Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 33 - 38)

2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Theo Berger và Mester (1997) thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM là khả năng sử dụng các chi phí, nguồn lực đầu vào nhỏ nhất thành doanh thu đầu ra tốt nhất, lớn nhất trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nhƣ vậy, hiệu quả hoạt động của NHTM có thể đƣợc hiểu theo 3 hƣớng: Thứ nhất đó là tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào nhƣ vốn, cơ sở vật chất, lao động… để tạo ra đầu ra nhƣ trƣớc; Thứ hai đó là giữ nguyên đầu vào nhƣng tạo ra lƣợng đầu ra nhiều hơn; Thứ ba là sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhƣng lƣợng đầu ra đƣợc tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào. Tóm lại, các NHTM đƣợc xem là đạt hiệu quả khi đạt doanh thu đầu ra lớn nhất thông qua việc sử dụng cùng số lƣợng nguồn lực đầu vào với các NHTM khác nhƣng chi phí sử dụng là thấp nhất (Nguyễn Phúc Quý Thạnh, 2019).

2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Để đánh giá hoạt động của các ngân hàng, hầu hết các nhà kinh tế tài chính và nhà phân tích đã sử dụng các tỷ số tài chính (Ayadi và cộng sự, 1998). Phổ biến

nhất và thƣờng đƣợc sử dụng là lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM).

Badreldin (2009) đồng ý về những hiểu biết đƣợc cung cấp bởi Lindblom và Von Koch (2002), những ngƣời đã khẳng định rằng ROA nhƣ một thƣớc đo tài chính có thể đƣợc phát hiện trong phần lớn các nghiên cứu phân tích hoạt động của các ngân hàng và các báo cáo của nhà phân tích về kết quả tài chính của công ty.

Trong khi ROE là thƣớc đo hiệu suất nội bộ của giá trị cổ đông và cho đến nay nó là thƣớc đo hiệu quả phổ biến nhất, vì: (i) ROE đề xuất đánh giá trực tiếp lợi nhuận ròng của khoản đầu tƣ của cổ đông ; (ii) ROE dễ dàng có sẵn cho các nhà phân tích, chỉ dựa vào thông tin công khai; và (iii) ROE cho phép so sánh giữa các công ty khác nhau hoặc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Cũng cần nhấn mạnh rằng trong lĩnh vực ngân hàng, các thƣớc đo ROA và ROE phần lớn tƣơng quan với nhau và cả hai đều cung cấp một dấu hiệu về hiệu quả hoạt động liên quan đến xu hƣớng và chuyển động của tài chính hiệu suất.

Theo Ameur và cộng sự (2013), NIM đƣợc định nghĩa là thu nhập ròng trên tổng tài sản, hay còn gọi là biên lãi ròng. Nhƣ một thƣớc đo của lợi nhuận trên tài sản, biên lãi ròng đã đƣợc sử dụng trong nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong khi ROA đo lƣờng lợi nhuận kiếm đƣợc trên tài sản và phản ánh việc quản lý cách sử dụng nguồn đầu vào có tốt hay không, thì NIM lại tập trung vào lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động cho vay, đầu tƣ và tài trợ.

- Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA): ROA đƣợc định nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA đo lƣờng mức sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Nó phản ánh khả năng quản lý của một ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản của các ngân hàng.

ROA =Lợi nhu n sau thue Tong tài sǎn

- Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE đƣợc định nghĩa là đó chính là tỷ lệ thu nhập ròng trên vốn chủ sở hữu. ROE đo lƣờng khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu.

ROE =Lợi nhu n sau thueVon chǔ sơ hữu

- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest margin – NIM) cho thấy khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của NHTM. Qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời. NIM=Th u n h ậ p l ã i c h i p h í l ã i T à i s

ả n c ó s i n h l ờ i 2.1.3 Trách nhiệm xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngành Ngân hàng

2.1.3.1 Trách nhiệm xã hội trong ngành Ngân hàng

Từ trƣớc đến nay, Ngân hàng luôn đƣợc coi nhƣ một loại doanh nghiệp, chỉ có điểm khác biệt ở sản phẩm và giá cả. Sản phẩm của Ngân hàng là các sản phẩm tài chính và giá cả của sản phẩm là lãi suất. Do đó, quan điểm về TNXH của ngân hàng cũng không thay đổi so với quan điểm về TNXH của doanh nghiệp.

Nhƣ các doanh nghiệp, Ngân hàng không chỉ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận mà còn đầu tƣ cho các lĩnh vực hoạt động khác gắn liền với lợi ích của nhân viên, khách hàng, cộng đồng. Ngân hàng đƣợc coi là doanh nghiệp có mức

phát thải thấp và thân thiện với môi trƣờng (Trần Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Việt Dũng, 2016) do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không tạo ra các chất độc hại, không thải các chất gây ô nhiễm không khí, ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh (Thompson và Cowton, 2004). Tuy nhiên, theo Zhang, Yang và Bi (2011), Ngân hàng không trực tiếp mà gián tiếp gây tổn thất cho môi trƣờng thông qua việc cho các công ty vay tiền để thực hiện các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng. Do đó, Ngân hàng phải thật sự cẩn thận trong quy trình thẩm định, cũng nhƣ phải chịu trách nhiệm về quyết định cấp tín dụng của mình.

Tóm lại, TNXH trong ngành Ngân hàng đƣợc hiểu là trách nhiệm của các NHTM đối với những hoạt động và tác động của các quyết định của NHTM đến cộng đồng, môi trƣờng, ngƣời lao động…, thông qua sự minh bạch và hành vi đạo đức nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững, có tính đến những mong muốn của các bên liên quan, phù hợp với luật pháp, nhất quán với chuẩn mực ứng xử quốc tế

và đƣợc tích hợp trong toàn bộ hoạt động nhƣ thực thi trong các mối quan hệ của ngân hàng.

2.1.3.2 Tác động của trách nhiệm xã hội đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

TNXH là nỗ lực nghiêm túc của các chủ thể kinh doanh nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa tác động tích cực của hoạt động của họ đối với tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội và các bên liên quan đến môi trƣờng để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển bền vững (Mangantar, M., 2019). Nghiên cứu của Trần Thị Hoàng Yến (2016) đã cho kết quả là việc các NHTM đầu tƣ vào các hoạt động cộng đồng sẽ đem lại các kết quả tài chính trong dài hạn thay vì ngắn hạn.

Theo Mocan và cộng sự (2015), trong tình hình kinh tế hiện tại ở Romania, TNXH đƣợc coi là một công cụ thực tế ngay cả trong lĩnh vực ngân hàng ngành công nghiệp. Có một số lợi ích đƣợc cung cấp cho các tổ chức ngân hàng thực hiện TNXH, bao gồm: hiệu quả, nâng cao uy tín của công ty, lòng trung thành của nhân viên, giao tiếp giữa ngành ngân hàng và xã hội, thu hút các cơ hội mới và tăng cam kết của tổ chức.

Kết quả nghiên cứu của Keffas và Olulu - Briggs (2011) đã xác nhận sự tồn tại của một mối quan hệ tích cực giữa TNXH và hiệu quả hoạt động của các NHTM, các ngân hàng có thực hiện TNXH có chất lƣợng tài sản tốt hơn và quản lý danh mục tài sản và vốn của họ hiệu quả hơn.

Thế nhƣng, nghiên cứu của Raihan và cộng sự (2015) đã tìm thấy tác động của TNXH lên lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng là tiêu cực. Vì theo tác giả, theo thực tế, chi tiêu cho trách nhiệm xã hội tức là chi tiêu thêm cho 1 khoản mục, mà điều này sẽ làm cho ROE giảm, do đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng kém hiệu quả cũng giảm.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Soana (2011) đã kiểm tra mối tƣơng quan giữa hoạt động xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Điều này phân tích cho thấy rằng các ngân hàng Ý đã không cho thấy bất kỳ mối tƣơng quan đáng kể nào giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, kết quả của nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy

việc ngân hàng đầu tƣ vào TNXH không mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w