Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Với câu hỏi “Các ngân hàng thương mại có nên đa dạng hóa các dịch vụ, sản phẩm tài chính và tăng cường sự hiện diện tại các vùng lãnh thổ và quốc gia khác nhau hay không?” thì các nghiên cứu thực nghiệm hiện nay về hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn chưa đưa ra được câu trả lời thuyết phục cho điều đó. Trái lại, các nghiên cứu trước đây đưa đến 2 quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (Berger và cộng sự 2010).

2.2.1 Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến hiệu quả kinhdoanh ngân hàng doanh ngân hàng

Đa dạng hóa thu nhập tăng cường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và mức độ ổn định, cụ thể là tăng lợi nhuận và giảm rủi ro cho các ngân hàng. Thực tế, để đo lường mức độ đa dạng hóa trong hoạt động ngân hàng các nhà nghiên cứu thường nhìn vào nguồn thu nhập ngoài lãi. Đây là nguồn thu nhập từ việc mở rộng, phát triển các sản phẩm, cung cấp hàng loạt các dịch vụ tài chính từ bảo lãnh phát hành, phân phối chứng khoán, các chính sách bảo hiểm, … Điều này giúp giảm chi phí hoạt động, ngoài ra cũng giúp tiết kiệm chi phí tiềm năng nhờ vào việc chia sẻ các yếu tố đầu vào cũng, từ đó giúp lợi nhuận ngân hàng gia tăng (Baele và cộng sự 2007, Stiroh 2004a). Các ngân hàng nếu cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn sẽ tạo ra nhiều nhu cầu hơn và sẽ kiếm được nhiều thu nhập hơn.

Những nghiên cứu thực nghiệm ủng hộ cho giả thuyết đa dạng hóa thu nhập làm tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng cụ thể như Elsas và cộng sự (2010), Sanya và Wolfe (2011), Gurbuz và cộng sự (2013), Lee và cộng sự (2014), Moudud- Ul-Huq và cộng sự (2018), …

Elsas và cộng sự (2010) kiểm tra sự đa dạng hóa doanh thu ảnh hưởng đến giá trị ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu bảng từ chín quốc gia (Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ) trong giai đoạn 1996-2008. Kết quả nghiên cứu thông qua hồi quy với tác động cố định cho thấy đa dạng hóa làm tăng lợi nhuận, do đó làm tăng giá trị thị trường.

Sanya và Wolfe (2011) phân tích mẫu quan sát gồm các ngân hàng thương mại từ 11 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000 – 2007 đã chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp tăng cường khả năng sinh lời và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại. Tiếp theo, nghiên cứu của Kohler (2014) về các ngân hàng thương mại ở Đức chỉ ra rằng các khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các ngân hàng theo xu hướng bán lẻ được cải thiện rõ nét khi các đơn vị này tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính bên ngoài hoạt động cho vay truyền thống.

Gurbuz và cộng sự (2013) nghiên cứu áp dụng phương pháp GMM trên dữ liệu bảng của 26 ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian 2005 – 2011 để phân tích mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ với kết quả hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro ngân hàng tăng khi tiến hành đa dạng hóa thu nhập.

Lee và cộng sự (2014) dùng phương pháp GMM với dữ liệu từ 22 nước của Châu Á từ 1995 – 2009 để kiểm tra tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và lợi nhuận của 967 ngân hàng. Trong mô hình nghiên cứu này, biến phụ thuộc là lợi nhuận (ROA, đo bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản trung bình; ROE, đo bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu trung bình) và rủi ro ngân hàng (đo bằng độ lệch chuẩn của ROA và độ lệch chuẩn của ROE). Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động (biến này cũng thể hiện sự đa dạng hóa thu nhập ngân hàng),

quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản là các biến độc lập được sử dụng trong mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động phi lãi của ngân hàng Châu Á làm giảm rủi ro nhưng không làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Moudud-Ul-Huq và cộng sự (2018) áp dụng phương pháp GMM để phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản đến hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng ở các nước mới nổi ở Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin và Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đều hưởng lợi từ đa dạng hóa: đa dạng hóa trong ngân hàng làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Tuy nhiên đa dạng hóa không đem lại lợi ích một cách đồng nhất cho các ngân hàng. Đa dạng hóa thu nhập đem lại tác động tích cực mạnh mẽ đến hiệu quả và ổn định của các ngân hàng, còn tác động của đa dạng hóa tài sản thay đổi tùy quốc gia.

Có thể thấy rằng, đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp thu nhập cao hơn, từ đó có lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, đa dạng hóa thu nhập làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào nguồn thu nhập truyền thông từ lãi. Điều này sẽ làm nguồn thu của ngân hàng ít bị biến động hơn ngay cả khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn.

Việc mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ, đầu tư, kinh doanh phi truyền thống giúp ngân hàng mở rộng thị trường tăng khả năng tiếp xúc và phục vụ khách hàng đa dạng hơn. Theo nghiên cứu của Baele và cộng sự (2007) khi mở rộng hoạt động ở mảng dịch vụ, đầu tư, kinh doanh… ngân hàng tiết kiệm được nguồn chi phí về nhân lực, công nghệ và thông tin. Đồng thời ngân hàng còn có thể mở rộng thêm bán chéo sản phẩm hiện có với các khách hàng để gia tăng lợi nhuận. Tận dụng được mối quan hệ với khách hàng để có thể giới thiệu nhiều sản phẩm dịch vụ mới góp phần gia tăng thị phần mang lại nhiều nguồn thu nhập hơn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 34 - 37)