Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 48)

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trình bày ở mục 2.2.1 và ở bảng 2.1 như Chiorazzo và cộng sự (2008); Sanya và Wolfe (2011); Stiroh và Rumble (2006);

Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), ta thấy ngoài đa dạng hóa thu nhập, các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng thường được xem xét là quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ cho vay khách hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn. Từ cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình đa dạng hóa thu nhập tác động đến hiệu quả kinh doanh tại NHTM Việt Nam như sau:

���� �� = �0 + �1������−1 + �2� ���� + ∑ �� � ����� �� + µ��

[∗]

�=1

Trong đó:

HQKD: là hiệu quả kinh doanh của NH, được đo lường bằng ROA, ROE DIV: Chỉ số đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng chỉ số HHI (Herfindahl Hirschman Index) để ước lượng mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng theo nghiên cứu của Stiroh & Rumble (2006), Chiorazzo, Milani & Salvini (2008). Mức độ đa dạng hóa được tính theo công thức sau:

DIV = 1 – HHI = 1 – (INT2 + NON2)

INT: Tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi trên tổng thu nhập thuần

NON: Tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi trên tổng thu nhập thuần. Công thức tính đa dạng hóa còn có thể được viết lại là:

2 DIV = 1- (( ��� )) ����� 2 + (( �� � )) �����

NET: Thu nhập lãi thuần

NOI: Thu nhập thuần ngoài lãi gồm thu nhập thuần từ phí dịch vụ, thu nhập thuần từ đầu tư kinh doanh chứng khoán, thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập thuần từ hoạt động khác

NETOP: Tổng thu nhập thuần của ngân hàng gồm thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần ngoài lãi.

NETOP = NET + NOI

Trường hợp thu nhập thuần ngoài lãi bị âm thì nghiên cứu đưa tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi bằng 0 thể hiện thu thập từ các hoạt động ngoài lãi không đóng góp gì cho thu nhập thuần (Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 2015)

BIENKS: các biến kiểm soát

βi; βj: các hệ số hồi quy

µ��: phần dư của mô hình

Từ mô hình [*], tác giả đưa ra 2 mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

ROAit = β0 + β1 DIVit + β2 SIZEit + β3 GROW it + β4 ETA it + β5 LOA it + β6 NPL

it + β7 DEA it + β8 LLP it + β9 LIA it + β10 GDPG it + β11 INF it + µit [Mô hình 1] ROEit = β0 + β1 DIVit + β2 SIZEit + β3 GROW it + β4 ETA it + β5 LOA it + β6 NPL

it + β7 DEA it + β8 LLP it + β9 LIA it + β10 GDPG it + β11 INF it + µit [Mô hình 2]

Bảng 3.1: Diễn giải các biến của mô hình

STT Ký hiệu Diễn giải biến

Biến phụ thuộc

1 ROAit Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 2 ROEit Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Biến độc lập

1 DIVit Đa dạng hóa thu nhập Biến kiểm soát

2 SIZEit Quy mô ngân hàng

3 GROWit Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 4 ETAit Tỷ lệ an toàn vốn

6 NPLit Tỷ lệ nợ xấu

7 DEAit Tỷ lệ tiền gửi khách hàng 8 LLPit Rủi ro tín dụng

9 LIAit Chất lượng tài sản thanh khoản 10 GDPGit Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm 11 INFit Tỷ lệ lạm phát

Nguồn: tác giả tổng hợp

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Đa dạng hóa thu nhập (DIV): Đa dạng hóa ngày càng giữ một vị trí quan

trọng trong tình hình kinh tế ngày nay vì thế mỗi ngân hàng cần phải có một chiến lược kinh doanh đa dạng hóa để phát triển an toàn, hiệu quả. Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) về lợi nhuân và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của NHTM Việt Nam cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng cao khi mức đa dạng hóa thu nhập càng cao. Hay Chiorazzo & cộng sự (2008) cho rằng lợi nhuận tăng khi các ngân hàng tiến hành da dạng hóa nguồn thu nhập ngoài lãi. Có thể nói một khi chỉ số DIV càng cao thì nguồn thu nhập của ngân hàng không phụ thuộc vào hoạt động tín dụng mà thay vào đó các sản phẩm dịch vụ mới được phát triển để tăng thêm thu nhập. Tương tự kết quả đa dạng hóa thu nhu nhập có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh cũng tìm thấy ở các nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014), Lê Văn Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) và Moudud- Ul-Huq và cộng sự (2018). Trong khi đó Stiroh (2004a, 2004b), Mercieca và cộng sự (2007) tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả kinh doanh tức là đa dạng hóa thu nhập tăng lên làm cho hiệu quả kinh doanh giảm. Vì thế có thể thấy rằng đa dạng hóa thu nhập có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước, tác giả cho rằng nhờ vào đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân hàng giảm rủi ro nhờ vào rủi ro được phân tán và nhiều dịch vụ được cung cấp thêm nhờ tận dụng các nguồn lực sẵn mà không cần phải

tốn khoản chi phí nào nên góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng, điều này giúp hiệu quả kinh doanh gia tăng. Do đó, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Gỉả thuyết H1: Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Quy mô ngân hàng (SIZE): Những ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có

kinh nghiệm quản lý khoản vay, điều kiện vay vốn thắt chặt nên các khoản vay lành mạnh tăng và danh mục cho vay có cơ hội đa dạng hóa nên hạn chế rủi ro tín dụng gia tăng làm hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo xu hướng đi lên. Theo Sanya & Wolfe (2011), những ngân hàng có quy mô lớn sẽ đa dạng hóa tốt và thu nhập ít bị ảnh hưởng khi thị trường mới được mở rộng. Theo một số nghiên cứu như Sanya và Wolfe (2011); Chiorazzo và cộng sự (2008), cơ hội kiểm soát những vấn đề, rủi ro và đa dạng hóa tốt hơn đối với các ngân hàng lớn, bên cạnh đó các ngân hàng nhỏ hoạt động linh động hơn. Lee và cộng sự (2014), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) tìm ra kết quả quy mô lớn sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Trong khi đó, nghiên cứu của Meslier và cộng sự (2014) cho kết quả kết quả ngược chiều giữa quy mô và hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Quy mô ngân hàng có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với rủi ro kinh doanh. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả ủng hộ ý kiến quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh vì việc mở rộng quy mô kinh doanh, rủi ro được quản lý tốt hơn đối với các ngân hàng quy mô lớn vì thế sẽ giúp hiệu quả kinh doanh ngân hàng tăng và rủi ro giảm. Vì vậy, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Gỉả thuyết H2: Quy mô của ngân hàng tác động cùng chiều (+) đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (GROW): GROW được đưa vào mô hình

để kiểm soát tác động của chiến lược mở rộng nhanh đến khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản của ngân hàng (Lee & cộng sự, 2014; Sanya & Wolfe, 2011). Theo Chiorazzo và cộng sự (2008); Stiroh, (2004b), thái độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý thể hiện qua tốc độ tăng trưởng. Khi tốc độ tăng trường cao vấn đề

chấp nhận rủi ro sẽ cao. Ngân hàng sẽ không bỡ ngỡ mà sẵn sàng ứng phó với mọi rủi ro nhờ vào sự tăng trưởng của mình. Nghiên cứu Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai tìm thấy rằng tốc độ tăng trưởng có quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng với tốc độ tăng trường cao dễ dàng mang lại hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H3: Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng tác động cùng chiều (+) với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn hay cấu trúc vốn (ETA): ETA lớn làm cho lợi nhuận trên

vốn tự có tăng cũng như việc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cho tài sản tăng làm rủi ro cho các cổ đông và trái chủ ngân hàng giảm. Hệ số này cho thấy mức độ đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Khả năng trả nợ được đảm bảo một phần bởi vốn ngân hàng, nó như một khoản dự phòng để ứng phó vợi mọi rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Khả năng chống chọi và phục hồi của ngân hàng sau những khủng hoảng kinh tế để giữ vị thế của mình trên thị trường tài chính thể hiện qua các chỉ số vốn. Khi giá trị tài sản giảm vốn chủ sở hữu sẽ bảo vệ ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro một cách nhiều nhất. Có thể nói rằng khi ngân hàng có nguồn vốn dồi dào sẽ hạn chế tìm nguồn tài trợ bên ngoài, sinh ra nhiều chi phí do đó cấu trúc vốn cao sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và hiệu quả kinh doanh nâng cao hơn. Trong những tài liệu nghiên cứu về đa dạng hóa, Sanya và Wolfe (2011); Chiorazzo và cộng sự (2008); Stiroh, (2004b) cũng sử dụng ETA để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu của Goddard và cộng sự (2004), Stiroh & Rumble (2006), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) đưa ra kết quả cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Nghiên cứu của Almumani, (2013); Anbar và Alper, (2011) không tìm thấy mối tương quan giữa hai biến này. Vì thế với việc tiếp cận lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, tác giả ủng hộ quan điểm tỷ lệ an toàn vốn tương quan ngược chiều với rủi ro và cùng chiều hiệu quả kinh doanh. Do đó giả thuyết được đưa ra:

doanh ngân hàng

Tỷ lệ cho vay khách hàng (LOA): LOA đại diện cho mức độ tiếp cận tín

dụng của ngân hàng, đánh giá chiến lược cho vay với hiệu quả kinh doanh ngân hàng như thế nào. Chỉ tiêu thể hiện mức độ sử dụng tài sản của ngân hàng, ngân hàng sẽ bỏ qua các nguồn thu từ các hoạt động cung cấp dịch vụ nếu nó quá chú trọng tài sản vào tín dụng. Chỉ tiêu thể hiện vấn đề rủi ro thanh khoản của khách hàng, nếu có nhiều khoản cho vay hợp lý chi phí hoạt động của ngân hàng thấp hơn và ngân hàng dần có thể tiến tới các thị trường cho vay lớn do đó chỉ tiêu càng cao, rủi ro thanh khoản càng lớn. Tuy nhiên nghiên cứu của DeYoung & Roland, (2001) cho rằng khách hàng ít thường xuyên thay đổi các mối quan hệ cho vay nên thu nhập lãi ròng là nguồn doanh thu ổn định của ngân hàng. Vì thế tỷ lệ các khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng càng cao, hiệu quả kinh doanh càng tăng nhưng kèm theo đó là rủi ro ngân hàng cũng gia tăng. Nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008), Sanya & Wolfe (2011) đưa ra kết quả tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. Trong bài nghiên cứu, tác giả ủng hộ quan điểm rằng tỷ lệ cho vay cùng chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra:

Giả thuyết H5: Tỷ lệ cho vay khách hàng tác động cùng chiều (+) với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEA): Ngân hàng hoạt động kinh doanh có sự

tài trợ chủ yếu của nguồn tiền gửi của khách hàng, đây là nguồn tiền ổn định và chi phí rẻ so với các nguồn tài trợ khác. Do đó tỷ lệ tiền gửi càng cao, hiệu quả kinh doanh ngân hàng càng cao và rủi ro thấp. Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014) đưa ra kết quả tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cùng chiều với hiệu quả kinh doanh và ngược chiều với rủi ro. Tuy nhiên, Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) cho rằng có mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tiền gửi và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Dựa vào cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H6: Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng tác động cùng chiều (+) với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL): NPL phản ánh chất lượng tín dụng một ngân hàng. Ngân hàng có nợ xấu cao chứng tỏ công tác quản lý rủi ro không tốt và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh là điều không tránh khỏi. Nghiên cứu của Berger & DeYoung (1997), Nguyễn Việt Hùng (2008) đưa ra kết quả tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Nếu ngân hàng không sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi hay các nguồn vốn khác tốt cùng với chạy theo doanh số cho vay làm cho tỷ nợ nợ xấu tăng sẽ tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Theo Berger & DeYoung (1997) ngân hàng sẽ trả thêm nhiều chi phí như chi phí giám sát khách hàng, chi phí xử lí tài sản đảm bảo … nếu ngân hàng không điều khiển được các khoản nợ xấu. Để duy trì hiệu quả kinh doanh, những chi phí phát sinh phải kể đến là chi phí đảm bảo chất lượng khoản vay để hạn chế nợ xấu xảy ra chính vì thế nợ xấu tương quan ngược chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Khóa luận đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H7: Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều (-) với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng (LLP): LLP thể hiện qua tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ

lệ này càng thấp tương đương với rủi ro tín dụng càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng cao. Đối với các ngân hàng có chiến lược cho vay mạnh mẽ, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay càng cao làm cho chi phí tăng và thu nhập giảm. Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) đưa ra kết quả rủi ro tín dụng có quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh. Trong khi đó, nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014) kết luận rằng rủi ro tín dụng tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu, tác giả thấy rằng rủi ro tín dụng cao đòi hỏi ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cao và lợi nhuận ngân hàng giảm, do đó hiệu quả kinh doanh giảm. Vì vậy, giả thuyết được đưa ra:

Giả thuyết H8: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều (-) với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Chất lượng tài sản thanh khoản (LIA): được đo bằng tỷ lệ tài sản thanh

khoản trên tổng tài sản: Nghiên cứu Goddard và cộng sự (2004); Lee và Hsieh (2013) đưa ra kết quả rằng tỷ thanh khoản này có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Tỷ suất sinh lời của tài sản thanh khoản thường thấp hơn với các khoản vay dài hạn trong ngân hàng. Tuy nhiên, Poposka và Trpkoski (2013); Shen và cộng sự (2009) cho rằng các ngân hàng có nhiều tài sản mang tính thanh khoản cao, kiểm soát trạng thái thanh khoản tốt nhất là trong thời kỳ khủng hoảng nên suất sinh lời cao và ngược lại do đó các nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thanh khoản tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Riêng nghiên cứu của Anbar và Alper (2011) cho rằng tỷ số này không liên quan đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Trên cơ sở lý thuyết các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết:

H9: Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản tác động ngược chiều (-) với hiệu quả kinh doanh ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm (GDPG): GDPG là một trong

những chỉ số cơ bản đánh giá sự phát triển một vùng, một khu vực lãnh thổ. Chỉ tiêu cho thấy mức độ thay đổi thực trong tổng sản phẩm quốc nội theo từng năm đối với từng quốc gia. Sự phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nguồn thu nhập ổn định giúp cho ngân hàng dễ thu hồi nợ mặc khác trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đi vay của người dân cao do lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm nên nguồn phí thu từ các dịch vụ gia tăng. Theo nghiên cứu của Meslier và cộng sự (2014), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017), tăng trưởng GDP có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Một số nghiên cứu như Sufian và Chong (2008),

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 48)