MNCs sẽ xâm nhập vào các quốc gia khác khi có đủ tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh nhằm tìm kiếm thị trường hấp dẫn hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2:

Trong chương 2 đã cho thấy cái nhìn tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nhiệm, từ đó dựa vào các lý thuyết của Keyness (1936), lý thuyết Dunning (1981) và một số nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI của: Mirza, H. and Giround, A. (2004), Binh, N.N., and Haughton, J. (2002), Ozturk (2007), Xin, O. K.2012, Khachoo và Khan (2012), Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), Nghiên cứu của Nguyen và Nguyen (2007), Trần Thanh Hậu (2010), Phan Văn Tâm (2011), Nguyễn Huy Hoàng (2012), Nguyễn Minh Tiến (2014), Nguyễn Ngọc Anh (2014), Nguyễn Kim Phước (2017) rút ra được 7 yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI, tạo nền tảng phát triển khung phân tích gồm thể chế nhà nước, tăng trưởng kinh tế, nguồn nhân lực, thị trường, đặc điểm của quốc gia, công nghiệp hỗ trợ. Từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu và từng bước phân tích dữ liệu ở chương 3.

H3:

Nguồn nhân lựcH4: Thị trường

H2: Tăng trưởng kinh tế H5: Đặc điểm của quốc gia

H1: Thể chế nhà nước

FDI H6: Công nghiệp hỗ trợ

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào nền tảng lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu trước, khung phân tích được đề xuất:

Bảng 3.1: Mô tả khung phân tích các giả thuyết nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Giả thuyết H1: Quy định của chính sách nước sở tại về thuê đất, sự sẵn có của mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả hoạt động của nhà đầu tư, đặc biệt là dự án FDI trong lĩnh vực đòi hỏi mặt bằng sản xuất rộng như: khách sạn, sản xuất, đầu tư CSHT. Nhà ĐTNN nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ bởi sự thuận lợi của chúng không chỉ giúp tiết giảm chi phí giao dịch, thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch mà còn cải tiến các yếu tố liên quan đến quá trình kinh doanh. Do đó yếu tố thể chế nhà nước được kỳ vọng có tác động dương với dòng vốn FDI vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Thể chế nhà nước là toàn bộ các văn kiện pháp luật: Hiến pháp, luật, Bộ luật, văn bản dưới luật để tạo thành khuôn khổ pháp luật để Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với toàn xã hội, để cá

nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật. Trong phạm vi khóa luận này, thể chế nhà nước được đánh giá bằng số điểm thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) được công bố bằng năm bởi Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) (đơn vị tính: điểm). Đây là biến đại diện cho nhóm biến thể chế nhà nước. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, thể chế ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty như: quyết định địa điểm, hình thức, quy mô đầu tư và khả năng sống sót của quyết định đầu tư (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010, Meyer, K.E and Nguyen, 2005). Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính quyền địa phương Trung Quốc (về thuế, phát triển đặc khu kinh tế) ảnh hưởng đến sự lựa chọn của công ty Nhật (Zhou, C., Delios, A. and Yang, J., 2002). Theo nghiên cứu của Resmini (2000) cho rằng: Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hungary là quốc gia thành công nhất ở Trung và Đông Âu trong thu hút FDI bởi họ có tiến bộ hơn trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường. Theo nghiên cứu của Bruno, Bytchkova, and Estrin (2008) cho rằng: Những vùng thực thi thể chế tốt hơn thu hút nhiều công ty mới ở Nga. Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014), yếu tố thể chế nhà nước có tác động cùng chiều lên dòng vốn FDI.

Giả thuyết H2: Sự thuận lợi của yếu tố tăng trưởng kinh tế thể hiện ở quy mô, tiềm năng thị trường tiêu thụ lớn với mức độ cạnh tranh thấp sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi thu hút FDI. Nhà ĐTNN nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ, bởi yếu tố này tác động trực tiếp đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận mong đợi và nguy cơ rủi ro của nhà ĐTNN. Do đó yếu tố tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng có tác động dương với dòng vốn FDI vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia là giá trị tăng thêm tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên địa bàn một địa phương trong một năm (đơn vị tính: triệu USD). Đây là nhân tố thuộc đặc trưng chuyên biệt của quốc gia. Biến tổng sản phẩm quốc nội đại diện cho nhóm biến tăng trưởng kinh tế. Nhà ĐTNN nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi lựa chọn quốc gia làm địa điểm đầu tư. Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng quan trọng của kinh tế vĩ mô đến thu hút FDI, trong đó, tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh kinh tế được cho là nhân tố ảnh hưởng quyết định. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát (sự ổn định kinh tế vĩ mô) có mối quan hệ

đáng kể với FDI ở Pakistan, ảnh hưởng không đáng kể đến thu hút FDI ở Thái Lan (Brahmasrene, T., and Jiranyakul, K., 2001). Ta thấy nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Tsai (1994), Barrell và Pain (1997), Tang và ctg (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014) đã chứng minh rằng GDP có tác động cùng chiều đến FDI. Trong phạm vi đề tài khóa luận này, biến GDP đại diện cho nhóm yếu tố tăng trưởng kinh tế kỳ vọng có tác động cùng chiều đến dòng vốn FDI.

Giả thuyết H3: Sự thuận lợi của yếu tố lao động như là sự sẵn có lao động phổ thông, lao động có kỹ năng chất lượng cao, chi phí lao động rẻ hay tính kỷ luật người lao động cao sẽ góp phần tạo nên sự thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Nhà ĐTNN nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ bởi yếu tố lao động trực tiếp đến chi phí, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của MNC. Các địa điểm có mức lương thấp, sự sẵn có lao động phổ thông, lao động có kỹ năng cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư có động cơ tìm kiếm hiệu quả và chi phí (Boermans, Toefsma and Zhang, 2011; Lan, 2006). Hơn thế nữa, yếu tố nguồn nhân lực là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến hiểu quả đầu tư kinh doanh (Harris và Reid, 2010; Nguyễn Minh Tiến, 2014). Ta thấy nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó yếu tố nguồn nhân lực được kỳ vọng có tác động dương với dòng vốn FDI vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Lực lượng lao động đang làm việc/dân số được đo bằng tổng lao động từ 15 tuổi trở lên chia cho tổng dân số ở các quốc gia hằng năm (đơn vị: %). Biến lực lượng lao động trên dân số là một trong hai biến đại diện cho nhóm biến nguồn nhân lực. Nhà ĐTNN nhận thức được sự thuận lợi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ bởi yếu tố lao động tác động trực tiếp đến chi phí, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của MNC. Các địa điểm lao động có kĩ năng cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư có động cơ tìm kiếm hiệu quả và chi phí (Boermans, M. A, Toelfsma, H., and Zhang, 2011, Lan, N.P. 2006). Hơn thế nữa yếu tố nguồn nhân lực là một yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w