Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 66)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

Tổng sản phẩm quốc nội có tác động tiêu cực đến FDI (với mức ý nghĩa 5%), đi ngược với kỳ vọng dấu ban đầu và ngược với các nghiên cứu của Tsai (1994), Barrell và Pain (1997), Tang và ctg (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014) là GDP có tác động dương đến FDI. Theo Tsai (1994), Barrell và Pain (1997), Tang và ctg (2008), Nguyễn Minh Tiến (2014) đã chứng minh rằng GDP có ảnh hưởng đến khả năng thu hút dòng vốn FDI. Tổng sản phẩm quốc nội chính là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Là một trong những chỉ số quan trọng, cần thiết, luôn được nhà nước quan tâm đặt lên hàng đầu, vì nếu GDP giảm thì sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế của một quốc gia. Năm 2020 Singapore, Indonesia và Malaysia là 3 trong 6 nước Đông Nam Á mà tác giả nghiên cứu có tổng sản phẩm quốc nội giảm đáng kể, giảm nhiều nhất là Malaysia từ 338.07 tỷ USD năm 2019 xuống còn 296.28 tỷ USD năm 2020. Điều đó cho thấy GDP đã có ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tổng vốn đầu tư của Indonesia và Singapore trong năm 2020 cũng giảm theo. Kết quả nghiên cứu khác với kỳ vọng dấu ban đầu nên có thể cho rằng GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốn FDI

Độ mở nền kinh tế (DM):

Độ mở nền kinh tế luôn tác động tích cực đến dòng vốn FDI (với mức ý nghĩa 5%). Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Công Minh (2009), Nguyễn Minh Tiến (2014), Hồ Đắc Nghĩa (2014). Theo lý thuyết về quy mô thị trường của Blassa (1966), lý thuyết Keyness (1936), lý thuyết kinh tế quốc tế H – O, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn nơi đầu tư có quy mô thị trường lớn, giảm các rào cản thương mại quốc tế, nơi đầu tư có phí thấp,…Độ mở nền kinh tế gia tăng theo hướng kiếm ngạch xuất khẩu sẽ có lợi cho nền kinh tế. Độ mở nền kinh tế cần thiết cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, các khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, vì các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn đầu tư vào các quốc gia có thị trường tiềm năng, nơi dòng vốn di chuyển thuận lợi. Gia tăng độ mở nền kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp,nhà

nước tiếp thu trình độ khoa học, phương thức quản lý hiện đại, hiểu quả của thế giới và vận dụng vào môi trường của Việt Nam một cách linh động, có điều chỉnh là cần thiết. Bên cạnh đó, nhờ chính sách mở cửa gần đây của Chính phủ (gia nhập WTO, TPP, ASEAN,…) tạo điều kiến cho các doanh nghiệp FDI gia nhập vào thị trường các nước qua việc xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam (nhận các ưu đãi do xuất khẩu từ Việt Nam), cũng như giúp các doanh nghiệp FDI tránh các rào cản thuế quan và phi thuế quan khác (do nước chủ nhà các doanh nghiệp FDI bị hạn chế), tạo điều kiện thuận lợi gia tăng đầu ra cho các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những lý do nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thâm nhập thị trường các nước qua hình thức đầu tư trực tiếp

Thu ngân sách/GDP (TNS):

Tỷ lệ thu ngân sách/GDP luôn tác động tích cực đến dòng vốn FDI (với mức ý nghĩa 5%). Tổng thu thường xuyên/GDP là một biểu hiện của chính sách tài khóa. Biến này kỳ vọng có tác động dương đến dòng vốn FDI. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, kỳ vọng ban đầu là phù hợp. Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết những nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành chính, an ninh và quốc phòng. Ngoài ra, thu NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát, định hướng phát triển sản xuất, điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy, chính phủ các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nếu muốn thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn trong tương lai thì phải tăng thu thường xuyên

Năng suất lao động (NS):

Năng suất lao động luôn tác động tích cực đến dòng vốn FDI (với mức ý nghĩa 5%). Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và phù hợp với kết quả nghiên cứu của Boermans, Toelfsma, and Zhang, (2011) và Kang & Lee, (2007), Liu, Kevin and Maria, (2012). Đối với các nước phát triển như hiện nay thì năng suất lao động góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế và hơn thế nữa góp phần thu hút nguồn vốn FDI. Vì vậy để thu hút được dòng vốn FDI của Nhật Bản, các

nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa để góp phần tăng năng suất lao động sao cho phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Khóa luận có mục tiêu quan trọng là xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên dòng chảy FDI của Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á. Để giải quyết mục tiêu trên, khóa luận đã dựa vào các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế của Solow (1956), Keyness (1936) và các lý thuyết về đầu tư quốc tế của: Hechsher – Ohlin (1991), Huymer (1976), Dunning (1981) và các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu trên phạm vi thế giới và Việt Nam, đặc biệt là luận án của Nguyễn Minh Tiến (2014), Nguyễn Kim Phước (2017) làm căn cứ khoa học cho đề xuất mô hình nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Khóa luận sử dụng dữ liệu thứ cấp của Tổng cục thống kê 2011-2020, dữ liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank), diễn đàn kinh tế thế giới (The World Economic Forum), Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) và áp dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Các yếu tố tác động đến vốn FDI là: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ thu ngân sách/GDP (TNS), độ mở nền kinh tế (DM), năng suất lao động (NS). Trong các biến nói trên, có 3 biến tỷ lệ thu ngân sách/GDP (TNS), độ mở nền kinh tế (DM), năng suất lao động (NS), có tác động cùng chiều đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á, biến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động ngược chiều với dòng vốn FDI. Trong đó biến độ mở nền kinh tế đóng vai trò quan trọng (hệ số hồi quy cao).

Bảng 5.1: Kết quả mô hình hồi quy

Giả thuyết Kết quả kiểm định giả thuyết Ghi chú Giả thuyết H1: Thể chế nhà

nước có tác động dương đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á Giả thuyết H2: Các yếu tố tăng trưởng kinh tế tác động dương

Không có ý nghĩa thống kê Do p-value=0.2167>0.05 Tổng sản phẩm quốc nội có tác động âm đến dòng vốn FDI từ đến dòng vốn FDI từ Nhật

Bản vào các nước Đông Nam Á

Giả thuyết H3: Các yếu tố nguồn nhân lực có tác động dương đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á

Giả thuyết H4: Các yếu tố thị trường có tác động dương đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á

Giả thuyết H5: Các yếu tố đặc điểm quốc gia có tác động tích cực đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á

Giả thuyết H6: Yếu tố ngành công nghiệp hỗ trợ có tác động

Bác bỏ H2

Chấp nhận H3

Chấp nhận H4

Chấp nhận H5

Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á

-Năng suất lao động tác động tích cực đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á -Lao động làm việc/dân số có tác động âm đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á -Độ mở nền kinh tế tác động tích cực đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á -Chỉ số giá tiêu dùng có tác động âm đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á Tỷ lệ chi ngân sách/GDP có tác động âm đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á Tỷ lệ thu ngân sách/GDP có tác động dương đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á

dương đến dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào các nước Đông Nam Á

5.2. Đề xuất các giải pháp thu hút vốn FDI 5.2.1. Gia tăng độ mở nền kinh tế

Gia tăng độ mở nền kinh tế có thể thực hiện theo chiều hướng như: gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ và độ mở về đầu tư.

Gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu là điều cần thiết phải thực hiện nếu không, khó thu hút được vốn FDI. Tăng độ mở nền kinh tế bằng cách tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế; mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và chủ yếu là xuất khẩu (vì nền kinh tế Việt Nam theo định hướng xuất khẩu) cần thực hiện một loạt các động tác đồng bộ như: Hoàn thiện chính sách thể chế; Xây dựng vùng nguyên liệu và cung ứng hàng hóa theo quy chuẩn hàng hóa xuất khẩu hướng đến thị trường lớn, thị trường khó tính; Tiếp cận công nghệ hiện đại của các nước đã phát triển, các nước dẫn đầu về công nghệ; thực hiện chuỗi giá trị sản xuất theo ưu thế của từng vùng; thay đổi tư tưởng sản xuất cũ của nông dân,…Một điểm mạnh của Việt Nam là nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá cao và tăng lên tương đối nhanh. Đây là kết quả của đường lối mở cửa hội nhập với thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa. Độ mở như trên cho thấy chúng ta vừa khai thác được thế mạnh của kinh tế trong nước, vừa tranh thủ được thị trường thế giới. Tuy nhiên, cùng với đó thì mọi sự biến động của thế giới sẽ tác động nhanh đến nền kinh tế ở trong nước, thậm chí dễ bị cuốn vào “vòng xoáy” của những biến động đó, nên đòi hỏi phải có giải pháp tranh thủ các tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực đối với sự biến động của thế giới (Đào Ngọc Tiến,2017).

Các giải pháp nêu trên cần có thời gian dài để thực hiện, trước mắt, chính phủ cần định hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình đang có lợi thế. Trong những năm trước, nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may và da giày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức tăng tưởng xuất khẩu của các mặt hàng này tương đối thấp, vì một số thị trường xuất khẩu chủ yếu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Indonesia đã đưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia)

nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Vì vậy, điểm sáng về mặt hàng xuất khẩu thuộc về nông sản, đặc biệt là trái cây. Do đó chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản và trái cây để tận dụng những lợi thế cạnh tranh của nước ta theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật, Khối EU,…để nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu, hạn chế tối thiểu việc xuất khẩu nguyên liệu thô. Điều kiện tiên quyết để thực hiện điều này các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao từ các nước đã phát triển. Vì vậy, trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn phải nhập siêu (chú ý nhập các trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao) để cải thiện hàng hóa giá trị xuất khẩu.

5.2.2. Nâng cao năng suất lao động

Năng suất lao động đóng một vai trò quan trọng, tạo lợi thế cạnh tranh giữa các địa phương trong thu hút FDI và cũng là nhân tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy nâng cao năng suất lao động là một vấn đề cần chú trọng để phát triển kinh tế một cách bền vững, từ đó giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy là năng suất lao động có ảnh hưởng tích cực đến nguồn vốn FDI của Nhật. Vì vậy, cần có những chính sách và chủ trương cụ thể nhằm nâng cao năng suất lao động như là:

Một là, tổ chức lại mạng lưới, cũng như là nâng cao năng lực quản trị và cải thiện môi trường kinh doanh một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ lao động có giá trị gia tăng thấp sang lao động có giá trị gia tăng cao hơn

Hai là, xây dựng Kế hoạch một cách tổng thể nhằm nâng cao năng suất lao động dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bộ công thương cần rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện thể chế về lĩnh vực thương mại điện tử, tập trung sản xuất những sản phẩm mang đến giá trị gia tăng cao và mang đến giá trị trong xuất khẩu lớn. Kế đến, đổi mới trong công nghệ và tự động hóa quy trình sản xuất, giảm tối đa những ngành sử dụng nhiều nguồn tài nguyên và khoáng sản

Ba là, đẩy mạnh công nghiệp hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng cách cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa hoạt động sản suất, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học

Bốn là, phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nói chung, cơ sở đào tạo nghề nói riêng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa

Năm là, quốc gia cần có chính sách khuyến khích thu hút NNL chất lượng cao theo hướng cụ thể hóa về ngành nghề, vị trí chức danh cụ thể, thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt theo tiêu chí tài năng, sản phẩm, kết quả công việc, đồng thời, có chính sách ưu đãi đối với NNL chất lượng cao trong các cơ quan nghiên cứu, cơ quan hoạch định chính sách trong vùng, nhằm tạo động lực thu hút nhân tài vào những lĩnh vực này.

5.2.3. Về thu ngân sách nhà nƣớc

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thu ngân sách nhà nước có ảnh hưởng tích cực đến nguồn vốn FDI của doanh nghiệp Nhật Bản. Vì vậy, để gia tăng khả năng thu hút nguồn vốn này, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á cũng như Việt Nam nói chung cần quan tâm, đẩy mạnh việc thu ngân sách có hiệu quả nhằm tránh hiện tượng thất thu. Để thực hiện được điều đó, chính phủ phải thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách: Để hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế thông qua việc lợi dụng một số kẽ hở của chính sách, cần tiếp tục rà soát, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, sớm ban hành quy định về quản lý giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết, chống chuyển giá và chống thất thu NSNN.

Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đối tượng nộp thuế, rà soát chặt chẽ hoạt động sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.

Ba là, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu nợ, giảm tối đa nợ đọng thuế, có chế tài mạnh hơn đối với các trường hợp cố tình gian lận, trốn thuế. Cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi gian lận trốn thuế của doanh nghiệp.

Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích về thuế. Đặc biệt cơ quan thuế cần tăng cường đối thoại và kết nối các doanh nghiệp, giải đáp các khúc mắc về

Một phần của tài liệu NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI CỦA NHẬT BẢN VÀO CÁC NƯỚC ĐƠNG NAM Á (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w