Đa dạng hóa thu nhập tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 38)

doanh của ngân hàng

Bên cạnh những lợi ích của đa dạng hóa, trái ngược quan điểm với các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu ở các nước Mỹ như DeYoung và Roland (2001), Stiroh (2004a, 2004b), Stiroh và Rumble (2006) và Châu Âu như của Mercieca và cộng sự (2007), Lepetit và cộng sự (2008) và các nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc đa dạng hóa thu nhập làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và làm tăng rủi ro.

Nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001) nghiên cứu tại Mỹ với bộ dữ liệu 472 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1988 – 1995 kết luận rằng ngân hàng khi tăng cường thu nhập ngoài lãi thì công nghệ và nguồn lực con người được đầu tư hơn từ đó gia tăng đòn bẩy hoạt động và làm rủi ro cao hơn.

Tác giả Stiroh (2004a) thực hiện nghiên cứu tại các ngân hàng cộng đồng tại Mỹ trong giai đoạn 1984 – 2000 cho thấy đa dạng hóa thu nhập thì làm giảm hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng nhỏ. Trong khi đó đa dạng hóa thu nhập sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh và giảm rủi ro đối với các ngân hàng có quy mô lớn hơn. Ngân hàng nhỏ có ít kinh nghiệm quản trị hơn so với ngân hàng có quy mô lớn nên việc gia tăng nguồn thu nhập từ hoạt động ngoài lãi có nhiều rủi ro hơn.

Stiroh (2004b) nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở Mỹ trong giai đoạn 1984 – 2001 và kết quả cho thấy: tỷ lệ tăng trưởng thu nhập lãi thuần và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi có mối tương quan mạnh với nhau. Ngoài ra, nghiên cứu này kết luận rằng thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với nhau. Dó đó nhóm tác giả kết luận rằng khi ngân hàng thực hiện đa dạng hóa thu nhập ít mang về lợi ích cho ngân hàng.

DeYoung và Rice (2004) thực hiện nghiên cứu với 4.712 ngân hàng Mỹ giai đoạn 1989 – 2001 phân tích mối tương quan giữa thu nhập ngoài lãi lãi và hiệu quả tài chính của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập ngoài lãi tác động ngược chiều với hiệu quả tài chính điều chỉnh rủi ro của các ngân hàng Mỹ bằng hồi qui với phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS).

Stiroh và Rumble (2006) tiến hành nghiên cứu với các công ty tài chính Mỹ giai đoạn 1997 – 2002 để tìm ra chiều hướng tác động giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro. Kết quả nghiên cứu đã kết luận rằng những lợi ích mà đa dạng hóa mang lại đã bù đắp qua các khoản chi phí cho hoạt động ngoài lãi nên đa dạng hóa không làm gia tăng hiệu quả điều chỉnh rủi ro của ngân hàng bằng cách hồi qui với phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS.

Ngoài ra, Delpachitra và Lester (2013) nghiên cứu việc đa dạng hóa của các ngân hàng tại Úc giai đoạn từ 2000 – 2009 cho thấy rằng việc đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng không góp phần cải thiện lợi nhuận và cũng không giúp giảm thiểu rủi ro hoạt động.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 37 - 38)