Trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 25 - 33)

2.1.1.1 Sự phát triển và định nghĩa trách nhiệm xã hội

TNXH đƣợc định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức, chính phủ nhìn nhận TNXH dƣới những góc độ, quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình (Hồ Thị Vân Anh, 2018). Hơn nữa, định nghĩa về TNXH cũng có thể khách nhau giữa các quốc gia, giữa các nền văn hóa, cộng đồng và trong các thời kỳ khác nhau (Manokaran và cộng sự, 2018)

Trong những năm 50 của thế kỷ 20, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nghĩa vụ của người làm kinh doanh trong việc đề xuất và và thực thi các chính sách không làm tổn hại dến quyền và lợi ích của người khác” (Bowen, 1953). Định nghĩa này đã đƣợc coi là định nghĩa học thuật đầu tiên về TNXH của doanh nghiệp và đƣợc nhiều học giả trích dẫn (Low, 2016; Mravlja, 2017; Vƣơng Thanh Trì, 2019; Aguinis và cộng sự, 2020).

Trong khi đó McGuire (1963) lại cho rằng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là nói tới một doanh nghiệp không chỉ có nghĩa vụ về mặt kinh tế và chấp hành luật pháp mà còn phải có những trách nhiệm nhất định khác đối với xã hội. Những trách nhiệm này phải được mở rộng và vượt lên trên những nghĩa vụ và bổn phận khác”.

Bƣớc sang thập niên 70, TNXH lại đƣợc định nghĩa theo những quan niệm trái chiều, “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp , có một và chỉ một trách nhiệm duy nhất đó là tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ luật chơi của thị trường và không bao gồm các hành động dẫn đến sự hiểu lầm và gian lận” (Friedman, 1970) hay “trách nhiệm xã hội bao gồm sự đáp ứng và kết hợp tất cả các nhu cầu vượt trên các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp, để đạt được các mục tiêu xã hội

cũng tốt như các mục tiêu kinh tế” (Davis, 1973). Khi đó, Carroll (1979) định nghĩa “trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề về kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện của một tổ chức mà xã hội mong đợi trong mỗi thời điểm nhất định”. Tiếp đến năm 1991, Carroll lại trình bày “Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” thể hiện bốn trách nhiệm chính của mỗi công ty, tổ chức, đồng thời đặt ra các trách nhiệm cụ thể cho các công ty, tổ chức.

Chỉ tới những năm cuối của thế kỷ 20, khi các hiệp định quốc tế về phát triển bền vững đƣợc thông qua, TNXH mới đƣợc các doanh nghiệp quan tâm sâu sát hơn. Định nghĩa chứng minh cho điều này là của Hội đồng doanh nghiệp Thế giới về Phát triển Bền vững đƣợc đƣa ra năm 1999: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là các cam kết của doanh nghiệp dành cho phát triển kinh tế bền vững thông qua việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người lao động, gia đình, cộng đồng địa phương và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”.

Nếu nhƣ từ trƣớc thế kỷ 20, TNXH đƣợc định nghĩa theo quan điểm của các cá nhân thì sang thế kỷ 21, TNXH lại trở thành mối quan tâm ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Do đó, không chỉ khái niệm của TNXH đƣợc đƣa ra ngày càng nhiều mà tác động, ảnh hƣởng của nó đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức cũng trở thành đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu.

Tóm lại, dù cho có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng TNXH đƣợc hiểu là những cam kết, trách nhiệm, thái độ với những hoạt động và tác động của các quyết định của các doanh nghiệp đến ngƣời lao động nói riêng và cộng đồng nói chung.

2.1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm xã hội

TNXH đƣợc chia thành ba lĩnh vực: trách nhiệm môi trƣờng, xã hội và kinh tế (Uddin, Hassan, Tarique, 2008; Paulík và cộng sự, 2015; Taşkin, 2015; Maqbool và Zammer, 2018; Chowdhury, 2018).

Trách nhiệm môi trường theo định nghĩa đã gắn liền với môi trƣờng. Mức tài trợ cho các dự án định hƣớng môi trƣờng là công cụ chính của chính sách môi trƣờng của các doanh nghiệp, ảnh hƣởng gián tiếp đến môi trƣờng. Các doanh

nghiệp có thể cam kết thúc đẩy và tài trợ cho môi trƣờng, đồng thời từ chối những dự án có thể thực sự sinh lợi, nhƣng rất không thân thiện với môi trƣờng (Paulík và cộng sự, 2015).

Trách nhiệm xã hội theo Paulík và cộng sự (2015) chủ yếu là sự hài lòng của khách hàng đi đôi với sự tập trung của nhân viên. Quan tâm đến nhân viên và về sự hài lòng của họ nằm trong khái niệm TNXH hiện đại đƣợc coi là chìa khóa quyết định sự hài lòng của khách hàng, đi kèm với sự gia tăng bền vững trong thu nhập. Việc đạt đƣợc mức độ hài lòng cao của khách hàng của các ngân hàng thể hiện một lĩnh vực quan trọng đối với quản lý của họ.

Cuối cùng, trách nhiệm kinh tế là thuế nộp cho chính phủ, chi phí sử dụng cho nhân sự của công ty và các khoản đóng góp theo giá trị bằng tiền thể hiện trách nhiệm kinh tế (Uddin, Hassan, Tarique, 2008). Chúng cho thấy sự đầu tƣ của một công ty vào xã hội. Chính ngƣời nộp thuế là những ngƣời đóng góp cho xã hội, dù họ có bị ràng buộc về mặt pháp lý hay không, đó là lý do tại sao việc nộp thuế có thể đƣợc coi là có trách nhiệm kinh tế. Họ giúp công chúng tài trợ cho chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ công cộng khác. Điều tƣơng tự cũng áp dụng đối với chi phí nhân sự, lƣơng hƣu và các chi phí xã hội khác đƣợc pháp luật quy định nhƣng xét cho cùng thì ngƣời sử dụng lao động là ngƣời đầu tƣ mang lại lợi ích cho xã hội (Black, 2013). Ba trách nhiệm chính này hoàn toàn đƣa ra bức tranh tổng quát về đầu tƣ của công ty vào TNXH.

Thế nhƣng, vì khái niệm TNXH rất khó định lƣợng, nên câu hỏi làm thế nào để đo lƣờng đƣợc TNXH vẫn luôn đƣợc đặt ra trong hầu hết các nghiên cứu về TNXH. Hiện nay có 4 phƣơng pháp đo lƣờng TNXH đƣợc sử dụng phổ biến:

Một là sử dụng bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng. Bộ dữ liệu chỉ số xếp hạng là những cơ sở dữ liệu có sẵn do các tổ chức cơ quan xếp hạng độc lập thực hiện và lữu trữ. Để bộ chỉ số này đƣợc lập nên, các nhà quan sát hay các cơ quan đánh giá độc lập sẽ phải tiến hành đánh giá các công ty dựa trên một hay nhiều khía cạnh thuộc về hoạt động xã hội nhƣ môi trƣờng, quản trị, quan hệ nhân viên, sự tham gia của cộng đồng,…Theo Mravlja (2017), các cơ quan xếp hạng độc lập tạo ra cơ sở sữ liệu xếp hạng danh tiếng này nhằm mục đích là bán thông tin cho các nhà đầu tƣ,

cho những ngƣời sử dụng chỉ tiêu đánh giá TNXH này trong việc đƣa ra quyết định đầu tƣ của mình. Ƣu điểm chính của bộ dữ liệu này là giảm thiểu thời gian thu thập dữ liệu cho các nhà nghiên cứu do tính sẵn có của dữ liệu (Galant và Cadez, 2017). Hơn nữa là các chỉ số, tiêu chí đánh giá cho toàn bộ cơ sở dữ liệu là giống nhau nên tăng khả năng so sánh giữa các công ty (Galant và Cadez, 2017; Mravlja, 2017). Thế nhƣng, bộ dữ liệu này cũng có một số nhƣợc điểm quan trọng. Một là, vì nó đƣợc biên soạn bởi các công ty tƣ nhân có điều kiện, quy định riêng chứ không sử dụng các phƣơng pháp nghiêm ngặt thƣờng đƣợc mong đợi trong các nghiên cứu khoa học. Đôi khi, các cơ quan xếp hạng độc lập chỉ cung cấp điểm TNXH tổng hợp, trong khi một số nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến các thành phần, khía cạnh nhất định thuộc về TNXH (Galant và Cadez, 2017). Nên bộ dữ liệu này không đƣợc xem là một thƣớc đo lý tƣởng để đánh giá TNXH của một doanh nghiệp. Hai là, các cơ quan xếp hạng độc lập thƣờng chỉ tập trung đánh giá các công ty lớn, đƣợc niêm yết và nổi tiếng. Điều này dẫn đến sự thiên lệch trong lựa chọn. Vì các công ty đƣợc nhiều ngƣời biết đến, có uy tín cao trong xã hội phải chịu áp lực từ xã hội do họ phải thực hiện trách nhiệm xã hội lớn hơn, do đó có khả năng hoạt động tốt hơn về mặt này so với các công ty nhỏ hơn, ít đƣợc chú ý hơn. Ngoài ra, nhiều công ty có trách nhiệm với xã hội nhƣng lại không đƣợc liệt kê trong bộ dữ liệu này do quy mô và vị trí địa lý.

Hai là phân tích nội dung của các ấn phẩm. Đây đƣợc xem là một phƣơng pháp linh hoạt vì nó đƣợc thực hiện bằng cách đo lƣờng mức độ tiết lộ các hoạt động TNXH đƣợc công bố trong các ấn phẩm của công ty, phổ biến nhất là trong các báo cáo thƣờng niên. Phƣơng pháp này có ƣu điểm chính là tính linh hoạt cho các nhà nghiên cứu. Vì với những nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến các thứ nguyên của TNXH, họ có thể dễ dàng thu thập dữ liệu các thứ nguyên đó, rồi mã hóa bằng số để sử dụng cho mục đích nghiên cứu (Galant và Cadez, 2017). Hơn nữa, khi càng nhiều công ty chú ý đến việc công bố các thông tin về trách nhiệm xã hội, việc tiếp cận các thông tin TNXH cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó có thể thực hiện trong các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn (Leaniz và Bosque, 2013). Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế nhất định. Trƣớc tiên là tính chủ quan của các nhà nghiên cứu trong cả quá trình nghiên cứu, từ việc lựa chọn các khía cạnh TNXH quan tâm, thu thập dữ liệu

đến giải thích và mã hóa dữ liệu (Galant và Cadez, 2017). Sau là việc phân tích nội dung chỉ là những đánh giá dựa trên những hoạt động công ty đã làm, điều này có thể không chính xác, không phù hợp với hoạt động thực tế của họ. Tiếp đến là vẫn chƣa có sự thống nhất trong việc sử dụng thang đo để đo lƣờng các hoạt động TNXH. Cuối cùng là phƣơng pháp này chỉ tập trung nhiều vào số lƣợng của sự tiết lộ chứ vẫn chƣa thể hiện đƣợc chất lƣợng của việc công bố TNXH (Mravlja, 2017).

Ba là khảo sát dựa trên bảng câu hỏi. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng khi công ty đó không đƣợc cơ quan xếp hạng đánh giá và các báo cáo của công ty không có sẵn hay không đủ dữ liệu, cơ sở để phân tích. Lúc này, các nhà nghiên cứu phải thu thập dữ liệu cơ bản về TNXH bằng cách gửi bảng câu hỏi đến những ngƣời có hiểu biết về TNXH hoặc phỏng vấn họ (Galant và Cadez, 2017). Những ngƣời đƣợc khảo sát thƣờng là các nhà quản lý, nhân viên, ngƣời tiêu dùng hoặc các bên liên quan khác. Từ các câu trả lời nhận đƣợc, các nhà nghiên cứu phải phân tích và đƣa ra đánh giá về mức độ TNXH mà công ty đạt đƣợc. (Soana, 2011). Cũng giống phƣơng pháp phân tích nội dung, phƣơng pháp này giúp cho các nhà nghiên cứu có thể dễ dàng xác định các khía cạnh đang quan tâm trong TNXH. Ngoài ra, các công cụ khảo sát cũng có tính đại diện cao. Bằng cách gửi bảng câu hỏi đến một số lƣợng lớn công ty, các nhà nghiên cứu có thể có một mô tả tốt về các đặc điểm nghiên cứu, dẫn đến ý nghĩa thống kê tốt. Tuy nhiên, khó có thể hình thành các bảng câu hỏi có cấu trúc tốt để có đƣợc các dữ liệu TNXH cần thiết (Mravlja, 2017). Hơn nữa, các kết quả thu đƣợc từ các bảng khảo sát hay các cuộc phỏng vấn chỉ là những câu trả lời thể hiện quan điểm cá nhân của ngƣời trả lời, do đó mang tính chủ quan, phán đoán.

Bốn là thước đo chi tiêu. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng đã sử dụng nhiều thƣớc đo chi tiêu khác nhau để đại diện cho TNXH, nhƣ: Khoản đầu tƣ vào TNXH (Daniel, 2013), Chi phí quyên góp tự nguyện (Iqbal và cộng sự, 2014), Chi phí TNXH của ngân hàng (M. T. Adewale và T. A. Rahmon, 2014), Chi tiêu của công ty cho quản lý thiên tai, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, môi trƣờng, chi phí khác (Raihan, Bakar và Islam, 2015). Đây đƣợc xem là

phƣơng pháp phổ biến nhất vì các thƣớc đo chi tiêu thƣờng có sẵn, không tốn kém, dễ dàng lấy đƣợc từ các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên. Tuy nhiên, các

thƣớc đo chi tiêu mang tính không hợp lệ về mặt lý thuyết vì theo Carroll (2016) thì khái niệm TNXH rõ ràng là đa chiều, do đó việc sử dụng thƣớc đo chi tiêu để đại diện cho các khía cạnh của TNXH sẽ không phản ánh đầy đủ trong quá trình thực hiện và công bố thông tin TNXH của doanh nghiệp.

2.1.1.3 Lợi ích khi thực hiện trách nhiệm xã hội

Giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp được nâng cao: việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ là một công cụ hữu ích để các doanh nghiệp phát triển thƣơng hiệu, tạo nên hình ảnh về các sản phẩm thân thiện (Whooley, 2004; Hồ Thị Vân Anh, 2018; Vƣơng Thanh Trì, 2019). Điều này có thể thấy rõ trong trƣờng hợp cả 2 sản phẩm đều có chất lƣợng, giá cả nhƣ nhau, lúc này giá trị thƣơng hiệu của doanh nghiệp sẽ đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn để so sánh, đƣa ra quyết định mua sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp nào thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn, danh tiếng của doanh nghiệp đó tăng cao hơn, từ đó tạo đƣợc niềm tin và cảm tình cho ngƣời tiêu dùng nhiều hơn. Mối quan hệ tích cực này đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Mubarak và Hamed, 2019; Nguyễn Văn Ít và Hoàng Thị Chỉnh, 2020).

Hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được nâng cao: các nhà quản trị luôn xây dựng các chiến lƣợc tối đa hóa lợi nhuận hay tối ƣu chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Theo Sprinkle và Maines (2010), thông qua việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm với xã hội, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đƣợc chi phí điện, nƣớc, năng lƣợng,…trong quy trình sản xuất, do đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Hơn nữa, chính phủ một số nƣớc còn khuyến khích, ghi nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp cho xã hội bằng cách cung cấp các lợi ích về thuế, điều này cũng sẽ giúp gia tăng lợi nhuận (Księżak, 2016).

Tạo sự trung thành, tin tưởng cho nhân viên: một doanh nghiệp có phát triển hay không phần lớn nhờ vào năng lực của nhân viên (Chong và Tan, 2010). Khi doanh nghiệp trả lƣơng đầy đủ, thỏa đáng cho nhân viên; đóng bảo hiểm đầy đủ; thƣờng xuyên mở các lớp nâng cao, bồi dƣỡng năng lực chuyên môn, ngoại ngữ,

kỹ năng sẽ giúp gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên (Sprinkle và Maines, 2010).

Quan trọng hơn nữa, một doanh nghiệp có môi trƣờng làm việc thân thiện sẽ tác động tích cực đến tinh thần làm việc của nhân viên, tạo động lực và sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp (Księżak, 2017).

Gia tăng lợi thế cạnh tranh: ngày nay, vô vàn các công ty ra đời, làm tăng sự cạnh tranh trong xã hội. Bằng cách thực hiện và công bố các thông tin hoạt động trách nhiệm, một doanh nghiệp có thể nổi bật, tạo điểm riêng trong đám đông, từ đó thu hút khách hàng và các nhà đầu tƣ hơn so với các đối thủ cùng ngành (Sprinkle và Maines, 2010).

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các doanh nghiệp sẽ giúp cho những ngƣời nhận đƣợc sự giúp đỡ ấy cảm thấy hạnh phúc hơn, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ. Hơn nữa, các hoạt động xã hội sẽ góp phần lớn vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm không khí (Księżak, 2017).

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w